Vì sao Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu?
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng: “WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ rơi, không hành động gì”.
Ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu của Covid-19 đã kéo dài hơn ba năm. Nhận định về sự thay đổi này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu có nhiều lý do.
Khả năng miễn dịch nhờ nhiễm bệnh, tiêm chủng ngày càng cao
Theo ông Phu, thứ nhất, Ủy ban Khẩn cấp về Covid-19 của WHO đã đưa ra những bằng chứng cho thấy Covid-19 đã giảm rủi ro đối với sức khỏe con người chủ yếu là nhờ khả năng miễn dịch từ nhiễm bệnh và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trên toàn cầu ngày càng cao.
Thứ hai, độc lực của virus gây bệnh cũng có sự ổn định tương đối, kể cả với các biến thể phụ đang lưu hành của Omicron và các biến thể phụ trước đó. Dù SARS-CoV-2 có tiếp tục tiến hóa với các biến thể nhưng nó không liên quan đến mức độ nghiêm trọng và không gây ra yếu tố bất ngờ.
Thứ ba, tỷ lệ nhập viện và tử vong có chiều hướng giảm, không còn gây căng thẳng cho các hệ thống y tế như trước. Đặc biệt là sự cải thiện tình trạng bệnh của ca lâm sàng, cải thiện việc quản lý ca bệnh lâm sàng… Những yếu tố này đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid-19.
“Không bỏ rơi Covid-19″
Tuy nhiên, PGS Phu cho rằng: “WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ rơi, không hành động gì”.
Thực tế, WHO cũng đã xây dựng và công bố chiến lược mới trong phòng chống Covid-19 giai đoạn 2023-2025, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn.
Cần sớm có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dài hạn đối với Covid-19. Ảnh: Hoàng Hà
Video đang HOT
Bên cạnh việc duy trì 2 mục tiêu của kế hoạch trước đó là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài, kế hoạch mới sẽ hỗ trợ các quốc gia khi họ chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch Covid-19 bền vững lâu dài, để không có sự bất ngờ.
Dựa trên công bố của WHO, theo PGS Phu, Việt Nam có cơ sở quan trọng trong việc xem xét đánh giá tình hình dịch ở nước ta. Thực tế, đối với các đại dịch, tình hình và nguy cơ dịch trên thế giới có liên quan đến Việt Nam và ngược lại, với Covid-19 cũng vậy.
Hiện số ca mắc mới Covid-19 ở Việt Nam đang tăng trở lại, số bệnh nhân nặng tăng hơn nhưng tình hình dịch vẫn được kiểm soát. Đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế.
Các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch… Những trường hợp này cũng có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm.
TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO Việt Nam, cũng cho rằng việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế của Covid-19 là một tin luôn được đón chào.
Đối với Việt Nam, đây là thời điểm để nhìn lại hoạt động ứng phó tổng thể vô cùng mạnh mẽ của đất nước đối với virus này. Nhưng đồng thời, điều quan trọng phải hiểu rằng đây không phải là lúc chúng ta mất cảnh giác. Covid-19 sẽ tiếp tục là một mối đe dọa. Công bố này thực sự là công bố về sự cần thiết phải tăng tốc và lập kế hoạch quản lý virus trong dài hạn.
Có nên đưa Covid-19 khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A?
Thời gian qua một số ý kiến so sánh Covid-19 với cúm mùa và đưa ra câu hỏi nên xếp căn bệnh vào nhóm B hay vẫn duy trì ở nhóm A. Về vấn đề này hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế sẽ họp, đánh giá, xem xét. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng dù Covid-19 thuộc nhóm A hay nhóm B, các vấn đề đánh giá nguy cơ và đưa ra biện pháp ứng phó phù hợp là rất quan trọng.
Điều này giúp kiểm soát dịch, không bất ngờ trước diễn biến dịch và sẵn sàng đáp ứng phù hợp theo mức độ, dựa trên đánh giá nguy cơ đặc thù của từng bệnh, từng giai đoạn, thời kỳ để kiểm soát dịch một cách bền vững. Đồng thời, không gây tốn kém, lãng phí nhưng phải đủ nguồn lực để ứng phó với dịch bệnh cũng như đảm bảo được sự chăm sóc y tế tốt cho người dân.
Tin COVID-19 chiều 23-7: Việt Nam có 1.071 ca mới; Nhiều nước châu Á lo dịch quay lại
Bản tin COVID-19 của Bộ Y tế cho biết ngày 23-7 là ngày thứ 5 liên tiếp số mắc mới ở ngưỡng trên 1.000 ca, trong khi đó, nhiều nước châu Á cũng đang lo dịch bùng phát mạnh trở lại.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.767.200 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.620 ca nhiễm).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.328 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay 9.851.504 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 37 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 30 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca; ECMO: 0 ca.
Từ 17h30 ngày 22-7 đến 17h30 ngày 23-7 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.092 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Đã tiêm trên 242 triệu mũi, tốc độ tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi còn chậm
Trong ngày 22-7 có 822.240 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 242.303.027 liều, trong đó số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 11,2 triệu liều (mũi 1 là trên 7,5 triệu liều; mũi 2 là trên 3,7 triệu liều).
Tuy nhiên Bộ Y tế cho biết tiến độ tiêm cho trẻ nhóm tuổi này còn chậm, hiện mũi 1 mới đạt trên 65%, mũi 2 đạt trên 32%, trong khi mục tiêu tháng 8 phải hoàn tất tiêm chủng.
Châu Á lo dịch quay lại
Bản tin của TTXVN cho hay giới chức y tế Ấn Độ ngày 23-7 cho biết đây là ngày thứ ba liên tiếp, quốc gia Nam Á này ghi nhận hơn 21.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày.
Theo số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ, trong 24 giờ qua có thêm 21.411 ca mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu dịch lên 43.868.476 ca.
Số ca đang dương tính hiện là 150.100 ca. Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 67 ca tử vong liên quan đến COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 525.997 ca.
Ấn Độ đã thực hiện được hơn 2 tỉ mũi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, trong khi số xét nghiệm tính từ đầu dịch là hơn 872 triệu xét nghiệm. Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ Ấn Độ đang tập trung vào các mũi tiêm tăng cường khi mà số người tiêm mũi thứ 3 còn tương đối thấp.
Chương trình triển khai tiêm mũi tăng cường hoàn toàn miễn phí cho mọi người trưởng thành đã bắt đầu từ tuần trước.
Theo giới chức Ấn Độ, động thái trên nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm mũi tăng cường trong bối cảnh các biến thể phụ dễ lây nhiễm của biến thể Omicron, hiện đang làm gia tăng số ca mới ở nước này cũng như nhiều quốc gia khác.
Giới chức địa phương ở nhiều bang đã đưa ra khuyến nghị mọi người đeo khẩu trang cũng như tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 ở nơi tập trung đông người.
Trước đó, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng cảnh báo số mắc mới đang gia tăng trở lại rất mạnh. Sáng 23-7, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật cũng đã bắt đầu triển khai tiêm chủng mũi thứ 4 vắc xin COVID-19 cho các nhân viên y tế ở nước này, cũng như áp dụng tiêm đại trà cho người dân có nhu cầu.
Chính phủ Nhật Bản đánh giá mũi thứ 4 sẽ giúp củng cố lá chắn phòng dịch cho các nhân viên y tế, trong bối cảnh số ca lây nhiễm dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron đang tăng đột biến, gây sức ép đối với hệ thống y tế tại nhiều địa phương.
Ngày 22-7, Nhật ghi nhận thêm 195.160 ca nhiễm mới, tăng gần gấp đôi so với một tuần trước đó và cao nhất từ trước tới nay. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm mới ở nước này tăng cao kỷ lục.
Đáng chú ý, có tới 22 trong số 47 tỉnh, thành ở nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận tới 34.995 ca, tăng 83% so với một tuần trước đó.
Tin COVID-19 chiều 27-9: Có 1.585 ca mắc mới, 1 bệnh nhân tại Cần Thơ tử vong Bộ Y tế cho biết cả nước có 1.585 ca mắc mới COVID-19, tăng nhẹ so với hôm qua. Hiện còn 118 bệnh nhân nặng, ngoài ra 1 bệnh nhân ở Cần Thơ tử vong. Đồ họa: NGỌC THÀNH Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.475.321 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với...