Vì sao Công an Bình Dương khởi tố vụ trốn thuế, lừa đảo liên quan đến Công ty Kim Oanh?
Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra các dấu hiệu trốn thuế và lừa đảo, thông qua việc chuyển nhượng nhà đất liên quan đến Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Kim Oanh.
Nhiều khách hàng tố cáo, công an khởi tố
Thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết: Đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về các dấu hiệu trốn thuế và lừa đảo, thông qua việc chuyển nhượng nhà đất tại khu H2 – Dự án Khu dân cư Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, với tổng số tiền chiếm đoạt hơn 27 tỷ đồng.
Trước đó, Công an tỉnh Bình Dương nhận được đơn tố cáo của các cá nhân như: Ông Lưu Văn Thủy (SN 1966, ngụ phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát); ông Phạm Khả Bôn (SN 1974, ngụ phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát); ông Nguyễn Công Khuê (SN 1974, ngụ phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), ông Trần Trọng Quyền (SN 1971, ngụ TX.Bến Cát – đều thuộc tỉnh Bình Dương), ông Nguyễn Đình Úc (SN 1973, ngụ tỉnh Hưng Yên) và ông Phạm Văn Đính (SN 1972, quê Nghệ An) tố cáo bà Đặng Thị Kim Oanh – Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Kim Oanh (Công ty Kim Oanh, thuộc Kim Oanh Group) có hành vi lừa đảo thông qua việc chuyển nhượng nhà đất tại khu H2 – Dự án Khu dân cư Mỹ Phước 3, với tổng số tiền chiếm đoạt hơn 27 tỷ đồng.
Công an vào cuộc điều tra, xác minh đối với đơn tố cáo của các ông: Lưu Văn Thuỷ, Phạm Khả Bôn và Nguyễn Công Khuê. Ngày 5/11/2020, Công an tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định số 148/QĐ-CSKT(Đ4) khởi tố vụ án hình sự “trốn thuế và lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát để điều tra làm rõ.
20 căn nhà xâu dựng trên 16 lô đất tại khu H2 trong Dự án Khu dân cư Mỹ Phước 3, nơi nhóm khách hàng tố cáo bà Đặng Thị Kim Oanh có dấu hiệu trốn thuế và lừa đảo.
Riêng các đơn tố cáo của các ông: Trần Trọng Quyền, Nguyễn Đình Úc và Phạm Văn Đính, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương hiện đang thụ lý theo thủ tục giải quyết tố giác tội phạm.
Theo tố cáo của những khách hàng nói trên, họ đã đặt cọc mua nhà trong khu đất H2, Khu dân cư Mỹ Phước 3, nơi Công ty Kim Oanh đầu tư xây dựng.
Video đang HOT
Khu đất này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lưu Tấn Tiến năm 2008. Đến năm 2017, ông Tiến chuyển nhượng lại khu đất cho bà Nguyễn Thị Nhung. Bà Nhung ký hợp đồng dịch vụ với Công ty Kim Oanh để môi giới tìm kiếm khách hàng. Công ty Kim Oanh ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng 20 căn nhà (tự tách thửa, xoay hướng trên khu đất) cho 18 người.
Đầu năm 2020, UBND thị xã Bến Cát có văn bản không đồng ý cho tách thửa khu đất thành 20 sổ đỏ. Được biết, liên quan đến vụ việc này có 15 khách hàng nhận lại tiền đặt cọc và một khoản tiền đền bù. 3 khách hàng còn lại đã có đơn tố cáo gửi đến cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Bình Dương.
Ngay sau đó, nhận thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự, ngày 26/6/2020, Công an tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Đặng Thị Kim Oanh.
Kim Oanh cho rằng vụ việc chỉ là dân sự?
Trao đổi với báo chí, bà Đặng Thị Kim Oanh nói rằng, việc Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án là “có dấu hiệu hình sự hóa mối quan hệ dân sự”.
Theo bà Oanh, 20 căn nhà xây dựng trên 16 lô đất tại khu H2 dự án Khu dân cư Mỹ Phước 3 đã được cấp sổ đỏ tồn tại từ nhiều năm trước; do cá nhân khác đã thực hiện trước khi bán cho bà Nguyễn Thị Nhung. Sau khi bà Nhung mua lại các lô đất đã có nhà nên cũng chuyển nhượng đúng hiện trạng đã mua. Về phía Công ty Kim Oanh, công ty là đơn vị môi giới, hai bên mới ký hợp đồng đặt cọc chứ chưa phải hợp đồng chuyển nhượng.
Bà Oanh cũng cho biết thêm, các khách hàng đều biết trước tình trạng pháp lý các căn nhà. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc đã được nhận sổ, nhận nhà ngay, vào sinh sống, kinh doanh hưởng lợi. Việc không được cấp sổ mới đến từ nguyên nhân bất khả kháng.
Sau khi thị xã Bến Cát không chấp nhận kiến nghị về việc cấp lại sổ đỏ theo hiện trạng, Công ty Kim Oanh đã có thông báo và gặp gỡ khách hàng bàn hướng xử lý. Trong số khách đặt cọc mua tài sản, có 15 người chấp nhận thanh lý hợp đồng đặt cọc, nhận thêm một khoản đền bù, còn lại 3 người không đồng ý.
Trong một diễn biến khác, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đồng ý đưa vụ án “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (TCT Bình Dương) vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Khu đất 43ha thuộc dự án Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương là đất công nhưng đã bị hô biến để rơi vào tay tư nhân là Công ty Tân Phú thuộc Kim Oanh Group.
TCT Bình Dương là doanh nghiệp Nhà nước thuộc quản lý của Tỉnh uỷ Bình Dương và được giao cho khu đất 43ha thuộc dự án Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương (phường Hoà Phú, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) quản lý, sử dụng.
Sau đó, khu đất 43ha được hô biến, phù phép để rơi vào tay doanh nghiệp tư nhân với mức giá rẻ mạt. Hiện nay khu đất thuộc quyền sở hữu của Kim Oanh Group với tên gọi dự án Khu Đô thị – Thương mại – Dịch vụ Tân Phú.
Hiện, Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giữ ông Nguyễn Văn Minh (Chủ tịch HĐQT TCT Bình Dương); Trần Nguyên Vũ (Giám đốc TCT Bình Dương). Đồng thời, phong toả toàn bộ khu đất 43ha giao cho UBND phường Hoà Phú quản lý, thu hồi 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất nói trên giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới.
Lãnh án nặng vì giả danh công an, viện kiểm sát... lừa 18 vụ
Giả là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án, nhiều người Trung Quốc đã gọi điện lừa và chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng của nhiều người Việt vừa bị TAND TP.HCM tuyên phạt từ 5 đến 15 năm tù vào chiều 19-11.
Bị cáo Pan Chu Lin (quốc tịch Trung Quốc) tại phiên tòa - Ảnh: TUYẾT MAI
Theo cáo trạng, đầu tháng 1-2018, hai người tên Hồng Trà, Tiểu Lâm (chưa rõ lai lịch) cấu kết với nhiều người Trung Quốc là Pan Chu Lin, Chiu Po Sung, Hou Po Ta giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện thoại đến những người bị hại, rồi đưa thông tin họ liên quan đến tội phạm, đe dọa bị hại buộc họ phải chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để chúng kiểm tra.
Sau khi bị hại chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định thì Pan Chu Lin, Chiu Po Sung cùng đồng phạm rút ra chia nhau sử dụng vào mục đích cá nhân.
Cụ thể, khoảng 13h ngày 19-1-2018, bà N. (ngụ quận 7) nhận được điện thoại của 1 người xưng là Công an TP Hà Nội, thông báo bà N. liên quan tới việc lừa đảo trên hệ thống ngân hàng. Nhóm này liên tục gọi điện đe dọa khởi tố, bắt giam, yêu cầu bà N. phải ra Hà Nội làm việc và chuyển tiền vào tài khoản để kiểm tra. Lo sợ, bà N. đã chuyển 399 triệu vào tài khoản được chỉ định và bị nhóm này chiếm đoạt.
Bằng thủ đoạn tương tự, Pan Chu Lin, Chiu Po Sung cùng đồng phạm đã thực hiện trót lọt 18 vụ, chiếm đoạt 10,7 tỉ đồng.
Tại tòa, phần lớn các bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Một số bị cáo cho rằng mình chỉ đi rút tiền thuê cho các bị cáo chủ mưu, không có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bị hại.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Pan Chu Lin, Chiu Po Sung đồng ý với tội danh Viện Kiểm sát truy tố. Tuy nhiên, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại số lần các bị cáo tham gia thực hiện hành vi phạm tội và số tiền chiếm đoạt. Bên cạnh đó, luật sư cho rằng bị cáo thành khẩn khai báo, không am hiểu luật pháp Việt Nam nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo còn lại đề nghị HĐXX xem xét lại vai trò của từng bị cáo để có sự phân hóa khi lượng hình. Các bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
HĐXX nhận định cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội, không oan sai. Hành vi của là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới tài sản của người khác, chiếm đoạt số tiền lớn nên cần xử lý nghiêm.
Trong vụ án này, bị cáo Pan Chu Lin là người có vai trò chủ chốt, thực hiện 15 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên mức án cần phải nghiêm khắc hơn những bị cáo khác trong vụ án. Những bị cáo còn lại phạm tội với vai trò đồng phạm, giúp sức, có vai trò hạn chế hơn nên HĐXX có phần cân nhắc.
Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Pan Chu Lin 15 năm tù, Chiu Po Sung 13 năm tù, Hou Po Ta 10 năm tù. 7 bị cáo còn lại là người Việt Nam, có mức án từ 5 năm tù đến 12 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, HĐXX cũng buộc các bị cáo phải bồi thường lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của bị hại.
Vì sao Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia bị bắt Hoàng Mạnh Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Phát An Gia bị khởi tố bắt giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ngày 27/10, Công an TP.HCM cho hay, vừa quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam với Hoàng Mạnh Cường (SN 1985, ngụ quận 9, là Tổng...