Vì sao còn tới 28 triệu mũi tiêm vắc-xin Covid-19 chưa được xác thực để cấp hộ chiếu?
Dù đã quá hạn giao nhưng vẫn còn 28 triệu mũi tiêm vắc-xin Covid-19 chưa được các đơn vị tiêm chủng xác thực.
Việc này đã ảnh hưởng đến quy trình xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân.
Liên quan đến việc xác thực dữ liệu tiêm chủng vắc-xin Covid-19, phục vụ ký xác nhận hộ chiếu vắc-xin, chiều 3-6, Bộ Y tế cho biết tính đến đầu tháng 6, cả nước đã tiêm hơn 221,1 triệu mũi tiêm. Hiện trên hệ thống ghi nhận gần 209.000 triệu mũi tiêm, hiện còn hơn 13 triệu mũi tiêm chưa cập nhật.
Theo Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, đến nay hơn 31 triệu người đã có hộ chiếu vắc-xin, hơn 28 triệu mũi tiêm bị sai thông tin.
Việc xác thực dữ liệu tiêm chủng chậm ảnh hưởng đến quá trình xác nhận hộ chiếu vắc-xin
Video đang HOT
“Tiến độ cấp hộ chiếu vắc-xin trong tuần qua đã tăng nhanh hơn so với các tuần trước, tuy nhiên, việc cấp hộ chiếu vắc-xin còn chậm do công tác “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng vẫn còn rất chậm. Hơn 28 triệu mũi tiêm nói trên đã đúng số căn cước công dân, nhưng sai thông tin cơ bản như: ngày sinh, họ tên, số định danh không có trong hệ thống và các thông tin khác”- đại diện Cục Công nghệ thông tin cho biết.
Nguyên nhân do các cơ sở tiêm chủng không tuân thủ việc kiểm tra thông tin căn cước công dân. Hiện công tác “làm sạch” dữ liệu do cơ sở y tế phối hợp với công an địa phương thực hiện, mục tiêu là khớp thông tin tiêm chủng với thông tin của người dân lưu tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm số căn cước hoặc mã định danh công dân, họ tên, ngày sinh… Đây là khâu rất quan trọng để cấp hộ chiếu vắc-xin cho người dân.
Để đẩy nhanh tiến độ “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng, đại diện Cục Công nghệ thông tin cho biết Bộ Y tế đã đề nghị các cấp đôn đốc việc xác thực dữ liệu, hướng dẫn công an địa phương cách xử lý các trường hợp đúng thông tin cá nhân nhưng không xác thực được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Y tế cũng yêu cầu được cập nhật dữ liệu theo đúng thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, song song với việc các địa phương tiếp tục cập nhật, hoàn thiện thông tin mũi tiêm chủng.
Để đẩy nhanh tiến độ “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Thường trực Tổ Công tác chủ trì đôn đốc Tổ công tác Đề án các cấp trong việc chỉ đạo công tác “làm sạch” dữ liệu; Bộ Công an hướng dẫn Công an địa phương xử lý đối với trường hợp dữ liệu đã được xác minh đúng thông tin cá nhân nhưng không xác thực được với cơ sở Quốc gia về dân cư.
Đối với khoảng 28 triệu dữ liệu mũi tiêm đã đúng thông tin căn cước công dân nhưng sai thông tin cơ bản, Cục Công nghệ thông tin đã thống nhất với Cục C06 về mặt kỹ thuật, trên cơ sở đó Bộ Y tế đề nghị Tổ trưởng Tổ công tác cho phép thực hiện cập nhật dữ liệu theo thông tin đúng của Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, đồng thời các địa phương vẫn tiếp tục việc xác thực.
Trước đó, Bộ Y tế và Bộ Công an đã tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19. Tại thời điểm đó, cả nước còn 43 triệu mũi tiêm vắc-xin Covid-19 chưa được “làm sạch”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các địa phương phải hoàn thành việc cập nhật xác thực thông tin này trước ngày 1-6. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng tiến hành “làm sạch” dữ liệu của 43 triệu mũi tiêm, đến nay các đơn vị chỉ mới hoàn thành xác thực thêm được 15 triệu mũi tiêm.
Chế độ báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự thảo nêu rõ, các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng. Khi có chỉnh sửa đối với số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường thì đơn vị báo cáo phải gửi lại báo cáo kèm các thuyết minh, gửi các thuyết minh báo cáo bằng điện tử hoặc văn bản cho đơn vị nhận báo cáo.
Theo dự thảo, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định kỳ gửi báo cáo theo: Kỳ báo cáo ngày được xác định theo ngày làm việc; kỳ báo cáo 10 ngày (hay 3 kỳ/tháng): Kỳ 1 được tính từ ngày 1 đến ngày 10 của tháng báo cáo; kỳ 2 được tính từ ngày 11 đến ngày 20 của tháng báo cáo; kỳ 3 được tính từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; kỳ báo cáo 15 ngày (hay 2 kỳ/tháng): kỳ 1 được tính từ ngày 1 đến ngày 15 của tháng báo cáo; kỳ 2 được tính từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; các kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm được xác định theo lịch dương.
Báo cáo ngày: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày báo cáo; báo cáo 10 ngày (3 kỳ/tháng), 15 ngày (2 kỳ/tháng): các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất 2 ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
Báo cáo tháng: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 8 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo quý: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 18 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo 6 tháng: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo; báo cáo năm: Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì hạn gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó hoặc theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Trường hợp báo cáo gửi bằng văn bản, ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày ghi trên dấu của bưu điện nơi tiếp nhận báo cáo gửi đi. Trường hợp báo cáo gửi qua kênh báo cáo điện tử, ngày gửi báo cáo là ngày truyền file báo cáo thành công về Cục Công nghệ thông tin.
Trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất, đơn vị báo cáo phải gửi báo cáo qua fax hoặc qua thư điện tử cho đơn vị nhận báo cáo. Sau khi gửi báo cáo qua fax hoặc thư điện tử, đơn vị báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo chính thức bằng văn bản theo quy định. Ngày gửi báo cáo thực tế được tính là ngày fax báo cáo, ngày gửi thư thành công cho đơn vị nhận báo cáo.
1,3 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine; Cách nào để kiểm tra? Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đến nay gần 1 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine phòng COVID-19. Những người đã tiêm chủng vaccine làm cách nào để kiểm tra? Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, cập nhật đến hết ngày 20/4 gần 1 triệu người Việt Nam đã có...