Vì sao Co-working lại trở thành xu hướng mới ở Việt Nam?
Thị trường văn phòng ở Việt Nam đang nở rộ loại văn phòng dịch vụ “Co-working space”. Nó trở thành một xu hướng mới bởi tính cộng đồng cao, tiện lợi và linh hoạt, phá vỡ sự chia cách vật lý của văn phòng truyền thống.
Tính “mở” của Co-working trên thị trường văn phòng
Khách thuê vẫn có thể có phòng riêng nếu muốn, hoặc chọn lựa chia sẻ toàn bộ các cơ sở vật chất như khu làm việc chung, pantry chung, Wi-Fi, khu vực in ấn… đó được xem là tính “mở” của loại hình này, hấp lực thị trường.
Lợi ích của mô hình này dễ nhận thấy và hiện đang trở thành xu hướng trên thị trường văn phòng cho thuê tại Việt Nam. Mọi người có thể thuê chỗ ngoài mục đích làm việc trong khi tận dụng các lợi ích khác nhau có sẵn tại không gian làm việc là dấu hiệu cho thấy bản chất của văn hóa làm việc đang thay đổi và phát triển. Sự phát triển này đã giúp mọi người có thể kiểm soát nhiều hơn cuộc sống làm việc của họ.
Theo ghi nhận, không chỉ các công ty mới khởi nghiệp hoặc những người làm việc tự do mà các doanh nghiệp hay tập đoàn lớn đều được hưởng lợi từ mô hình Co-working. Việc tự do lựa chọn không gian làm việc theo yêu cầu của mình đang được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Nó không chỉ giúp tăng tính kết nối, mà thực tế tạo ra hiệu quả công việc rất cao.
Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE cho biết, trong năm 2016, châu Á theo sát làn sóng chung của thế giới trước sự thu hút của “Co-working Space”, đặc biệt như ở các nước Hồng Kông, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không nằm ngoài xu hướng này với sự phát triển đa chiều của các môi trường làm việc chia sẻ.
Tại Việt Nam, Co-working Space đang là xu hướng khởi nghiệp mới. Bên cạnh những cái tên quen thuộc như Regus, Regus, Toong và Up,…năm 2018 thị trường này ghi nhận thêm nhiều tên tuổi khác như CoGo, NakedHub, WeWork. Ucommune, JustCo, the Hive…và mới đây Shark Hưng – một doanh nhân trong lĩnh vực BĐS cũng tuyên bố lấn sân làm Co-working Space.
Năm qua, thị trường này chứng kiến sự mở rộng mạnh mẽ của một đơn vị trong nước là CoGo. Chuỗi Co-Working này đã phát triển rầm rộ tại các trung tâm văn phòng lớn tại Hà Nội với quy mô khoảng 12.000m2 sàn. CoGo đang sở hữu 4 trung tâm tại tòa nhà Hồ Gươm Plaza (Hà Đông), Viet Tower (Đống Đa), TNR Tower (Đống Đa), và mới đây khai trương thêm cơ sở Sun Ancora tại (Lương Yên, Hai Bà Trưng). Được biết, chuỗi văn phòng này tiếp tục hỗ trợ cho các start – up với 11 tháng thuê văn phòng miễn phí nhằm phổ biến hơn mô hình văn phòng Co-working đang lên ngôi tại Việt Nam.
Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc, Bộ phận cho thuê văn phòng của CBRE tại thị trường Tp.HCM cho rằng, Co-working không những giúp các công ty bắt kịp xu hướng phát triển chung của khu vực và toàn cầu mà còn được chứng minh là giúp họ trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài cho công ty.
Những lợi ích nổi bật của Co - working cho doanh nghiệp
Theo khảo sát, trong một vài năm, mô hình Co-working đã phát triển với tốc độ phi mã gấp nhiều lần và tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Vì sao nhiều doanh nghiệp và Tập đoàn lớn lại lựa chọn mô hình này ngày càng nhiều?
Linh hoạt trong làm việc : Môi trường làm việc linh hoạt và không có quy tắc nghiêm ngặt nào để tuân theo là lý do được cá nhâ, doanh nghiệp ưa chuộng. Một cá nhân có thể thuê vị trí làm việc theo ý muốn của mình mà không phải chịu trách nhiệm với bất kỳ ai. Đồng thời, có thể mở rộng không gian văn phòng khi nhóm phát triển mà không phải thay đổi địa điểm làm việc.
Video đang HOT
Kết nối tốt hơn : Mô hình này giúp việc gặp gỡ, giao tiếp với những con người mới từ các nền tảng khác nhau, những ngành nghề khác nhau tốt hơn. Khi mọi người chia sẻ về những thành tựu, mục tiêu đã đạt được, thì đó là cơ hội tiếp cận nhiều cái mới và hỗ trợ nhau tốt hơn.
Chi tiêu văn phòng ít hơn : Không gian làm việc coworking tạo cho các doanh nhân và những người khởi nghiệp trẻ những cơ hội làm việc trong một văn phòng được trang bị đầy đủ mà không phải lo lắng khi thành lập văn phòng riêng. Việc thành lập văn phòng có thể là một công việc mất nhiều thời gian công sức và tiền bạc. Một lợi ích chính của coworking là được làm việc trong một văn phòng tiêu chuẩn với mức đầu tư tối thiểu. Hạn chế được các chi phí như chi phí thiết lập văn phòng, các chi phí văn phòng phẩm, chi phí vận hành hàng tháng.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh : Kết nối tốt hơn với mọi người xung quanh sẽ mang lại nhiều ý tưởng và công việc, cơ hội mở rộng kinh doanh. Cá nhân có thể tìm thấy khách hàng của mình ngay từ những người đang làm việc cùng trong cộng đồng hoặc những lời khuyên, tư vấn cho công việc kinh doanh của mình.
Làm việc với những người cùng chí hướng : Giao tiếp với những người có cùng chí hướng và đầu óc sáng tạo cũng quan trọng không kém để nâng cao tầm nhìn và đạt được mục tiêu một cách dễ dàng. Mô hình không gian làm việc này mang đến cho bạn sự tự do là một phần của cộng đồng và tương tác với họ để hiểu tầm quan trọng của việc gắn kết và trao đổi ý tưởng.
Hợp tác và học các kỹ năng mớ i: Các không gian Co-working giúp các thành viên của họ cộng tác với những người xung quanh để cùng học hỏi và trao đổi những kỹ năng mới.
Hỗ trợ phi vật chất : Môi trường coworking cũng chia sẻ những vấn đề, những khúc mắc trong cuộc sống, bằng cách tiến hành các sự kiện xã hội và các hoạt động khác một cách thường xuyên, giúp các thành viên của mình giảm bớt căng thẳng và tiêu cực.
Năng suất cao hơn, thành công hơn : Theo ghi nhận, tại không gian linh hoạt, khi làm việc với những người cùng chí hướng sẽ khiến làm việc hứng thú hơn, và điều này sẽ tạo ra một quy trình làm việc liền mạch làm tăng kỹ năng và năng suất của bạn.
Từ đó thúc đẩy sự thành công trongg công việc.
C hia sẻ c ảm hứng :Coworking là không gian văn phòng chia sẻ tiện ích, nơi nhiều chuyên gia, người khởi nghiệp, người làm việc tự do, nghệ sĩ và doanh nhân gặp gỡ và hợp tác để giúp nhau phát triển doanh nghiệp của họ. Họ chia sẻ một nền tảng chung và phần nào có cùng mục tiêu, tham vọng và thách thức trong cuộc sống. Ở nơi này, những người cùng chí hướng đoàn kết với nhau để sử dụng sự sáng tạo, trí tuệ và động lực của họ để sống giấc mơ của họ trong thực tế. Những người làm việc trong không gian văn phòng chia sẻ là nguồn cảm hứng cho nhau và là cố vấn lẫn cho nhau khi đi trên cùng một con đường.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
5 xu hướng định hình bất động sản Việt Nam 2019
Cuộc đua bất động sản Việt Nam đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận lượng đầu tư thiết lập kỷ lục trong những năm gần đây.
Không gian làm việc linh hoạt ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng bao gồm 2.000km đường cao tốc mới, hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và TP.HCM, cùng nhiều dự án mở rộng và xây dựng sân bay mới khác. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư và các nhà phát triển bất động sản sẵn sàng cam kết với thị trường có tốc độ tăng trưởng cao này.
Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm tiếp theo:
1. Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường
Theo JLL, tổng nguồn cung căn hộ hoàn thành tại TP.HCM đạt 160 ngàn căn ở tất cả các phân khúc, tương ứng với tỷ lệ 17 căn hộ/1.000 dân. Nếu tỷ lệ này cao thì nên đầu tư vào các căn hộ cao cấp, còn nếu thấp nên tập trung vào thị trường nhà ở đại chúng, đây là phân khúc có nhu cầu thực về căn hộ.
Bên cạnh đó là sự gia tăng của các căn hộ nhỏ và siêu nhỏ. Khoảng 10 năm trước đây, các dự án nhà cao tầng xây dựng căn hộ 2 phòng ngủ khoảng 120 mét vuông thì hiện nay không còn căn hộ nào 2 phòng mà trên 100 mét vuông. Nhu cầu về kích thước căn hộ của bên mua và bên phát triển đã thay đổi. Hầu hết người mua nhà lần đầu chỉ đủ khả năng chi trả cho những căn hộ lớn hơn tại những khu chung cư xa trung tâm thành phố. Nhưng về tâm lý, người mua trẻ muốn sống ở một nơi tiện nghi nên họ vẫn muốn mua căn hộ nhỏ với đầy đủ tiện ích và kết nối cộng đồng.
2. Không gian làm việc linh hoạt ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam
Lý do này đến từ phần lớn nguồn cung văn phòng truyền thống hạn chế ở những địa điểm được săn đón. Đất nước hiện có 25 nhà khai thác không gian linh hoạt cao cấp, một số đơn vị nổi bật bao gồm Toong, Dreamplex, Circo, Tiktak Co-working Space, Workyos, Kloud, CEO Suites, UP và đặc biệt WeWork đã mở trụ sở đầu tiên vào tháng 12/2018.
Thị trường không gian linh hoạt của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi mặc dù văn phòng dịch vụ đầu tiên - Regus bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1999. Không gian linh hoạt thường được xem là câu trả lời cho bài toán kinh tế của các công ty so với loại hình văn phòng truyền thống do chi phí giảm thiểu từ việc chia sẻ không gian và cơ sở vật chất.
Thời gian đầu, nhu cầu chủ yếu đến từ các công ty khởi nghiệp có nhu cầu thuê văn phòng ngắn hạn cũng như các doanh nghiệp tìm kiếm vị trí văn phòng tạm thời. Hiện nay, các đơn vị điều hành coworking đang chú trọng tím kiếm và tiếp cận khách thuê doanh nghiệp có nhu cầu chuyển và cải tạo văn phòng thành mô hình coworking thông qua dịch vụ tạm gọi là văn phòng may đo.
Đối với loại hình dịch vụ này, các đơn vị điều hành sẽ tìm kiếm mặt bằng, thiết kế và quản lý không gian làm việc linh hoạt theo yêu cầu riêng của mỗi khách hàng. Đây được nhận định là xu hướng sẽ đem đến sự phát triển bền vững hơn cho loại hình không gian làm việc linh hoạt khi thị trường ngày càng phát triển và trưởng thành hơn.
3. Các công ty công nghệ phủ sóng
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam, JLL dự báo các tập đoàn công nghệ sẽ tiếp tục săn lùng các tòa nhà văn phòng lý tưởng và nhanh chóng trở thành nhóm khách thuê chính, và thời điểm này là thời cơ dành cho các nhà đầu tư và chủ đầu tư có thể xây dựng văn phòng để bắt kịp nhu cầu.
10 năm trước, văn phòng của Google tại Singapore có 25 nhân viên và ngày nay, Google đã có tới 1.000 nhân viên tại đây. Năm 2018, TP.HCM cũng ghi nhận một thương vụ đình đám của một vị đại gia thương mại điện tử thuê văn phòng 10.000 m2 ở đất vàng Sài Gòn. Đây là giao dịch thuê văn phòng lớn nhất trong 10 năm qua tại thị trường văn phòng cho thuê TP.HCM.
Qua quan sát của JLL, yếu tố tiên quyết mà các công ty công nghệ hướng đến là vị trí văn phòng phải thu hút được nhân tài, được chế độ hỗ trợ của chính phủ, có khả năng kết nối giao thông, môi trường làm việc tích hợp với mục tiêu sống, vui chơi và làm việc.
Các công ty công nghệ vẫn không ngừng tìm kiếm không gian văn phòng chất lượng cao nhằm thu hút tài năng, chính vì vậy chủ đầu tư tại Việt Nam cần phải cân nhắc đến những nhu cầu mà nhóm khách hàng này mong muốn.
4. Thương mại điện tử thúc đẩy logistic
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển không ngừng của điện thoại thông minh và mức độ phủ sóng mạng 4G ngày càng mở rộng, doanh thu từ hoạt động mua sắm trực tuyến liên tục gia tăng. Theo đó là áp lực ngày càng tăng lên hệ thống logistics, chuỗi cung ứng, các kênh phân phối và bán lẻ, cũng như hệ thống nhà xưởng/nhà kho.
Logistics là một phần không thể thiếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công của thị trường thương mại điện tử. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics và vận hành thương mại điện tử nước ngoài đang rất nỗ lực để không bỏ lỡ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Sự ra đời của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW tại Việt Nam - một liên doanh giữa Quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus và nhà đầu tư Becamex IDC vào tháng 1/2018 có thể xem là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này.
So với các nước khác trong khu vực, thị trường logistics của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, thị trường chủ yếu cung cấp các sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, phát triển tại khu vực xa trung tâm. Với tiềm năng phát triển của ngành thương mại điện tử và lĩnh vực sản xuất, thị trường logistics Việt Nam được mong đợi sẽ bước lên một nấc thang mới trong tiến trình phát triển của thị trường này, tương tự như tiến trình mà các thị trường khác trong khu vực đã trải qua.
5. Dịch vụ lưu trú trải nghiệm - hotel lifestyle
Thế hệ Millennials thích sống trong những không gian khác với thế hệ cha mẹ và ông bà. Đây là một thế hệ lớn lên cùng với công nghệ, phương tiện truyền thông xã hội và nền kinh tế hội nhập. Họ có khả năng thích nghi cao và luôn sẵn sàng chia sẻ các tiện nghi với nhau. Và vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hotel lifestyle - một mô hình khách sạn hiện đại với những không gian trải nghiệm với thiên nhiên đang ngày càng gia tăng.
Nhu cầu đối với hotel lifestyle cũng tương tự như sự phổ biến của co-working - một thế hệ năng động của những người trẻ tuổi đòi hỏi tính linh hoạt, cởi mở và hợp tác. Millennials là thế hệ những người sinh ra trong giai đoạn 1980 đến 2000, không có khoảng cách giữa công việc và tận hưởng, làm và chơi. Họ không ngần ngại về những chuyến công tác, thường xuyên đi du lịch hoặc di chuyển nơi làm việc. Hơn bất cứ điều gì khác, họ luôn tìm kiếm sự trải nghiệm và hạnh phúc khi được hòa nhập vào cộng đồng.
Với sự thiếu hụt nguồn cung khách sạn tại những địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc, thị trường hotel lifestyle đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà đầu tư đặc biệt những chủ nhà đang sở hữu tài sản thân thiện với thiên nhiên và có tầm nhìn đẹp.
Một yếu tố khác cần được chú trọng là sự bền vững và tính hợp thời. Những dự án hotel lifestyle có thiết kế và trang trí hiện đại sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, những không gian lưu trú này cần duy trì được phong độ hấp dẫn qua việc thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, tăng cường an ninh và cung cấp thức ăn đặc sản vùng miền cho du khách.
Nhìn chung, năm 2018 là một năm tích cực cho thị trường bất động sản, và chúng tôi kỳ vọng bức tranh tươi sáng sẽ tiếp diễn vào năm 2019 trong tất cả các phân khúc.
Theo Stephen Wyatt - Tổng giám đốc JLL Việt Nam
Diễn Đàn Doanh nghiệp
Co-working Space có đang "làm mưa làm gió" trên thị trường BĐS? Theo Savills, co-working sẽ được tích hợp thêm vào các loại hình BĐS khác như mặt bằng bán lẻ và khách sạn do loại hình này đem đến không khí sôi động nhất định. Thực tế, sự nở rộ của nền kinh tế chia sẻ đã làm thay đổi sự vận hành của nhiều mô hình kinh doanh trên toàn cầu, tạo ra...