Vì sao có sự đảo chiều của dòng vốn ở thị trường Việt Nam trong nửa cuối tháng 11?
Có thể các thông tin tích cực về vắc xin và việc ký kết RCEP vào giữa tháng đã hỗ trợ dòng tiền vào cổ phiếu Việt Nam. Nhìn lại kể từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên dòng tiền quỹ chủ động vào Việt Nam dương 2 tuần liên tiếp.
Theo báo cáo dòng vốn đầu tư tháng 11 của Chứng khoán SSI, các quỹ đầu tư cổ phiếu vào thị trường Việt Nam tiếp tục rút ròng -7,7 triệu USD trong tháng 11. Trong đó, dòng vốn vào các quỹ chủ động vẫn bị rút -26,7 triệu USD, tổng cộng đã rút ròng 103 triệu USD kể từ tháng 3 đến nay.
Điểm tích cực là con số rút ròng của các quỹ chủ động tập trung vào tuần đầu tháng sau đó giảm dần và chuyển sang tiền vào trong nửa cuối tháng 11. Có thể các thông tin tích cực về vắc xin và việc ký kết RCEP vào giữa tháng đã hỗ trợ dòng tiền vào cổ phiếu Việt Nam. Nhìn lại kể từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên dòng tiền quỹ chủ động vào Việt Nam dương 2 tuần liên tiếp.
Dòng vốn ETF cũng tích cực trở lại. Sau khi các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ trong tháng 10, dòng tiền sang tháng 11 đã quay trở lại và càng về cuối tháng càng tích cực hơn. Tổng cộng các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 19 triệu USD (tương đương khoảng 440 tỷ đồng), chủ yếu tập trung ở các quỹ VFM VN30 ETF ( 107 tỷ), VFM VNDiamond ETF ( 100 tỷ) và FTSE Vietnam ETF ( 67 tỷ). Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã hút ròng 1910 tỷ đồng.
Diễn biến khối ngoại trên sàn cũng khá tương đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng -3,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn trong tháng 11 nhưng tập trung bán ròng -3,95 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu tháng và đã mua ròng 759 tỷ đồng trong 9 phiên cuối tháng.
SSI nhận thấy sự đảo chiều của dòng vốn ở thị trường Việt Nam trong nửa cuối tháng 11 không xuất hiện ở các thị trường ASEAN khác, cho thấy thị trường Việt Nam có sức hấp dẫn hơn nhờ kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tăng trưởng kinh tế khả quan.
Trong khi đó, trên thế giới, dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu trong cả tháng 11, ghi nhận tháng có vốn vào cổ phiếu mạnh nhất kể từ 2018 đến nay. Có tổng cộng 112 tỷ USD vốn vào cổ phiếu trong đó thị trường phát triển là 92 tỷ USD và thị trường mới nổi là 20 tỷ USD.
Video đang HOT
Dòng vốn vào các thị trường mới nổi tiếp tục được hỗ trợ. Khác với giai đoạn Tổng thống Trump đắc cử vào cuối năm 2016, dòng tiền rút mạnh khỏi cổ phiếu thị trường mới nổi để trở về Mỹ; hiện tại, ngay cả các quỹ cổ phiếu ở thị trường phát triển cũng muốn đa dạng hóa rủi ro bằng cách tăng tỷ trọng đầu tư ở các thị trường Châu Á. Thị trường kỳ vọng Tổng thống mới của Mỹ sẽ có cái nhìn ôn hòa trong các chính sách ngoại thương và môi trường tiền rẻ sẽ vẫn được duy trì khiến dòng tiền vào cổ phiếu ở hầu khắp các thị trường (ngoại trừ khu vực Châu Âu). Trong đó, các thị trường mới nổi, Mỹ và các quỹ toàn cầu hút ghi nhận dòng tiền lớn nhất trong 8, 31 và 33 tháng.
Châu Á vẫn là điểm sáng hút vốn nhờ sức hút của thị trường Trung Quốc. Mặc dù dòng tiền có rút nhẹ khỏi Trung Quốc trong tuần đầu tháng 11 do thương vụ IPO trị giá 40 tỷ USD của Ant Group bị tạm dừng nhưng đã tăng mạnh trở lại các tuần sau đó nhờ các số liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang phục hồi rất tốt và hiệp định RCEP được ký kết.
Tính chung tháng 11, có 9,6 tỷ USD đổ vào cổ phiếu Trung Quốc – chiếm 61% tổng tiền vào khu vực Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản). Bên cạnh Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore cũng có dòng tiền vào khá lớn.
Dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh. Dòng vốn cá nhân đổ vào cổ phiếu cao nhất kể từ cuối Q1.2006 tới nay trong đó các quỹ cổ phiếu Mỹ ghi nhận dòng vốn cá nhân đầu tiên kể từ giữa tháng 9, các quỹ đầu tư toàn cầu cũng có vốn cá nhân vào tuần thứ 33/35 tuần gần đây, Trung Quốc là 23 tuần tiền vào liên tiếp.
Báo cáo khảo sát tháng 11 của BoA ML cũng rất tích cực. Có 91% trong tổng cộng 216 nhà quản lý quỹ đang quản lý 573 tỷ USD tài sản tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ mạnh hơn trong 12 tháng tới – đây là tỷ lệ cao nhất kể từ 2002; 2/3 tin rằng thị trường đang trong chu kỳ đầu tăng trưởng.
Tỷ trọng nắm giữ tiền mặt giảm xuống 4,1% (từ mức 4,4% của tháng 10) – tức là mức thấp hơn lúc chưa có đại dịch Covid-19 (là 4,2% vào tháng 1/2020). Khảo sát này chỉ ra sự lạc quan về lợi nhuận và tăng trưởng toàn cầu đang ở mức cao nhất 20 năm gần đây.
Dòng vốn ETF duy trì xu hướng tích cực 5 tháng liên tiếp
Báo cáo mới nhất về dòng vốn toàn cầu tháng 9 của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy tại thị trường Việt Nam, ETF vẫn là điểm sáng khi có dòng tiền dương 5 tháng liên tiếp, trong đó tháng 9 ghi nhận giá trị 531 tỷ đồng.
(Ảnh minh họa)
Theo số liệu mà SSI đưa ra, đóng góp lớn nhất vào dòng tiền dương của ETF trong tháng 9 là quỹ VNDiamond ETF. Được biết, ở báo cáo cập nhật về dòng vốn toàn cầu tháng 7, SSI nhận định xu hướng tăng đã yếu đi ở các quỹ ETF mới thành lập như VNDiamond.
Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, dòng tiền đổ vào VNDiamond cho thấy xu hướng tích cực đã trở lại khi quỹ này liên tiếp hút vào 195 tỷ đồng trong tháng 8 và 293 tỷ đồng trong tháng 9.
Ngoài ra, VFM VN30 ETF và KIM Kindex Vietnam cũng lần lượt hút vào 120 tỷ đồng và 122 tỷ đồng trong tháng 9. Trong khi đó, các ETF ngoại như VanEck và FTSE Vietnam có động thái giao dịch chậm lại. Trước đó, quỹ VanEck được SSI nhận định là dẫn dắt chính trong xu hướng tích cực của dòng vốn tháng 8 còn FTSE Vietnam lại là 1 trong 2 quỹ thu hút được dòng vốn lớn nhất trong tháng 7.
Như vậy, trong vòng 5 tháng, các ETF đã huy động thêm được 2.830 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2020 thì con số là 1.846 tỷ đồng (theo số liệu của SSI), trong đó đóng góp lớn nhất là từ các ETF nội tân binh như VNDiamond ETF (1.870 tỷ đồng) và VNFin Lead (700 tỷ đồng).
Phía SSI cho biết, khối ngoại vẫn bán ròng trên sàn chứng khoán. Trong tháng 9, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1.608 tỷ đồng trên 3 sàn. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận mua 67 triệu cổ phiếu VHM của Công ty Cổ phần Vinhomes vào phiên ngày 10/9/2020 thì khối ngoại vẫn bán ròng 3.400 tỷ đồng.
Nếu không tính các giao dịch thỏa thuận lớn của VHM và MSN (Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan), các nhà đầu tư ngoại đã bán ròng tổng cộng 27.650 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020.
Chuyên viên phân tích của SSI nhận định dù một số quỹ đầu tư lớn vẫn duy trì quan điểm khá tích cực với thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng SSI vẫn chưa thấy được các chuyển biến rõ rệt trong xu hướng dòng tiền chủ động tại Việt Nam.
Về diễn biến dòng tiền đầu tư trên thế giới, phía SSI cho rằng dòng tiền vào cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn tháng trước (ngoại trừ châu Âu).
SSI cho rằng diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 vẫn là yếu tố cơ bản khiến dòng tiền vào cổ phiếu dao động mạnh. Mức rút ròng khỏi cổ phiếu Mỹ thu hẹp từ (-) 16,2 tỷ USD xuống (-) 4,7 tỷ USD. Còn Nhật Bản thì có 3 tuần vốn vào liên tiếp sau khi có Thủ tướng mới. Các thị trường mới nổi cũng có tháng tiền vào đầu tiên kể từ tháng 2/2020.
Báo cáo của SSI cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của các Ngân hàng Trung ương đã khiến dòng tiền tìm đến cổ phiếu nhiều hơn.
Đáng chú ý, các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu đã nhận thêm 15 tỷ USD trong tháng 9. Riêng thị trường Trung Quốc, dòng vốn mới đổ vào cổ phiếu là 4,3 tỷ USD và đổ vào trái phiếu là 2,5 tỷ USD trong tháng 9. Trong đó, dòng vốn các quỹ ETF vào Trung Quốc đã dương 15 tuần liên tiếp.
Chuyên gia phân tích của SSI cho biết, dấu hiệu tích cực của dòng vốn thể hiện rõ nhất trong tuần cuối cùng của tháng 9 ở các thị trường phát triển và thị trường mới nổi. Còn dòng vốn vào các thị trường cận biên vẫn kém khả quan hơn khi bị rút ròng 9 tuần trong tổng cộng 10 tuần gần đây.
Chốt lại, SSI nhận định 3 yếu tố tác động đến diễn biến dòng vốn toàn cầu bao gồm làn sóng dịch bệnh lần 2, bầu cử tổng thống tại Mỹ và nguy cơ bong bóng cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Nhận định chứng khoán tuần từ 7 - 11/12: Thận trọng trước ngưỡng kháng cự 1.030 điểm Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần thứ 5 tăng điểm liên tiếp với thanh khoản cao kỷ lục. Dù vậy, giới phân tích từ các công ty chứng khoán nhận định, các tín hiệu kỹ thuật cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng và đà tăng của thị trường suy yếu dần khi chỉ số VN - Index...