Vì sao có ít tổ chức tín dụng cho vay BOT, BT giao thông?
Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng giao thông trong giai đoạn từ 2015 đến 2019, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã vào cuộc cho nhà đầu tư vay để thực hiện dự án BOT, BT. Trong số 51 TCTD (bao gồm các ngân hàng thương mại và công ty tài chính trong nước) có 24 tổ chức cho vay lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Tính đến ngày 31/3/2019, có 24 tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng đối với 105 dự án BOT, BT giao thông. Ảnh: Lê Tiên
Vậy dư địa để các TCTD tham gia vào cho vay đầu tư hạ tầng giao thông còn hay không?
Theo tìm hiểu của Báo Đấu thầu, tính đến ngày 31/3/2019, có 24 TCTD thực hiện cấp tín dụng đối với 105 dự án BOT, BT giao thông. Trong đó, 93 dự án đã hoàn thành đi vào khai thác, 12 dự án đang triển khai, với tổng số dư cấp tín dụng là 103.573 tỷ đồng, chiếm 1,39% tổng dư nợ cấp tín dụng đối với nền kinh tế, giảm 3,43% so với cuối năm 2018. Hầu hết các khoản tín dụng đều thuộc nhóm 1; nợ xấu rơi vào khoảng 1.496 tỷ đồng, chiếm 1,44% tổng số dư.
Dù có tới 24 TCTD tài trợ cho các dự án BOT, BT giao thông, tuy nhiên 4 ngân hàng gồm BIDV, VietinBank, SHB và Vietcombank đã có tổng dư nợ chiếm tới 89,8% so với toàn ngành. Trong đó, dư nợ cho vay của BIDV và VietinBank chiếm 77,8%.
Về tình hình trả nợ, trong 93 dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác, có 30 dự án không đạt doanh thu như phương án tài chính ban đầu với dư nợ khoảng 53.290 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cụ thể, VietinBank có 16 dự án với dư nợ 34.782 tỷ đồng (trong đó 1 dự án hợp vốn với Vietcombank và LienVietPostBank, 1 dự án hợp vốn với OceanBank), chiếm 4% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. SHB có 5 dự án với dư nợ 3.910 tỷ đồng, chiếm 1,73% tổng dư nợ. Đối với BIDV và Vietcombank, tổng dư nợ của các dự án có doanh thu không đạt theo dự kiến chỉ chiếm chưa đến 1% tổng dư nợ cho vay (BIDV có 7 dự án với dư nợ 6.582 tỷ đồng, chiếm 0,64% tổng dư nợ; Vietcombank có 3 dự án với dư nợ 2.303 tỷ đồng, chiếm 0,34%).
Tại Hội nghị thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý III/2019, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, thời gian vừa qua, việc huy động tín dụng của các nhà đầu tư trong nước chủ yếu dựa vào TCTD trong nước, trong khi dư nợ nguồn vốn vay tín dụng dài hạn của các ngân hàng trong nước đang ở mức cao.
Theo đánh giá của NHNN, các dự án BOT, BT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, nhu cầu vốn vay lớn; việc cho vay các dự án BOT, BT giao thông gây áp lực lớn cho các ngân hàng trong việc cân đối nguồn vốn, do nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn.
“Hiện tổng dư nợ và cam kết tín dụng cho các dự án BOT, BT đã chạm giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này. Nếu các ngân hàng không tăng được vốn điều lệ, thì rất khó khơi thông nguồn vốn vào các dự án PPP cao tốc Bắc – Nam”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định. Nguồn cung tín dụng còn khó khăn hơn khi theo quy định của NHNN, tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn giảm còn 40% từ ngày 1/1/2018.
Ông Tú khẳng định, ngành ngân hàng luôn sẵn sàng cho vay các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó có các dự án BOT. Tuy nhiên, phải tính toán làm sao để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng như các chỉ số an toàn, hệ số an toàn vốn (CAR)… của các ngân hàng thương mại.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thu hút ngân hàng tham gia tài trợ đầu tư dự án BOT, BT giao thông trong bối cảnh hiện nay không phải chuyện dễ. Các dự án BOT, BT giao thông cần nguồn vốn lớn và cho vay trong thời gian dài, trong khi ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, nên họ không thể hoặc không muốn tham gia tài trợ. Tuy nhiên, trường hợp các ngân hàng huy động được nguồn vốn trung và dài hạn thì nên tạo điều kiện cho họ tham gia.
Ông Nguyễn Trí Hiếu thông tin thêm, các ngân hàng có vốn nhà nước có tỷ trọng cho vay đầu tư BOT, BT giao thông lớn một phần do nguồn vốn trung và dài hạn của họ khá dồi dào với chi phí giá vốn rẻ.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
1,5 triệu tỷ đồng đổ vào bất động sản
Dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản đang chiếm 19,14% tổng dư nợ của cả nền kinh tế, và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho biết, đến cuối tháng 8 năm nay, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) đã tăng 14,58% so với cuối năm 2018. Nếu tính trong tỷ trọng cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản đang chiếm 19,14%, tương đương gần 1/5 tổng dư nợ nền kinh tế.
Số liệu của NHNN cũng cho biết đến cuối tháng 8, tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế vào khoảng 7,82 triệu tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ tín dụng với lĩnh vực bất động sản hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng.
Mức tăng tín dụng của lĩnh vực bất động sản đóng góp vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế đến hết tháng 9 năm nay là 9,4%.
Dư nợ cho vay bất động sản đang chiếm gần 1/5 tổng dư nợ của nền kinh tế. Ảnh: Quỳnh Danh.
Ngoài bất động sản, tín dụng một số lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro nhưng đầu tư, kinh doanh chứng khoán đã tăng 8,7%, chiếm 0,4% tổng dư nợ; cho vay với các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.
Trong khi đó, đến cùng thời điểm, tín dụng chảy vào ngành công nghiệp tăng 6,76%, hiện chiếm tỷ trọng 19,61% tổng dư nợ nền kinh tế. Tín dụng đối với ngành xây dựng và dịch vụ cũng tăng lần lượt 7,61% và 9,27% so với đầu năm...
Liên quan tới tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, NHNN cho biết cơ quan này đã ban hành các văn bản hướng dẫn về cho vay, chỉ định 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) tham gia thực hiện chương trình, quyết định về lãi suất cho vay.
Các TCTD tham gia cho vay lĩnh vực này sẽ tự huy động vốn và được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, các TCTD được chỉ định chưa được bố trí nguồn ngân sách cấp bù chênh lệch lãi suất giai đoạn 2016-2020.
Riêng với Ngân hàng chính sách xã hội, theo kế hoạch ngân sách Nhà nước sẽ cấp 50%, và ngân hàng tự huy động 50%. Đến nay, ngân sách đã cấp đủ 1.163 tỷ cho ngân hàng bao gồm 500 tỷ đồng năm 2018 và 663 tỷ năm 2019.
Đến hết tháng 8, tổng dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo quy định đã đạt 1.774 tỷ đồng, với 5.452 khách hàng còn dư nợ.
Theo NHNN, trên cơ sở mức tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018 đạt mức 13,89, cơ quan quản lý định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 14%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trên có thể điều chỉnh theo diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Quang Thắng
Theo Zing.vn
Nguy cơ phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng từ 53.000 tỷ vốn vay làm BOT, BT Dư nợ với các dự án BOT, BT giao thông đang tăng trong khi có nhiều dự án doanh thu lại không đạt như dự tính khiến 53.000 tỷ đồng có nguy cơ phát sinh thành nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Trong báo cáo vừa gửi đến Quốc hội để phục vụ kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu từ...