Vì sao có hẳn một câu lạc bộ những người sinh 29/2
Ngoài ra, tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân.
1. Ngày bổ sung: Cứ mỗi 4 năm, trên bảng lịch tháng 2 lại xuất hiện thêm một ngày: 29/2, còn được gọi là ngày nhuận (Leap Day). 24 giờ này là khoảng thời gian được thêm vào để đảm bảo phù hợp với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Cụ thể, một năm có 365 ngày song thời gian thực tế để Trái Đất quay quanh Mặt Trời dài hơn một chút; khoảng 365,2421 ngày hoặc 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45 giây.
Nếu không thêm một ngày vào 29/2 thì gần như cứ sau 4 năm, chúng ta sẽ mất gần 6 giờ/năm. Sau 100 năm, lịch của chúng ta sẽ mất khoảng 24 ngày.
29/2 được gọi là ngày nhuận, 4 năm có một lần. Ảnh Shutterstocks.
2. Ở các loại lịch Do Thái, Trung Quốc và Phật giáo hay còn gọi là Âm lịch, dựa trên các chu kỳ của tuần trăng, mỗi năm có đến một tháng nhuận.
Có một khoảng lệch 11 ngày giữa năm đo bằng chu kỳ mặt trăng so với năm đo bằng quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, nên các lịch này định kỳ thêm các tháng nhuận để theo dõi.
3. Những người sinh vào ngày nhuận thường tự gọi mình là Leaping, Leapers, Leapsters hay L eap Day babies. Một câu lạc bộ dành cho những người sinh vào 29/2 có tới 10.000 thành viên trên toàn thế giới.
4. Tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân. Trên thế giới chỉ có khoảng 5 triệu người sinh vào ngày nhuận.
Tỷ lệ được sinh ra vào ngày 29/2 còn thấp hơn so với có 11 ngón chân hay ngón tay. Ảnh: St. Clair Hospital.
5. Cứ 5 cặp vợ chồng ở Hy Lạp thì một cặp k hông có ý định kết hôn vào năm nhuận. Họ tin rằng đó là điều xui xẻo.
6. Các nhà chiêm tinh học tin rằng những người sinh vào ngày nhuận sẽ sở hữu tài năng đặc biệt, thường là về nghệ thuật.
7. Karin Henriksen người Na Uy đã sinh ba đứa con vào ngày 29/2 liên tiếp – một cô con gái vào năm 1960 và hai con trai vào năm 1964 và 1968.
8. Tại Hong Kong, sinh nhật hợp pháp của những người sinh vào ngày nhuận là 1/3 trong khi tại New Zealand là 28/2. Nếu canh đúng thời gian, người sinh ngày nhuận có thể bay từ nước này qua nước kia và đón sinh nhật dài nhất thế giới.
9. Ở Đài Loan, nhiều người tin rằng con gái có chồng trở về nhà trong tháng nhuận âm lịch không tốt cho sức khỏe cha mẹ . Con gái được khuyên nên mang mì về để chúc cha mẹ mình sức khỏe và may mắn.
Nhiều cô gái chọn ngày 29/2 để ngỏ lời với chàng trai mình thích. Ảnh: bridesblush.
10. Theo truyền thuyết ở Ireland, Thánh Patrick đã chỉ định ngày xảy ra 4 năm một lần – ngày 29/2 – là ngày phụ nữ chủ động cầu hôn đàn ông. Tại một số nơi, Leap Day được gọi là “Ngày của người chưa vợ”.
Năm 1288, Scotland thậm chí còn thông qua đạo luật cho phép phái yếu chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận.
Vào ngày này, nếu được một cô gái cầu hôn, phái nam nếu không đồng ý sẽ tặng lại một chiếc khăn lụa (hoặc áo khoác lông, tiền) thay vì từ chối thẳng thừng. Tại một số nước châu Âu, lời từ chối sẽ là 12 cặp găng tay.
Theo news.zing.vn
'Ngỡ ngàng' trước bộ lạc có hủ tục đục mũi phụ nữ
Tục lệ đục mũi kỳ dị này là nhằm bảo vệ những người phụ nữ trong bộ lạc khỏi bị bắt cóc. Phụ nữ càng đẹp thì càng phải đục mũi.
Những cái nút mũi và hình xăm trên mặt các phụ nữ này là nhằm ngăn các kẻ tấn công từ các bộ lạc khác cướp phụ nữ của bộ lạc Apatani ở bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ.
Những cái nút màu đen này nổi bật trên gương mặt sương gió của các phụ nữ bộ lạc Apatani.
Những bức hình này do nhiếp ảnh gia Cezary Wyszynski ghi lại. Ông được quyền tiếp cận và chụp ảnh các phụ nữ trong cuộc sống thường nhật.
Việc xăm mặt và đục lỗ trên mũi được thực hiện khi các cô gái chính thức bước sang tuổi dậy thì.
Bộ lạc Apatani sống trong ngôi làng nhỏ dưới thung lũng Ziro sâu bên trong bang Arunachal Pradesh. Tục lệ đục mũi và xăm mặt biến mất dần. Kể từ năm 1970, các nữ thanh niên không còn thực hành tục này nữa.
Về mặt lịch sử, tục lệ kỳ lạ này thực hiện với tất cả phụ nữ Apatani trưởng thành nhằm ngăn chặn ý đồ "cướp gái" của các bộ lạc khác. Trong quá khứ, mỗi khi bộ lạc Apatani bị tấn công, phụ nữ thường bị bắt cóc.
Người đứng đầu bộ lạc Apatani khi ấy phán rằng người phụ nữ đẹp nhất trong bộ lạc sẽ phải đục 2 bên cánh mũi và trám vào đó những cái nút to hình tròn.
Cùng với nút mũi, các hình xăm có màu tối sẽ được rạch lên mặt của những người phụ nữ này. Những đường xăm đi thẳng từ trán xuống cằm.
Cả hình xăm và tục đục mũi đều nhằm làm cho gương mặt người phụ nữ bớt xinh, với hy vọng những kẻ tấn công từ bộ lạc khác sẽ ngán ngẩm không muốn cướp phụ nữ Apatani nữa.
Bộ lạc Apatani sống ở vùng đất màu mỡ của bang Arunachal Pradesh. Họ sống bằng nghề trồng lúa và nuôi cá. Trong ảnh, nhiếp ảnh gia của bộ ảnh này - Cezary Wyszynski, chụp hình cùng các phụ nữ Apatani.
Bộ lạc thực hành một loại tôn giáo riêng, có tên gọi là Donyi-Polo, chuyên thờ Mặt Trời và Mặt Trăng.
Nay tục đục mũi và xăm mặt không còn được thực hiện, nhưng các dấu vết của tục đó vẫn còn rõ trên gương mặt của những phụ nữ cao tuổi nơi đây.
Theo Trung Hiếu/VOV
Khoa học chứng minh tim đàn ông hoạt động 'chăm chỉ' hơn tim phụ nữ Qua máy quét, các nhà khoa học tìm ra rằng tim của đàn ông phải làm việc nhiều hơn tim của phụ nữ, sự khác biệt này giải thích tại sao bệnh tim ảnh hưởng đến giới tính khác nhau. Đại học Wisconsin, Madison, Mỹ cho biết phát hiện này có thể làm sáng tỏ sự bất cân bằng giới trong chăm sóc...