Vì sao cổ đông chiến lược ‘thờ ơ’ với DNNN?
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân dẫn tới việc các doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN) chưa thu hút được cổ đông chiến lược do việc định giá chưa đúng và thông tin thiếu minh bạch.
Chia sẻ trong hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu về cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa DNNN do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, các chuyên gia tài chính đã chỉ ra những nguyên nhân khiến quá trình cổ phần hóa DNNN và quá trình tìm kiếm cổ đông chiến lược của các DN này chưa hiệu quả.
Nhà đầu tư chưa biết sẽ mua gì
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, trong thời gian qua, Chính phủ đã coi công tác cổ phần hóa thoái vốn tại hệ thống DNNN là một trong những nhiệm vụ cải cách trọng tâm của kinh tế vĩ mô. Theo đó, từ năm 1992 đến nay, chúng ta đã thực hiện cổ phần hóa trên 4.500 DNNN.
Năm 2016, với cam kết mạnh mẽ thúc đẩy cổ phần hóa DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại DNNN, trong đó xác định rõ danh mục DNNN sẽ thực hiện cổ phần hóa đến năm 2020 bao gồm nhiều tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn.
Nhưng trên thực tế, quá trình này vẫn chưa đạt được các mục tiêu, tiến độ đặt ra. Trong đó, có mục tiêu bán cổ phần cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Theo khảo sát của CIEM, với 46 tổng công ty được phê duyệt phương án cổ phần hóa giai đoạn 2011-2016 thì có 14 DN trong phương án cổ phần hóa không bán cho nhà đầu tư chiến lược, 2 DN bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với tỉ lệ cao hơn phương án được phê duyệt, 17 DN bán hết số cổ phần cho cổ đông chiến lược theo tỉ lệ được phê duyệt, 9 DN không bán được cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và 4 DN còn lại không bán hết số cổ phần được phê duyệt cho nhà đầu tư chiến lược.
Báo cáo về cổ phần hóa DNNN của CIEM cũng chỉ ra 5 nguyên nhân chính dẫn tới việc cổ phần hóa DNNN chưa thu hút được cổ đông chiến lược.
Nguyên nhân đầu tiên khiến các nhà đầu tư dè dặt trong việc tham gia góp vốn vào DNNN là bị giới hạn tỉ lệ sở hữu ở mức thấp.
Thống kê hiện tại có 54 ngành, lĩnh vực được Nhà nước quy định nhà đầu tư nước ngoài không được phép tham gia. Ngoài ra còn có 113 ngành, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện quy định sở hữu nước ngoài không quá 49%.
Theo đại diện Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM), trong số 28.369 tỷ đồng được phê duyệt bán cho nhà đầu tư chiến lược, chỉ có 12.762 tỷ đồng đã bán được, đạt chưa đến 1/2 con số được phê duyệt.
Điều này là do tỉ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược được phê duyệt thường nhỏ và là nhân tố làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư chiến lược nói chung và các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nói riêng.
Ngoài ra, việc xác định giá trị DN và bán cổ phần tại các DNNN chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa phản ánh đúng giá trị của DN, cùng với việc thiếu công khai, minh bạch thông tin trong tiến trình cổ phần và thoái vốn cũng như trong quá trình hoạt động là những nguyên nhân khiến nhà đầu tư e ngại.
Video đang HOT
Theo báo cáo, hiện nay chỉ có khoảng 241/620 DN thực hiện công bố thông tin theo quy định. Trong khi phần lớn còn lại không công bố đủ 9 loại báo cáo thông tin cần thiết cho nhà đầu tư.
“Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới DNNN Việt Nam, nhưng khi chuẩn bị tham gia cổ phần hóa, thẩm định mới phát hiện ra 4-5 vấn đề chưa được giải quyết nên sự hứng thú với DN sẽ giảm đi. Hiện nay, tại nhiều DN nhà đầu tư không biết mình đang mua cái gì. Định giá DN không minh bạch cũng là lý do nhà đầu tư dè dặt trong việc đầu tư vào DNNN tại Việt Nam”, ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho biết.
Cùng với đó, các DNNN kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế trong tiến trình cổ phần hóa còn do khả năng sinh lời thấp. Dù tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) của toàn bộ DNNN đạt 15-17%/năm nhưng không đồng đều với mọi DN.
Cụ thể, trong hàng loạt DNNN lớn thì Viettel và PVN đóng góp tới hơn 70% lợi nhuận trong năm vừa qua, trong khi những DN khác như SCIC, EVN, VEAM hay ACV… chỉ đóng góp tổng cộng chưa tới 30% lợi nhuận.
“Lợi nhuận khủng của một số ít công ty khiến bức tranh lợi nhuận của DNNN tươi sáng một cách sai lạc. Phần lớn các DN ROE đạt dưới 10%. Thậm chí nhiều DNNN thua lỗ, gánh nặng nợ nần không trả được. DNNN quản trị yếu kém, bộ máy nhân sự thiếu động lực và không hỗ trợ quá trình hợp tác với cổ đông chiến lược”, ông Nguyễn Đình Cung cho biết.
Phải thay đổi góc nhìn
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, muốn cải thiện tình hình cổ đông chiến lược cho DNNN cần phải thay đổi trước hết là tư duy, cách nhìn.
“Phải nhìn dưới góc độ của nhà đầu tư chứ không phải của người giữ của. Ví dụ về giá, nếu tiếp cận theo thị trường và nhà đầu tư, họ cổ phần DN là mua khả năng sinh lời trong tương lai chứ không phải mua tài sản. Tài sản có thể rất lớn nhưng chỉ một nửa có khả năng sinh lời, còn lại sẽ hao mòn dần đi, gộp lại là to nhưng với nhà đầu tư thì rất nhỏ bé”, ông Cung khẳng định.
Theo TS. Võ Trí Thành, trong việc quy định giới hạn tỉ lệ cổ phần với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, cần bảo đảm sự công bằng giữa nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và trong nước. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tỉ lệ cổ phần giống như các cổ đông trong nước, cho phép họ sở hữu chi phối ở các ngành lĩnh vực không thiết yếu…
Về định giá tài sản, thương hiệu, định giá đất, ông Thành cho rằng, cần có sự giám sát chéo giữa các cơ quan, bảo đảm tính độc lập, minh bạch trong quá trình định giá.
Đề xuất giải pháp theo hướng mở, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách nhận định không nên đặt ra các tiêu chí cứng làm cản trở quá trình cổ phần hóa DNNN cũng như tìm kiếm cổ đông chiến lược. “Phải coi mỗi cuộc cổ phần hóa là một vụ đầu tư, là may một cái áo mới cho DN và không cái áo của DN nào giống DN nào. Nhà nước chỉ nên xây dựng các trình tự, thủ tục, thay vì đặt ra các quy định quá cụ thể”, ông Minh nêu quan điểm.
Tăng thêm hơn 8.400 tỷ đồng giá trị 8 DNNN sau kiểm toán Nhà nước
Theo Thu Hà
Dự án SJC Tower bao giờ về đích?
Đã có thêm 3 nhà đầu tư rót 252 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương (OTC: SGDiamond). Liệu với cơ cấu cổ đông mới, dự án SJC Tower có về đích sau hơn 10 năm trễ hẹn?
Phối cảnh dự án SJC Tower của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương
Biến động cơ cấu cổ đông
Ngày 31/7, HĐQT Sài Gòn Kim Cương đã thông qua kế hoạch phát hành 121,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 1.800 tỷ đồng (hơn gấp 3 lần vốn điều lệ ban đầu). Mục đích đợt phát hành này là bổ sung vốn để đầu tư xây dựng tháp SJC (SJC Tower)
Với tỷ lệ phân bổ quyền 1:2,070762 (cổ đông sở hữu 1 cổ phần được phân phối 1 quyền mua, 1 quyền mua được mua 2,070762 cổ phần phát hành thêm), Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) - một trong 3 cổ đông chính của Sài Gòn Kim Cương - được phân bổ hơn 23,44 triệu quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới này.
Tuy nhiên do UBND TP. HCM có chủ trương giảm tỷ lệ sở hữu tại Sài Gòn Kim Cương xuống 25%, HFIC chỉ giữ lại 10,4 triệu quyền mua (tương ứng với 21,55 triệu cổ phần).
13 triệu quyền mua còn lại (tương ứng với 27 triệu cổ phần, bằng 15% vốn điều lệ - xét trên vốn 1.800 tỷ đồng) HFIC đem ra bán đấu giá. Giá khởi điểm là 4.620 đồng/quyền mua.
Đã có 9 nhà đầu tư đăng ký mua tổng cộng gần 40 triệu quyền mua, tức gấp 3 lần lượng đưa ra đấu giá; trong đó có 7 cá nhân và 2 tổ chức đều ở trong nước.
Vừa qua, HoSE ra thông báo có 3 nhà đầu tư gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 2 nhà đầu tư cá nhân đã trúng đấu giá. Theo đó, giá đấu thành công cao nhất là 25.010 đồng/quyền mua, giá đấu thành công thấp nhất là 14.490 đồng/quyền mua, giá trúng bình quân là 19.350 đồng/quyền mua, gấp 4,2 lần giá khởi điểm. Tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 252 tỷ đồng.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, cơ cấu cổ đông của Sài Gòn Kim Cương đã có sự biến động đáng kể nhờ sự góp mặt của 3 nhà đầu tư mới.
Thành lập tháng 10.2007, Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương có các cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty Cổ phần Kinh Đô và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á. Tuy nhiên, các cổ đông này sau đó đã chuyển nhượng phần vốn góp cho các đối tác khác.
Ở thời điểm trước đấu giá, Sài Gòn Kim Cương có vốn điều lệ hơn 586 tỷ đồng, trong đó HFIC nắm 40% (234,4 tỷ đồng, tương đương 23,44 triệu cổ phần). 2 cổ đông lớn còn lại là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam - VIPD với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 42% và 18%.
VIPD có tiền thân là Công ty Bất động sản Phú Vinh được thành lập vào năm 2008 với mục đích triển khai dự án Khu căn hộ Bình Thới (phường 14, quận 11, TP. HCM). Tại thời điểm cuối năm 2008, 90% vốn góp của Phú Vinh được sở hữu bởi Công ty Cổ phần An Phú. Tuy nhiên vào tháng 4/2011, An Phú đã bán toàn bộ cổ phần tại Phú Vinh cho một nhà đầu tư khác trong nước.
Hai năm sau, Phú Vinh được đổi tên thành VIPD và tăng vốn điều lệ lên 15 lần (từ 400 tỷ lên gần 6.000 tỷ đồng, sau tăng tiếp lên 12.000 tỷ đồng). VIPD chính là đơn vị đã chi gần 10.000 tỷ đồng để mua lại Vincom Centre A trên phố Nguyễn Huệ từ Vingroup. Trung tâm thương mại này sau đó được đổi tên thành Union Square và được biết đến rộng rãi là một trong 5 tòa nhà, khu đất của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại TP. HCM.
Còn Công ty Sài Gòn Star cũng được cho là có liên quan đến hệ thống Vạn Thịnh Phát, bởi đây là cổ đông lớn nhất trong Công ty TNHH Kinh doanh địa ốc New Life - đơn vị đã mua lại khách sạn Duxton Saigon trên phố Nguyễn Huệ với giá 49,24 triệu USD hồi quý I/2016.
Như vậy, Vạn Thịnh Phát đã chi phối tới 60% Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương. 25% thuộc về HFIC, 15% còn lại thuộc về 3 nhà đầu tư mới. Dù chưa công khai danh tính nhưng không loại trừ khả năng, 3 nhà đầu tư mới xuất hiện cũng có mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát.
Dự án SJC Tower bao giờ về đích?
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương là chủ đầu tư của dự án SJC Tower nằm tại khu tứ giác Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực, quận 1, TP. HCM. Dự án có tổng mức đầu tư 137 triệu USD, quy mô 6 tầng hầm và 54 tầng nổi.
Sau lễ khởi công, dự án SJC Tower vẫn chỉ là bãi đất trống
Theo bản công bố thông tin của HFIC, khu đất vàng dự án SJC Tower có diện tích 3791,7m2, thời hạn sử dụng đất đến năm 2057, nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Chủ đầu tư không phải nộp tiền thuê đất 9 năm 10 tháng do quy đổi chi phí bồi thường về đất hơn 212 tỷ đồng kể từ 26/01/2011, còn lại phải nộp tiền thuê đất 36 năm 11 tháng còn lại kể từ 12.2019.
Đây là khu phức hợp có chức năng trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê, nhà hàng khách sạn và các tiện ích dịch vụ đi kèm.
Dự án này đã được hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thuê đất, kiến trúc quy hoạch, chứng nhận độ cao, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên, trải qua 10 năm, dự án vẫn "án binh bất động".
Đầu tháng 12.2016, tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã tổ chức lễ khởi công dự án song sau lễ khởi công, dự án vẫn không có diễn biến nào mới. Thị trường đang kì vọng với màn tăng vốn gấp 3 lần và thay đổi cơ cấu cổ đông, SJC Tower sẽ có một tương lai rõ ràng hơn trong thời gian tới.
Theo Vĩnh Chi (Vietnamfinance)
Chứng khoán Artex dự kiến lên HNX trong quý I/2018 Ông Lê Tiến Đông, Phó Tổng giám đốc Artex cho biết, với thực trạng như hiện nay, Artex sẽ thực hiện đưa cổ phiếu chuyển lên niêm yết trên HNX ngay trong quý I/2018. Với lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2017 lên tới 46,7 tỷ đồng, cổ phiếu ART của Công ty cổ phần Chứng khoán Artex (Artex) là một trong...