Vì sao chưa lai dắt được tàu nước ngoài ra khỏi vùng biển Cù Lao Chàm?
Do biển động mạnh nên các đơn vị liên quan chưa thể lai dắt tàu nước ngoài không người lái ra khỏi vùng biển Cù Lao Chàm ( Quảng Nam), sau khoảng 1 tháng tàu này bị mắc cạn.
Sáng 2.1, ông Lê Xuân Hùng, Phó giám đốc Cảng vụ hàng hải Quảng Nam, cho biết liên quan đến tàu nước ngoài không người lái mắc cạn trên vùng biển Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP.Hội An, Quảng Nam), đến nay chủ tàu vẫn chưa thực hiện lai dắt con tàu này ra khỏi vùng biển Cù Lao Chàm.
Theo ông Hùng, chủ tàu đã liên hệ làm việc với các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Nam, nhưng do mùa này thời tiết biển đang xấu, biển động mạnh, không thể thực hiện lai dắt tàu.
Tàu nước ngoài không người lái trôi dạt từ vùng biển Philippines và bị mắc cạn tại biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Ảnh NAM THỊNH
Hiện lực lượng chức năng đã yêu cầu chủ tàu lên phương án lai dắt. Trong thời gian này, các cơ quan chức năng đã làm phao quây xung quanh con tàu, đề phòng nguy cơ tràn dầu ra khu bảo tồn biển. Đồng thời, các lực lượng chức năng cũng đang túc trực tại khu vực tàu đang neo đậu để sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất.
Trong khi đó, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho hay hiện chủ tàu và cơ quan chức năng đang triển khai hút dầu ra khỏi tàu, và việc này sắp hoàn tất. Ước tính số lượng dầu còn tồn trong các két trên tàu là khoảng 30.000 lít.
Ngoài ra, chủ tàu và cơ quan chức năng đang bàn thảo phương án hàn vá các lỗ thủng, làm nổi con tàu để lai dắt đến nơi xử lý. Khu bảo tồn đã đề nghị chủ tàu lai dắt ra khỏi khu bảo tồn và thực hiện công tác thanh tẩy, không để ảnh hưởng môi trường.
Sau khi con tàu trôi dạt và mắc cạn tại Việt Nam, chủ tàu đã ủy quyền cho đại lý bảo hiểm tại Đà Nẵng thực hiện các thủ tục xử lý. Hiện đại lý này đã bán thanh lý tàu cho doanh nghiệp thứ ba.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về phương án xử lý sự cố, bảo vệ môi trường do tàu King Rich bị trôi dạt vào vùng biển Cù Lao Chàm.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, yêu cầu phải tính toán chặt chẽ để không xảy ra sự cố, nhất là sự cố trong khu vực khu bảo tồn Cù Lao Chàm. Đồng thời, cho rằng phương tiện đang hoạt động bình thường, nhưng khi gặp sự cố tai nạn, thủy thủ rời tàu là đúng quy định. Do đó, khi tàu trôi dạt vào địa phận nước ta, phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ tàu làm công việc lai kéo, nhận lại tài sản.
Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 10 giờ 30 ngày 1.12.2023, tàu King Rich trôi dạt vào bờ biển đảo Cù Lao Chàm. Đến 11 giờ 5 phút cùng ngày, tàu mắc cạn tại khu vực bãi Dứa (thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp).
Tàu King Rich có quốc tịch Sierra Leone (Tây Phi), trọng tải gần 14.000 tấn, chiều dài 132 m, chiều rộng 21 m thuộc sở hữu Công ty TNHH Kindom trụ sở đăng ký tại TP.Đài Nam (Đài Loan).
Tàu không có hàng hóa, khởi hành từ cảng Kaohsiung (Đài Loan), khi đang đến vùng biển Philippines thì gặp thời tiết xấu, trục chân vịt tàu bị gãy. Toàn bộ 16 thuyền viên của tàu được một tàu gần đó cứu nạn, sau đó bàn giao cho cảnh sát biển Philippines.
Hiện tại, trên tàu các hầm hàng có tất cả 22 két không có dầu, trong khoang máy có tất cả 8 két dầu (6 két FO, 2 két DO) dùng để chạy máy của tàu.
Xem nhanh 12h ngày 2.1: Thời sự toàn cảnh
150 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng: Đã xác định độc tố
Kết quả kiểm nghiệm 12 mẫu thực phẩm lấy từ cơ sở bánh mì Phượng (ở TP.Hội An, Quảng Nam) sau vụ 150 người ngộ độc đã xác định khuẩn Bacillus cereus sinh độc tố.
Chiều 21.9, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Viện Pasteur Nha Trang đã gửi thông báo về kết quả kiểm nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì Phượng (ở đường Phan Châu Trinh, P.Minh An, TP.Hội An, Quảng Nam) khiến 150 người phải nhập viện cấp cứu.
Trước đó, sau khi tiếp nhận thông tin có nhóm người biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Phượng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Quảng Nam đã lấy mẫu, gửi Viện Pasteur Nha Trang đề nghị hỗ trợ kiểm nghiệm. Viện Pasteur Nha Trang đã thực hiện kiểm nghiệm 12 mẫu thực phẩm và 1 mẫu phân.
Sau khi ăn bánh mì Phượng, có 150 người nhập viện cấp cứu. Ảnh ROSE
Kết quả kiểm nghiệm mẫu chả heo (lấy mẫu sáng 11.9) cho kết quả dương tính với chủng Bacillus cereus sinh độc tố NHE (độc tố ruột không ly giải hồng cầu) và HBL (độc tố ly giải hồng cầu). Mẫu thịt heo xíu (lấy mẫu vào sáng 11.9) cho kết quả dương tính/25g với Salmonella spp.
Ngoài ra, các mẫu rau, xà lách, rau răm, hành, dưa leo (lấy mẫu cơ sở lưu vào sáng 12.9) cũng cho kết quả dương tính với chủng Bacillus cereus sinh độc tố NHE và dương tính/25g với Salmonella spp.
Mẫu thịt heo xíu (lấy mẫu cơ sở lưu vào sáng 12.9) cũng cho kết quả dương tính/25g với Salmonella spp. Mẫu xíu mại (lấy mẫu cơ sở lưu vào sáng 12.9) cho kết quả dương tính với Bacillus cereus sinh độc tố NHE.
Riêng 2 mẫu thịt heo xíu và xíu mại (chế biến xong lúc 19 giờ ngày 12.9, lấy mẫu lúc 10 giờ ngày 13.9) cho kết quả dương tính/25g với Salmonella spp. Ngoài ra, mẫu phân của một phụ nữ 71 tuổi (người nước ngoài) dương tính với Salmonella group D.
Ông Mai Văn Mười cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc này, ngành y tế đã ghi nhận tổng cộng 150 người ngộ độc phải nhập viện cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng. Đến sáng nay (21.9), tất cả bệnh nhân bị ngộ độc đã xuất viện.
Hàng trăm người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng: Chủ cơ sở gửi thư xin lỗi
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 12.9, Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Nam tiếp nhận thông tin 5 người trong 1 gia đình có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Phượng. Sau đó, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, tính đến hôm nay 21.9 ghi nhận tổng cộng 150 người ngộ độc.
Cơ quan chức năng đã yêu cầu tiệm bánh mì Phượng tạm ngưng hoạt động, chờ xác minh. Bà Trương Thị Phượng, chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng, cũng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng sau sự cố nhiều người bị ngộ độc do ăn bánh mì tại tiệm của bà.
Tàu nước ngoài đổi hàng chục phuy dầu thải để lấy lương thực Làm việc với lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thuyền trưởng tàu nước ngoài khai nhận đã đổi 40 phuy dầu thải để lấy lương thực, thực phẩm. Ngày 1.6, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu truy tìm đò máy chở 40 phuy dầu thải do một tàu nước ngoài đổi để lấy...