Vì sao chưa doanh nghiệp nào vay được gói 16.000 tỉ đồng để trả lương cho nhân viên?
Sau hơn 1 tháng triển khai, đến nay chưa doanh nghiệp nào vay được gói tín dụng 16.000 tỉ đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, cho biết tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngành ngân hàng nửa đầu năm, tổ chức sáng 16-6 tại TP HCM.
Gói tín dụng 16.000 tỉ đồng với lãi suất 0%/năm cho doanh nghiệp vay để trả cho người lao động ngừng việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được triển khai theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định số 15) của Thủ tướng.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc tích cực để triển khai gói tín dụng này, ban hành hàng lang pháp lý rõ ràng và cũng chuẩn bị sẵn nguồn tiền để Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân cho doanh nghiệp.
Sẽ sửa đổi, điều chỉnh quy định liên quan đến gói 16.000 tỉ đồng để doanh nghiệp tiếp cận được. Ảnh: Linh Anh
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều kiện để phê duyệt doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn là có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ 1-4 đến hết 30-3. Doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả cho người lao động ngừng việc. Đặc biệt, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31-12-2019…
“Mục đích của gói tín dụng này là trả lương cho người lao động có tay nghề, có trình độ… để giữ chân người lao động và doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau dịch nhanh hơn, có phương án sản xuất kinh doanh, không để họ đi doanh nghiệp khác. Dù vậy, trên thực tế các điều kiện tiếp cận khoản vay này không dễ nên chưa ai đáp ứng được” – ông Nguyễn Quốc Hùng giải thích.
Để tháo gỡ khó khăn này, vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tiêu chí để doanh nghiệp tiếp cận được. Hiện, hai cơ quan trên đã trình Chính phủ sửa đổi quyết định số 15 theo hướng giải ngân được gói tín dụng này nhằm sớm hỗ trợ doanh nghiệp.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng dành ra 16.000 tỉ đồng và đã ban hành thông tư về tái cấp vốn với đầy đủ chức năng cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, còn những đối tượng nào được tiếp cận gói này, trách nhiệm của từng bộ ngành và với vai trò đầu mối là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… Những cơ quan liên quan sẽ điều chỉnh, bổ sung quy định để gói tín dụng đến tay doanh nghiệp.
Hết tháng 5, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 1,96%
Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 5,74% cùng kỳ năm 2019 và 6,16% cùng kỳ năm 2018.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chủ trì cuộc họp báo.
Tại cuộc họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, định hướng những tháng cuối năm 2020 tổ chức chiều nay (5/6), ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hành Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã điều hành linh hoạt, kiểm soát lạm phát, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng.
Theo đó, đến ngày 29/5, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 3,4% so với cuối năm 2019; thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng được thông suốt.
Trong điều hành lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm từ 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN, giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5%/năm để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm.
Về điều hành tỷ giá, ông Quang cho biết, mặc dù thị trường quốc tế diễn biến phức tạp nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định, thanh khoản thông suốt. TCTD mua ròng từ khách hàng, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Đến cuối tháng 5/2020, tỷ giá trung tâm tăng 0,46% trong khi tỷ giá liên ngân hàng tăng 0,49% so với đầu năm.
Về điều hành tín dụng, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, bám sát diễn biến dịch Covid-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Dù vậy, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng nhấn mạnh, do tác động của đại dịch nên cầu tín dụng tăng thấp. Đến ngày 29/5, tín dụng chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với mức 5,74% cùng kỳ năm 2019 và 6,16% năm 2018.
Cũng theo báo cáo của lãnh đạo NHNN, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, hệ thống các TCTD đã tích cực triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 0,5-2,5%, thậm chí có ngân hàng thương mại còn giảm lãi suất cho vay tới 3-4%/năm.
"Việc cho vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh do các TCTD chủ động triển khai trên cơ sở đánh giá và chia sẻ với khách hàng, phù hợp với các quy định của pháp luật, khả năng tài chính và cân đối vốn của TCTD; tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn nhưng không nới lỏng, hạ thấp điều kiện tín dụng để đảm báo chất lượng tín dụng, duy trì tính lành mạnh, an toàn của hoạt động ngân hàng trong những năm tới", bà Giang cho biết.
Theo đó, dến 25/5, toàn hệ thống đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224 nghìn khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767,6 nghìn tỷ đồng cho gần 196,4 nghìn khách hàng; lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch.
Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện gia nợ cho 150,7 nghìn khách hàng với dư nợ 3.813 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho 75,2 nghìn khách hàng với dư nợ 1.567 tỷ đồng, cho va mới đối với 680 nghìn khách hàng với dư nợ 25,75 nghìn tỷ đồng.
Giảm một loạt lãi suất: Ngân hàng Nhà nước nói gì? Cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ...