Vì sao Chủ tịch Hạ viện Mỹ không nói chuyện với ông Trump suốt 1 năm?
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi mới đây một lần nữa lên tiếng về việc “không nói chuyện” trực tiếp với Tổng thống Donald Trump trong suốt một năm qua.
Trước đó, bà Pelosi từng nói rằng bà tránh tiếp xúc hay nói chuyện với Tổng thống Trump vì thấy “lãng phí thời gian”, vì vậy bà chọn cách liên lạc thông qua Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hoặc Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows.
Theo Sputnik, trong buổi phỏng vấn với kênh MSNBC hôm 16/10, bà Pelosi được hỏi liệu bà có đồng ý nói chuyện với ông Trump nếu “Tổng thống thử mở một kênh đối thoại” hay không, Chủ tịch Hạ viện trả lời “Điều đó còn phụ thuộc vào mục đích của cuộc nói chuyện là gì”.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Nguồn: Reuters
Bà Pelosi giải thích bà muốn thỏa thuận thông qua các kênh hòa giải hơn, ví dụ như việc bà đã đàm phán về các gói cứu trợ Covid-19 và cả thỏa thuận với Mexico và Canada cùng với Bộ trưởng Tài chính Mnuchin và các quan chức Nhà trắng khác.
“Vì vậy đó không phải là vấn đề nói chuyện trực tiếp giữa người với người, giữa Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống. Mà là vấn đề với vấn đề, kiến thức với kiến thức, phục vụ cho mục đích của cuộc đối thoại, chúng ta cần phải biết thách thức mà chúng ta đối mặt là gì và các giải pháp có thể là gì”, bà Pelosi giải thích.
Tuy nhiên, các cuộc họp bàn về những gói hỗ trợ Covid-19 đã đình trệ nhiều tháng nay, vì ông Trump cáo buộc bà Pelosi “gây nguy hiểm” cho quá trình đàm phán. Trong buổi vận động tranh cử tại Miami hôm 15/10, Tổng thống Trump cho rằng Chủ tịch Hạ viện “không muốn đàm phán vì bà ấy nghĩ rằng nó không tốt cho cuộc bầu cử của đảng Dân chủ”.
Lần cuối cùng bà Pelosi và ông Trump nói chuyện “mặt đối mặt” là vào ngày 16/10/2019, trong buổi họp của Nhà Trắng về việc rút binh lính Mỹ khỏi Syria. Cuộc họp kết thúc khi bà Pelosi đột ngột rời phòng họp cùng các thành viên đảng Dân chủ khác sau một cuộc cãi vã giữa bà và ông Trump.
Video đang HOT
Mối quan hệ giữa và Pelosi và ông Trump trở nên cực kỳ căng thẳng kể từ khi bà trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Bà Pelosi là nhân vật tuyến đầu của đảng Dân chủ trong nỗ lực “hạ bệ” ông Trump. Tổng thống Mỹ còn cho rằng mình là nạn nhân của “trò săn phù thủy” của đảng Dân chủ.
Ông Trump không trực tiếp đối mặt với bà Pelosi nhưng thường xuyên đăng tải lên Twitter những lời lẽ chỉ trích Chủ tịch Hạ viện, thậm chí còn gọi bà là “Nancy điên rồ”.
Đảng Dân chủ muốn loại ông Trump bằng lý do sức khỏe?
Đảng Dân chủ muốn đánh giá lại sức khỏe Tổng thống Trump trong khi ông chủ Nhà Trắng công bố đã được chữa khỏi covid-19.
Đảng Dân chủ đang rất nỗ lực để loại bỏ ông Trump ngay trước ngày bầu cử. Trong cuộc họp báo ngày 8/10, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi công bố ý định vận dụng đến Tu chính án 25 để loại Tổng thống Donald Trump khỏi vị trí lãnh đạo vì vấn đề sức khỏe của ông.
Chut tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi muốn loại bỏ ông Trump vì lý do sức khỏe.
Thông báo của văn phòng bà Pelosi cho rằng Tu chính án 25 giúp đảm bảo vị trí lãnh đạo cao nhất trong cơ quan hành pháp hoạt động hiệu quả và không bị gián đoạn.
Theo Tu chính án 25, phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống tạm quyền nếu tổng thống không thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình. Tu chính án này được phê chuẩn sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát vào năm 1963.
Truyền thông đưa tin bà Pelosi sẽ gặp các nghị sĩ để bàn bạc việc lập ủy ban mới nhằm đánh giá sức khỏe của Tổng thống Trump.
"Công chúng cần biết tình hình sức khỏe của tổng thống. Có một câu hỏi mà ông ấy từ chối trả lời là ông ấy đã xét nghiệm âm tính lần cuối cùng khi nào?" - bà Pelosi nói.
Giới quan sát cho rằng nỗ lực của bà Pelosi khó có thể thành hiện thực vì cần được Phó Tổng thống Mike Pence thông qua. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng đã lên tiếng phản đối ý định của Chủ tịch Hạ viện.
Về sức khỏe của Tổng thống Trump, nhà lãnh đạo ngày 8/10 nói trên đài Fox Business rằng đã đánh bại COVID-19 và đang cảm thấy rất tốt.
Bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley cho rằng Tổng thống Trump có thể gặp gỡ công chúng trở lại từ ngày 9/10 và nhà lãnh đạo đã tiến triển cực kỳ tốt trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, do cố vấn y tế của Tổng thống Trump, bác sĩ Fauci chưa lên tiếng về sức khỏe của ông Trump, nhiều người bày tỏ quan ngại về tình trạng thực sự của ông chủ Nhà Trắng.
Ủy ban Tranh cử quốc gia đã từ chối tổ chức vòng tranh luận thứ 2 giữa 2 ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 15/10 tới.
Ông Trump tích cực quảng cáo công dụng thử nghiệm của Mỹ
Trong khi phe Dân chủ vẫn bận rộn với việc loại bỏ ông khỏi vị trí lãnh đạo đất nước, Tổng thống Trump không bớt thời gian để quảng cáo cho phương pháp điều trị bệnh COVID-19 của nước Mỹ có thể giúp ông "chữa khỏi" căn bệnh này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/10 được tiêm kháng thể đơn dòng do công ty công nghệ sinh học Mỹ Regeneron sản xuất, bao gồm một cặp kháng thể đơn dòng nhằm vào protein đột biến mà virus corona chủng mới sử dụng để tấn công các tế bào khỏe mạnh của người.
Tổng thống Mỹ phát biểu ngoài Nhà Trắng, nơi ông đang được điều trị Covid-19 tại thủ đô Washington, trong video đăng trên mạng xã hội phát hành hôm 8/10. Ảnh: @realDonaldTrump/Reuters
Ông chủ Nhà Trắng sau đó tuyên bố liệu pháp Regeneron đã chữa khỏi bệnh cho mình, giúp ông rời quân y viện sau 4 ngày điều trị để trở về Nhà Trắng vào tối 5/10.
Regeneron và công ty dược phẩm Eli Lilly & Co đã nộp đơn lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xin cấp phép sử dụng khẩn cấp các sản phẩm kháng thể đơn dòng của mình.
Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng bước đầu của Eli Lily & Co cho thấy kháng thể đơn dòng giúp tỷ lệ nhập viện giảm 60%.
Eli Lily & Co ngày 8/10 cho biết họ đã đạt thỏa thuận với Quỹ Bill & Melinda Gates để đảm bảo liệu pháp kháng thể Covid-19 có thể được cung cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Liệu pháp này sẽ được sản xuất tại cơ sở Fujifilm Diosynth Biotechnologies ở Đan Mạch.
Theo tỷ phú Bill Gates, phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng có thể rẻ hơn nhiều so với những công thức đang được sử dụng để điều trị ung thư, viêm khớp dạng thấp và những bệnh khác, những phương pháp tốn kém tới hàng trăm nghìn USD mỗi năm.
"Dữ liệu ban đầu khá tốt. Nếu mọi thứ suôn sẻ, chi phí để can thiệp có thể chỉ vài trăm USD hoặc thậm chí chưa tới 100 USD" - vị tỷ phú Mỹ cho biết.
Tu chính án 25 không nhằm để 'hạ bệ' ông Trump? Dù dự luật liên quan đến Tu chính án 25 do bà Pelosi đề xuất nhắm vào sức khỏe của Tổng thống, ông Trump cho rằng nó nhắm đến ông Biden hơn là mình. Ông Trump cho rằng việc đảng Dân chủ định thành lập ủy ban đánh giá sức khỏe của ông là để dọn đường giúp ứng viên Phó Tổng thống...