Vì sao “chớ đánh rắn trong hang”?
Tục ngữ Việt Nam có câu “Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi”. Các nhà biên soạn từ điển giải thích và dẫn thêm nhiều dị bản đồng nghĩa:
- “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung – Vũ Thúy Anh – Vũ Quang Hào): “Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây [Chớ khua tổ kiến trên cây, chớ đánh cáo cầy ngoài nội]. Không nên đánh kẻ thù khi chúng đang ở thế thuận lợi”.
- “Kho tàng tục ngữ người Việt” (Nguyễn Xuân Kính – Nguyễn Thúy Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân): “Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây”; “Chớ đánh rắn ở trong hang” (Văn hóa truyền thống Liễu Đôi): Chớ làm việc nguy hiểm, viển vông, bất lợi; “Chớ khua tổ kiến trên cây, chớ đánh cáo cầy ngoài nội: Chớ làm những việc dại dột, không kết quả có khi lại lụy đến mình”.
- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Chớ chọc tổ kiến trên cây; chớ trêu cáo cầy ngoài nội. Chớ trêu chọc lũ kiến đang ở yên trên cây cũng như lũ cáo cầy đang sống yên lành ngoài nội (để khỏi bị những giống vật ấy nổi giận và quay lại làm hại). Hay dùng để nhắc mọi người chớ có làm kinh động những ai đang sống yên lành (mà dễ bị họ nổi giận và quay lại gây hại)”.
Mới đọc qua, có vẻ như cách giải thích của các nhà biên soạn từ điển không có gì cần phải bàn thêm. Nhưng suy cho kỹ sẽ thấy có vài điều chưa ổn.
Xét nghĩa đen, “rắn” có thể cắn chết người; “kiến” đốt người; “cáo cầy”, “đại bàng” săn bắt gia cầm, vật nuôi của người. Tuy nhiên, tất cả đều nhỏ bé và yếu thế trước sức mạnh của con người. Mặt khác, dân gian cho thấy những con vật này đều đang sống trong lãnh địa của chúng: “rắn trong hang” (vô hại), “tổ kiến trên cây” (không đụng chạm gì đến con người), “cáo cầy ngoài nội” (cách biệt xóm làng), “đại bàng trên núi”, “đại bàng trên mây”, thậm chí là “đại bàng trên chín tầng mây” ( hẻo lánh, quá xa cách). Nghĩa là chúng không hề xâm phạm lãnh địa hay gây nguy hiểm, làm hại gì đến con người.
Nếu cho rằng “chúng đang ở thế thuận lợi” (như cách giải thích của từ điển Nhóm Vũ Dung) thì có lẽ phải hiểu ngược lại mới đúng. Vì “rắn trong hang” ở thế bị động, dễ bị tiêu diệt; “tổ kiến trên cây” dễ diệt gọn tận gốc; còn “cáo cầy ngoài nội”, “đại bàng trên chín tầng mây” thì sự thuận lợi của chúng có chăng chỉ là dễ dàng thoát khỏi sự tìm diệt của con người mà thôi. Điều đáng chú ý là dân gian dùng từ “đánh”, “khua”, “chọc”, “trêu”, chứ không phải “bắt” (săn bắt). Theo đó, con người có thể săn bắt những đối tượng ấy để lấy thịt hoặc đánh giết khi bị chúng tấn công, gây hại nhưng bỗng dưng đi lùng bắt, giết chúng thì không nên.
Xét các con vật xuất hiện trong câu tục ngữ thì rắn có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, rắn chỉ tấn công một khi con người (vô tình hay hữu ý) đụng chạm đến chúng mà thôi.
Video đang HOT
Như vậy, về nghĩa đen, câu tục ngữ “Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi” [dị bản "Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây"; "Chớ chọc tổ kiến trên cây, chớ trêu cáo cầy ngoài nội"...] cho chúng ta thấy một quan điểm ứng xử với thế giới tự nhiên của dân gian: không phá hại, xâm hại môi trường sống của muông thú khi mà chúng không hề gây hại gì cho con người; nghĩa bóng: trong các mối quan hệ xã hội, nếu người khác không đụng chạm, xâm hại đến quyền lợi của mình thì mình cũng nên không nên cố tình gây sự, làm những việc không đâu, tránh những rắc rối không đáng có.
Hoàng Tuấn Công
Theo nld.com.vn
Bí mật cực sốc ở địa điểm biệt lập nhất thế giới
Một số địa điểm biệt lập nhất thế giới nằm ở những vùng xa xôi, hẻo lánh ẩn chứa nhiều điều bí mật. Những điều này khiến dư luận vô cùng tò mò muốn tìm hiểu.
Ngôi làng Oymyakon ở Nga là một trong những địa điểm biệt lập nhất thế giới có người sinh sống.
Theo ước tính, khoảng 500 người sinh sống tại làng Oymyakon. Do nơi đây vô cùng lạnh giá nên hệ thống ống nước trong nhà của người dân thường xuyên bị đóng băng.
Thêm nữa, dân làng Oymyakon sống trong bóng tối 21 giờ một ngày với nhiệt độ trung bình -58 độ. Do không trồng được rau nên chế độ ăn của người dân nơi đây thường là cá đông lạnh và thịt tuần lộc.
Quần đảo Kerguelen là một phần của vùng lãnh thổ phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp. Địa điểm này còn được gọi là "quần đảo cô độc".
Kerguelen là hòn đảo chính của quần đảo. Nó được bao quanh bởi 300 hòn đảo lớn nhỏ khác nằm trải dài trên diện tích khoảng 6.200 km2. Quần đảo cũng được bao bọc bởi các sông băng.
Theo các chuyên gia, mỗi năm quần đảo Kerguelen có khoảng 300 ngày mưa và tuyết.
Do điều kiện sống khắc nghiệt và xa xôi, hẻo lánh nên không có cư dân bản địa sinh sống. Chỉ có các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kĩ sư người Pháp sống trên đảo.
Đảo Socotra của Yemen là một trong những địa điểm hẻo lánh nhất trên Trái đất. Nơi đây nổi tiếng với sự tồn tại của loài cây máu rồng vô cùng đặc biệt.
Ngoài cây máu rồng, hòn đảo Socotra còn là "mái nhà" của hơn 800 loài thực vật quý hiếm. 1/3 trong số những loài thực vật ở Socotra không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Một sự thật khó tin khác là phải tới năm 2011, đảo Socotra - nơi có khoảng 40.000 cư dân sinh sống - xây dựng con đường đầu tiên.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Tận mắt sư tử đực liên minh để bảo vệ lãnh thổ Nhóm 6 con sư tử đực liên minh với nhau để bảo vệ lãnh địa và tìm kiếm bạn tình trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Nhom 6 con sư tư đưc liên minh vơi nhau đê kiêm soat môt khu vưc rông lơn trong vươn quôc gia Kruger, Nam Phi. (Nguôn: Daily Mail) Nhiêp anh gia Ronesh Parbhoo theo doi va...