Vì sao “chính quyền Biden” sẽ là cơn ác mộng với Nga?
Giọng điệu chống Nga gay gắt cùng những căng thẳng cũ mới đan xen là lý do khiến điện Kremlin lo lắng về một nước Mỹ do ông Joe Biden làm Tổng thống.
Gia tăng các lệnh trừng phạt
Bất chấp những lệnh trừng phạt cứng rắn và những lời chỉ trích mạnh mẽ, Nga vẫn không phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, người được cho là có mối quan hệ dường như thân thiết với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: CNBC
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tất cả những điều trên có thể sẽ thay đổi nếu ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 tới. Giới quan sát cho rằng, chiến thắng của ông Biden làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Moscow, đồng thời làm dấy lên khả năng về những lệnh trừng phạt mới sẽ áp lên Nga.
Một số quan chức cấp cao của Nga cùng một số ngành quan trọng của nước này hiện đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế, từ vấn đề sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014 cho tới cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 và cáo buộc liên quan đến vụ đầu độc một điệp viên ở Anh năm 2018.
Andrius Tursa, cố vấn khu vực Trung và Đông Âu thuộc Cơ quan Tình báo Teneo nhận định, chiến thắng của ông Biden sẽ cải thiện mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu, đồng thời chứng kiến “sự nối lại các cam kết của Mỹ với NATO”, vốn được châu Âu vô cùng hoan nghênh.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, kết quả như vậy tức là mối quan hệ giữa Mỹ và Nga “chủ yếu sẽ đi xuống” và dẫn ra những diễn biến gần đây cho thấy sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa điện Kremlin và phe Dân chủ ở Mỹ.
“Nhìn chung, việc ông Biden có thể trở thành Tổng thống sẽ đem đến tác động tiêu cực cho Moscow và có thể dẫn đến sự suy yếu quan hệ song phương, cả trên ý nghĩa biểu tượng và thực tế. Ứng viên Joe Biden của đảng Dân chủ từ lâu đã duy trì lập trường cứng rắn với chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin”, chuyên gia Tursa cho hay.
“Sự không hài lòng của điện Kremlin với ông Biden diễn ra từ thời ông ấy còn là Phó Tổng thống, đặc biệt khi ông ấy thúc đẩy lệnh trừng phạt chống lại Nga nhằm phản ứng trước sự kiện sáp nhập Crimea năm 2014″.
Cả Nga và Ukraine vẫn né tránh việc tìm kiếm một giải pháp thực sự về vấn đề Crimea và những giao tranh ở khu vực Donbass thuộc phía đông Ukraine. Chuyên gia Tursa cho rằng nếu không đạt được tiến triển thực chất về giải pháp cho cuộc xung đột ở Donbass và Crimea, những tâm điểm ông Biden từng chú trọng tới khi là Phó Tổng thống, “Moscow hầu như không thể mong đợi gì về việc dừng đáng kể các lệnh trừng phạt”, đồng thời đặt ra khả năng chính quyền ông Biden có thể sẽ thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt hiện nay. Nguy cơ về các lệnh trừng phạt mới cũng có thể gia tăng, chuyên gia này cho hay.
Video đang HOT
Học cách “chịu đựng” nhau
Dù vậy, theo chiến lược gia cấp cao tại Công ty Quản lý Tài sản Bluebay, bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào nhằm vào Nga đều sẽ không thể tiến hành ngay lập tức. Nhà phân tích này đánh giá: “Mặc dù tôi cho rằng bản chất mối quan hệ Mỹ – Nga vẫn theo chiều hướng ngày càng xấu đi nhưng tôi không chắc chúng ta sẽ chứng kiến việc áp đặt bổ sung ngay lập tức các lệnh trừng phạt lên Nga”.
“Họ sẽ không trừng phạt Nga chỉ vì mục đích trừng phạt. Họ sẽ muốn một hướng tiếp cận hợp lý và logic”, ông Timothy Ash cho hay và nhấn mạnh rằng, “việc duy trì mối quan hệ giống như làm ăn với Nga có ý nghĩa quan trọng với Mỹ để đảm bảo việc phân phối các lợi ích chiến lược của Washington”.
Chuyên gia này cũng cho rằng, dưới thời ông Biden, Mỹ và Nga sẽ phải “học cách chấp nhận những khía cạnh mà họ có thể “chịu đựng” nhau, cũng như tìm cách hòa hợp với nhau trong những lĩnh vực cụ thể mà 2 bên có chung lợi ích, chẳng hạn như kiểm soát vũ khí và giảm các nguy cơ xung đột ở những khu vực mà 2 bên cạnh tranh về lợi ích chiến lược như Ukraine, Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ. Các lệnh trừng phạt sẽ là một phần trong bộ công cụ như vậy chứ không phải chỉ là một công cụ riêng lẻ”.
Tuy nhiên, kiểm soát vũ trang là vấn đề mà cả Nga và Mỹ đều có lợi ích chung. Năm 2019, ông Biden cho thấy ông muốn mở rộng hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ, hay còn được biết tới là Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới ( New START), hoặc thực hiện một hiệp định nào đó tương tự vậy.
“Dựa trên những tuyên bố gần đây từ cả hai bên, việc đàm phán một Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới là khía cạnh có thể đạt được sự tiến triển nếu ông Biden đắc cử. Tuy nhiên, thời gian để thực hiện việc này sẽ vô cùng gắt gao bởi hiệp ước trên sẽ hết hạn ngày 5/2/2021″, chuyên gia Tursa đánh giá.
Bản thân Nga cũng thừa nhận rằng việc kiểm soát vũ khí là một động lực tích cực nếu ông Biden trở thành Tổng thống. Hồi đầu tháng 10, Tổng thống Putin đã chỉ trích điều mà ông cho là “giọng điệu chống Nga gay gắt” từ ông Biden, song cũng khẳng định, ông hoan nghênh những bình luận của ông Biden liên quan đến việc gia hạn New START./.
Mỹ phủ đầu yếu ớt, Nga phản đòn cứng rắn...
Mỹ thẳng thừng bác bỏ đề xuất của Nga về gia hạn New START, nhưng khẳng định Mỹ nghiêm túc trong kiểm soát vũ khí để giữ an toàn cho thế giới.
Đòn phủ đầu yếu ớt
Ngày 16/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất với Mỹ gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), vốn sẽ hết hạn vào tháng 2/2021, thêm 1 năm mà không có bất kỳ điều kiện nào. Tuy nhiên, ngay lập tức, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien đã bác bỏ đề nghị của Tổng thống Putin, đồng thời cho rằng cả 2 bên đều phải hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân trong suốt thời gian này.
Ông O'Brien nói: "Phản hồi hôm nay của Tổng thống Putin về việc gia hạn New START mà không giữ nguyên số đầu đạn hạt nhân là một đề nghị không khả thi". Theo ông O'Brien, Mỹ đã đề xuất gia hạn New START thêm 1 năm để hai bên có thời gian kéo dài đàm phán tới sau thời điểm hiệp ước hết hiệu lực vào tháng 2/2021, qua đó hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới này phải "đóng băng" số lượng đầu đạn hạt nhân trong giai đoạn tạm thời này.
Tổng thống Nga Putin bất ngờ đề xuất gia hạn New START thêm 1 năm
Trong một tuyên bố trên Twitter, ông O'Brien nhấn mạnh: "Đề xuất trên (của Mỹ) sẽ là thắng lợi cho cả hai bên, và chúng tôi tin rằng phía Nga sẵn sàng chấp nhận đề xuất này khi tôi gặp người đồng cấp (Nga) tại Geneva. Mỹ nghiêm túc trong vấn đề kiểm soát vũ khí để giữ cho toàn thế giới được an toàn. Chúng tôi hy vọng Nga sẽ đánh giá lại lập trường của mình trước khi một cuộc chay đua vũ trang tốn kém xảy ra".
Trước đó ngày 13/10, Nga đã phủ nhận những tuyên bố của Mỹ về việc Mỹ và Nga đã đạt được một "thỏa thuận về nguyên tắc" liên quan đến việc gia hạn New START, cũng như phủ nhận quan điểm cho rằng một thỏa thuận có thể sẽ được ký kết trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Phản ứng của Nga được đưa ra sau khi đặc phái viên của tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí, ông Marshall Billingslea, bày tỏ tin tưởng "sẽ đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc ở cấp cao nhất giữa hai chính phủ" về việc Mỹ gia hạn hiệp ước New START "trong một khoảng thời gian" với điều kiện Nga đồng ý hạn chế và "đóng băng" kho vũ khí của mình.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cũng phản đối những bình luận trên, nhấn mạnh rằng quan điểm của Mỹ về việc Nga giữ nguyên kho vũ khí hạt nhân như một phần của thỏa thuận gia hạn New START giữa hai nước là "không thể chấp nhận được". Ông Ryabkov nói: "Nga không phản đối việc giữ nguyên này, nhưng Nga cần giải quyết các vấn đề ổn định chiến lược như một vấn đề tổng thể".
Thêm vào đó, ông Ryabkov cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ không thể đạt được một thỏa thuận về kiểm soát vũ khí chiến lược từ phía Moscow trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Nga phản đòn cứng rắn
Giữa lúc vẫn bất đồng với Mỹ về New START, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu mới đây cho biết Nga sẽ triển khai thêm hai hệ thống tên lửa hành trình siêu âm Avangard - loại tên lửa "có thể đạt tốc độ siêu vượt âm trong các tầng khí quyển dày đặc, thay đổi hướng đi và độ cao, xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa" - tại căn cứ của lực lượng tên lửa chiến lược ở Orenburg của Nga vào cuối năm nay. Cũng theo ông Shoigu, trước đó, Nga đã có "tổng cộng 597 cơ sở liên quan đến lực lượng hạt nhân chiến lược đã được đưa vào vận hành".
Ban đầu, chính quyền của Tổng thống Trump phản đối việc gia hạn New START, thay vào đó kêu gọi một thỏa thuận đa phương với Nga và Trung Quốc nhưng không thành. Phía Mỹ vẫn nhất quyết muốn có sự tham gia của Trung Quốc - nước có chương trình hạt nhân đang phát triển nhanh chóng và không phải đối mặt với sự hạn chế của hiệp định nào, cho dù sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc vẫn chưa là gì so với quy mô các kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ.
Trung Quốc từ chối tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí với Mỹ
Ông Billingslea nhấn mạnh: "Chúng tôi thúc đẩy hàng loạt biện pháp cho phép Nga giữ nguyên kho vũ khí hạt nhân của họ bằng cách 'đóng băng' và chúng tôi sẵn sàng chấp nhận các biện pháp tương tự. Tuy nhiên, mọi thứ chúng tôi đạt được với Nga phải nằm trong khuôn khổ và phải theo cách thức cho phép mở rộng thỏa thuận đó với Trung Quốc khi rốt cục họ được được tới bàn đàm phán".
Đặc phái viên của Trung Quốc về vấn đề giải trừ vũ khí Li Song hôm 13/10 tái khẳng định quan điểm của Bắc Kinh, theo đó cho rằng việc tham gia đàm phán với Mỹ và Nga về hiệp ước nói trên là "nực cười". Bình luận trên mạng xã hội Twitter, Li Song khẳng định: "Chỉ có hai kho vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Không có ba".
Hiệp ước New START được Mỹ và Nga ký năm 2010. Đây là thỏa thuận song phương duy nhất giới hạn kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Theo Hiệp ước này, mỗi nước chỉ có thể triển khai 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom tầm xa mang bom hạt nhân; không nhiều hơn 1.550 đầu đạn hạt nhân tầm xa; không nhiều hơn 800 bệ phóng ICBM, SLBM, máy bay ném bom có thể mang bom hạt nhân được triển khai hoặc chưa được triển khai.
Nga cung cấp thêm thông tin về tên lửa siêu thanh Avangard khi Mỹ từ chối gia hạn New START
Giới chuyên gia nhận định New START là một thành công trong tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân, bởi ở giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Nga và Mỹ mỗi nước sở hữu hơn 10.000 phương tiện có thể mang bom hạt nhân tấn công bên kia.
Hiệp ước New START sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021 và có thể gia hạn 5 năm nếu hai bên đồng ý. Mỹ từng nhiều lần khẳng định sẵn sàng gia hạn hiệp ước New START với Nga dù trong ngắn hạn, nhưng với một số điều kiện đi kèm. Mỹ muốn đảm bảo một chế độ kiểm chứng hiệu quả được thực hiện để khôi phục lòng tin về việc các bên tham gia sẽ tuân thủ các cam kết theo thỏa thuận trong tương lai.
Trước đó, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với cáo buộc Nga "sản xuất và đưa ra thực địa năng lực tấn công bị cấm trong INF". Mỹ cho rằng Nga phát triển tên lửa hành trình SSC-8 được cho là có tầm bắn vươn tới Tây Âu. Về phần mình, Nga cáo buộc Mỹ "phạm sai lầm nghiêm trọng" khi quay lưng lại với INF và chỉ trích "chiến dịch tuyên truyền của" Washington nhằm đổ hết lỗi cho Moscow về sự sụp đổ của INF. Mới đây nhất, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, vốn cho phép hai nước có thể bay trên không phận các khu vực nhạy cảm của nước kia.
Putin muốn Nga - Mỹ gia hạn hiệp ước hạt nhân Tổng thống Putin đề xuất Nga và Mỹ gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START trong ít nhất một năm mà không kèm điều kiện. "Về vấn đề này, tôi đề xuất gia hạn hiệp ước hiện tại mà không cần bất kỳ điều kiện nào trong ít nhất một năm, để có thể tiến hành các cuộc...