Vì sao Chính phủ tiếp tục lùi sửa đổi Luật Đất đai?
Chính phủ vừa đề nghị rút dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình xây dựng luật năm 2020.
Trong phiên họp toàn thể lần thứ 27 diễn ra mới đây, Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã cho ý kiến vào tờ trình đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Lần thứ 2 Luật Đất đai sửa đổi bị rút khỏi chương trình xây dựng luật của Quốc hội
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong chương trình xây dựng luật năm 2020, Chính phủ đề nghị rút 1 dự án là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Nguyên nhân là một số vấn đề phức tạp trong nội dung của dự án luật cần có thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá kỹ hơn. Cụ thể là một số vấn đề như: Khung giá đất; kinh tế, tài chính đất đai; thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng, giải quyết hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; quản lý đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp; tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, an ninh lương thực; việc sử dụng đất có yếu tố nước ngoài; quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh, chính sách quản lý, sử dụng đất tôn giáo…
Cũng theo Bộ trưởng Lê Thành Long, kế hoạch, định hướng sửa đổi Luật Đất đai đã được Thường trực Chính phủ thảo luận. Theo Chính phủ, với tính chất quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, Luật Đất đai tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật này tại thời điểm diễn ra đại hội Đảng các cấp sẽ có tác động lớn đến ổn định chính trị – xã hội, không loại trừ khả năng các thế lực thù địch lợi dụng, kích động làm cho khiếu kiện gia tăng.
Hơn nữa, sau Đại hội Đảng XIII, nghị quyết mới sẽ được ban hành. Đây là nghị quyết mang tính chiến lược, toàn diện, đầy đủ và có tính chất lâu dài về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cho giai đoạn mới, trong đó có nội dung về đất đai.
Vì vậy, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên Môi trường tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện các quy định của luật Đất đai hiện hành, định hướng sửa đổi, bổ sung toàn diện luật Đất đai sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Trước đó, tại kỳ họp 7 (5/2019), Chính phủ đã xin rút dự án này để trình vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình và đề nghị lùi dự án luật này sang kỳ họp 9 (5/2020).
Trao đổi với DĐDN, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, quan điểm sửa đổi của Bộ tập trung vào 3 mục tiêu lớn xuyên suốt là quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy được nguồn đất đai cho phát triển kinh tế; tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về chính sách đất đai, hoàn thiện các quy định về quyền của người sử dụng đất để thúc đẩy phát triển; giải quyết, giảm khiếu kiện trọng lĩnh vực đất đai.
Video đang HOT
Bộ Tài nguyên Môi trường dự kiến xem xét sửa đổi, bổ sung 8 nhóm chính sách lớn gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kinh tế, tài chính đất đai và phát huy nguồn lực đất đai; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về thu hồi đất; về chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp để thúc đẩy tập trung đất đai; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về việc quản lý, sử dụng đất của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai và các Luật có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Lâm nghiệp…
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 cần tập trung khắc phục việc Luật Đất đai 2013 không đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật, từ Hiến pháp đến hàng loạt bộ luật. Hệ thống pháp luật ban hành sau năm 2013 đều có những điều mà Luật Đất đai không quy định hoặc có quy định nhưng không đồng bộ.
“Việc sửa đổi Luật Đất đai có tầm ảnh hưởng quá lớn nên phải thận trọng, kỹ lưỡng, tránh việc áp dụng vào thực tế lại tiếp tục có thêm những thiếu sót như hiện tại. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án luật” – ông Hà khẳng định.
PHƯƠNG UYÊN
Hàng ngàn hộ dân Bến Tre có nước ngọt miễn phí từ trạm cấp nước mới
Ngày 6/4, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã hoàn thành việc lắp đặt trạm cấp nước ngọt miễn phí tại Bến Tre. Hàng ngàn hộ dân địa phương đã vui mừng nhận nguồn nước về sử dụng.
Trạm cấp nước được lắp đặt tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Trạm được Bộ Tài nguyên và Môi trường lắp đặt, nhằm hỗ trợ hàng ngàn hộ dân địa phương có được nước ngọt sinh hoạt đến hết mùa khô năm 2020.
Đây là việc làm nhằm thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, tại Văn bản số 1696/BTNMT-TNN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ, về việc hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt phục vụ chống hạn, xâm nhập mặn các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hàng trăm hộ dân xã An Khánh nô nức mang can, thùng đi hứng nước. Ảnh: H.M.H
Ông Huỳnh Thuyết Trình, ngụ ấp 6, xã An Khánh cho biết: "Trong thời gian qua, ở địa phương nước mặn xâm nhập cao độ, không tưới được cho vườn cây ăn quả, chỉ có một vài hộ mua nước từ các sà lan về tưới cầm chừng cho vườn cây.
Còn nước sinh hoạt, ăn uống thì phải mua nước từ các phương tiện vận chuyển khác nhưng chi phí rất đắt đỏ. Vì thế, hôm nay có được nguồn nước ngọt miễn phí này, ngươi dân rất vui mừng mang phương tiện đến lấy về dùng trong gia đình".
Người dân mừng vui được "giải cơn khát" giữa mùa hạn mặn. Ảnh: H.M.H
Còn ông Nguyễn Văn Hiền, ngụ ấp 7 xã An Khánh thì cho rằng, ông sinh ra và lớn lên ở xứ dừa này trên 50 năm nhưng chưa năm nào người dân gặp khốn khó nguồn nước ngọt như năm nay. Theo ông Hiền, có được nguồn nước ngọt quý giá này, ngươi dân ở đây ai cũng rất vui mừng vì "giải cơn khát" nước ngọt mùa hạn mặn.
"Thật sự, bà con chúng tôi xem nguồn nước ngọt này quý hơn tiền bạc, bởi có tiền nhưng nhiều lúc không mua được nước ngọt mà dùng. Do đó, có được nguồn nước quý hiếm này, chúng tôi động viên nhau tiêu xài tiết kiệm, chỉ dùng để nấu ăn uống, còn tắm giặt hay tưới tiêu phải sử dụng từ nguồn nước khác" - ông Hiền vui vẻ nói.
Nước ngọt được chở về nhà bằng xe gắn máy. Ảnh: H.M.H
Ông Đỗ Văn Lập - Trưởng ấp An Thạnh (xã An Khánh, huyện Châu Thành) cho biết, ấp An Thạnh có 391 hộ với 1.524 nhân khẩu. Địa bàn ấp nằm tiếp giáp bờ sông, có nhiều con rạch nhỏ dẫn nước vào tưới tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, thời gian qua, nước trên sông, rạch đã bị nhiễm mặn sâu, nguồn nước sinh hoạt của nhà máy nước tại địa phương đều nhiễm mặn cao.
Theo ông Lập, mặc dù, địa phương đã có nhiều phương án trữ nước ngọt, nhưng do mặn kéo dài và xâm nhập sâu nên đến thời điểm này, nhiều hộ dân ở xã An Khánh đã hết nước sinh hoạt.
Khoảng 2 tháng nay, người dân ở đây phải sử dụng nước mặn để sinh hoạt, khoan giếng lấy nước ngọt hoặc mua nước ngọt từ các phương tiện vận chuyển tới để ăn uống, tắm giặt và tưới tiêu cho cây trồng.
Hiện tại, địa phương đang sử dụng 6 xe bồn để chuyên chở nước cho các hộ dân trong xã và đã thông báo hàng ngàn hộ dân ở các địa bàn lân cận trực tiếp đến lấy nguồn nước ngọt đã qua xử lý. Người dân quanh xã chủ yếu sử dụng xe máy và các phương tiện cá nhân tự chế để có thể chuyên chở từ 60 đến 750 lít cho một lần lấy nước.
Theo kế hoạch riêng xã An Khánh, mỗi ngày trung bình người dân trong xã cần lấy khoảng 70.000 lít nước từ nguồn nước này, cung cấp cho hầu hết người dân trong xã.
Ngày 6/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giao lại quyền quản lý và vận hành trạm cấp nước cho địa phương. Ảnh: H.M.H
Trong những ngày tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền huyện Châu Thành và các đơn vị liên quan để thông báo cho các xã lân cận, lực lượng công an, quân đội, dân quân sử dụng các xe bồn lớn với công suất từ 5 đến 10m3 để chuyên chở phân phối cho nhân dân các xã lân cận, sử dụng hiệu quả nguồn nước quí giá trên ứng phó khẩn cấp tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Trong ngày 6/4, Trung tâm Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia sẽ chính thức bàn giao và đưa vào vận hành điểm cấp nước này cho UBND tỉnh Bến Tre để vận hành cấp nước cho nhân dân trong mùa khô năm 2020.
Ông Đoàn Văn Đảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre cho biết, ngay từ đầu năm 2020 tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, xâm nhập mặn sớm và sâu, đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh hoạt, đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre.
Theo ông Đoàn Văn Đảnh, hiện tại, Bến Tre có hơn trăm ngàn hộ dân sinh sống xa trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển; trên các cù lao, cồn trên sông Hàm Luông, Sông Tiền, Cổ Chiên; cặp theo các trục kênh rạch sâu trong ruộng vườn thiếu nước sinh hoạt, do hết nguồn nước dự trữ.
Đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre đã tiếp nhận trên 34 tổ chức, cá nhân hỗ trợ hàng nghìn bồn chứa nước, máy lọc nước, can nhựa; rất chuyến xe, tàu chở nước ngọt đến cung cấp miễn phí đã giúp người dân vượt qua khó khăn trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt như hiện nay.
Theo kế hoạch, tiếp theo trạm cấp nước tại Bến Tre, trong giai đoạn I thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia sẽ triển khai đồng thời 4 điểm nữa trên địa bàn các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Hoàng Hưng
Quốc hội chuyên nghiệp hơn khi tăng đại biểu chuyên trách Nên tăng tỉ lệ số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên mức 37-40% tổng số đại biểu. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự cuộc đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, do Văn phòng Quốc hội tổ chức tổ chức tại...