Vì sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh?
Vì sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh, dù loài chim này có cơ thể rất bé nhỏ?
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết chim yến có thể bay liên tục trong thời gian dài, nhưng phải đến năm 2016 họ mới có chứng cứ xác thực và con số cụ thể.
Vì sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh?
Theo ScienceAlert, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Lund (Thụy Điển) đã gắn thiết bị theo dõi vào thân 13 con yến để ghi lại quãng đường bay của chúng trong suốt 2 năm.
Bạn có biết vì sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh? (Ảnh: N. Camilleri)
Họ nhận thấy 3 con trong số đó không hề hạ cánh trong 10 tháng liền. Chúng chỉ nghỉ trong vòng 2 tháng khi đến mùa sinh sản, sau đó lại tiếp tục sải cánh trên bầu trời. Những chú chim còn lại có thời gian hạ cánh rất ngắn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chim yến nói trên đã thay lông trên bầu trời. Chúng mọc lông đuôi và lông cánh mới trong khi bay.
“Chuyến bay kéo dài 10 tháng này là quãng thời gian bay lâu nhất từng được ghi nhận ở các loài chim“, Anders Hedenstrom, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
Vậy tại sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh? Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy kích thước đôi cánh của chúng lớn hơn rất nhiều so với cơ thể. Đặc điểm này giúp chim yến tạo ra lực nâng lớn hơn trong khi bay, tốc độ bay đạt hàng trăm km mỗi giờ.
Chin yến có thể bay liên tục trên bầu trời còn là nhờ thói quen ăn uống độc đáo. Chúng có thể săn trực tiếp côn trùng trong chuyến bay bằng cách phát hiện ra con mồi và há to miệng đớp lấy. Nhờ đó, chúng có thể liên tục bổ sung năng lượng ngay trên bầu trời mà không cần hạ cánh.
Video đang HOT
Thậm chí, loài chim này chỉ cần mở miệng lướt qua mặt nước để uống nước chứ không cần đáp xuống bờ suối hay những nơi có nước như các loài chim khác.
Một điều kỳ lạ nữa là loài chim này có thể hoàn thành nhiệm vụ sinh sản ngay trên không. Việc giao phối của chim yến được thực hiện thông qua lỗ huyệt; chúng dễ dàng căn vị trí để ghép đôi khi đang bay. Phương pháp giao phối độc đáo này được gọi là “nụ hôn cloacal”.
Do khả năng bay tuyệt vời và có thể thực hiện mọi hoạt động khi đang ở trên không nên chim yến không cần nghỉ nhiều. Điều này giải thích vì sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh.
Vì sao yến được gọi là “loài chim không chân”?
Yến là loài chim quý có mặt ở nhiều nước Đông Nam Á và những quốc gia có khí hậu ôn đới, nhiệt đới. Bộ lông của chim yến có màu đen hoặc hơi nâu, con đực và con cái khá giống nhau.
Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của loài chim yến là đôi chân. Chúng có đôi chân ngắn đến nỗi chúng ta khó nhìn thấy bằng mắt thường, vì thế yến còn được mệnh danh là “loài chim không chân”. Hầu như chúng ta chỉ nhìn thấy loài chim này trên bầu trời, ít khi bắt gặp nó dừng lại và đi bộ.
Bù lại, yến có sải cánh lớn, đặc điểm này cùng với thân hình thoi giúp chúng bay lượn nhẹ nhàng trên bầu trời. Một khảo sát được thực hiện trên 80 loài chim cho thấy, yến là một trong những loài bay nhanh nhất thế giới, vận tốc bay tối đa có thể lên đến 130-160km/h.
Chim yến có chu kỳ sinh sản ngắn. Thời gian từ lúc chúng bắt đầu làm tổ đến khi con non có thể bay chỉ khoảng 115-132 ngày. Như vậy, mỗi năm, yến có thể làm tổ 2-3 lần.
Loài chim không biết bay kỳ lạ bất ngờ 'sống dậy' sau 136.000 năm tuyệt chủng
Vì sao phải tới 136.000 năm sau loài chim này mới xuất hiện trở lại?
Vào năm 2019, các nhà khoa học đã tìm thấy một loài chim lạ tại đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng khiến họ vô cùng bối rối bởi loài chim này đã tuyệt chủng từ 136.000 năm trước trong một cơn đại hồng thủy xảy ra trước kỷ băng hà cuối cùng. Vậy loài vật này làm cách nào "sống dậy" sau ngần ấy năm biến mất?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu về loài động vật này.
Loài chim không biết bay
Loài chim mà chúng ta nhắc tới ở trên được các nhà khoa học xác định là gà nước cổ trắng Aldabran. Gà nước cổ trắng Aldabran (danh pháp khoa học là Dryolimnas cuvieri aldabranus) thuộc họ Gà nước Rallidae và bộ Sếu Gruiformes.
Loài chim này đã tuyệt chủng từ 136.000 năm trước trong một cơn đại hồng thủy xảy ra trước kỷ băng hà cuối cùng. (Ảnh: Pixabay)
Gà nước họng trắng có chiều dài cơ thể khoảng 25 cm. Con trống và mái rất khác nhau. Con trống có lưng màu nâu, đầu và ngực nâu đỏ nhưng phần trên và ngực con mái màu xám nhạt. Cả con trống và mái đều có sọc đen trắng đậm ở sườn, bụng và dưới đuôi, ngón chân dài và đuôi ngắn.
Cơ thể của nó dẹt để cho phép đi dễ dàng luồn lách qua các tầng dưới. Nó có ngón chân dài và đuôi ngắn. Màu gồm có lưng màu nâu, đầu và vú màu hạt dẻ, và các thanh màu đen và đen trên các sườn, bụng và dưới đuôi. Cổ họng có màu trắng, màu vàng nhạt, và chân có màu xanh lục. Các thể vị thành niên có màu nâu đậm ở trên và dưới, mặc dù chúng có bụng và cổ họng trắng.
Loài chim này là loài có ý thức lãnh thổ, nhưng khá bí mật, trốn trong bụi rậm khi bị quấy rầy. Chúng mò thức ăn trong nước bùn hoặc nước cạn bằng chiếc mỏ dài và phát hiện thức ăn bằng mắt. Chúng ăn cỏ cho quả mọng và côn trùng trên mặt đất, hoặc lượn lờ qua bụi rậm và tầng dưới. Chúng làm tổ trong một nơi khô ráo trên mặt đất hoặc trên cây bụi thấp, đặt 4-8 quả trứng. Một nghiên cứu thực hiện tại Nilambur, Kerala ở miền nam Ấn Độ cho thấy trứng ấp khoảng 20 ngày thì nở.
Cơ thể của loài chim này dẹt để cho phép đi dễ dàng luồn lách qua các tầng dưới. (Ảnh: Pixabay)
Hàng ngàn năm trước, loài gà nước cổ trắng Madagascan (Dryolimnas cuvieri) đã di cư về miền đông châu Phi. Đến đây, chúng lại chia thành nhiều ngả đường: một số tiếp tục bay qua châu Phi về phía tây, một số khác lên phương bắc, một số về phía nam Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, những nhóm này lại không gặp may. Nhóm đi về Tây Phi gặp phải nhiều loài thú ăn thịt hung hãn nên không thể phát triển, trong khi nhóm bay về phía nam hay bắc Ấn Độ Dương thường phải bỏ mạng do không đủ sức.
Chỉ có nhóm bay về phía đông bắc là sống sót bởi tìm được đến Mauritius, Reunion và các đảo đá vôi của đảo san hô Aldabra. Ở đó, do không có động vật săn mồi, chúng mất khả năng bay, tạo thành một phân loài mới được gọi là gà nước cổ trắng Aldabran.
Sở dĩ các nhà khoa học xác nhận được như vật là bởi họ đã tìm thấy hóa thạch trước và sau khi loài chim này bị tuyệt chủng. (Ảnh: Pixabay)
136.000 năm trước, sự kiện ngập lụt lớn đã diễn ra trên hòn đảo san hô Aldabra. Do không có cánh, loài chim này không thể tháo chạy khỏi Aldabra khi hòn đảo này chìm xuống Ấn Độ Dương.
Và 100.000 năm trước, kỷ Băng hà đã khiến mực nước biển giảm xuống, khiến Aldabra có thể ở lại được một lần nữa. Vì vậy, những con gà nước cổ trắng đã bay từ Madagascar đến tìm nơi trú ngụ mới trên đảo san hô, nơi mà không có động vật săn mồi, và vài nghìn năm sau chúng lại mất khả năng bay một lần nữa. Sở dĩ các nhà khoa học xác nhận được như vật là bởi họ đã tìm thấy hóa thạch trước và sau khi loài gà nước này bị tuyệt chủng. Vậy làm thế nào để chúng có thể trở về từ cõi chết như vậy?
Loài chim được tác động bởi hiện tượng tiến hóa lặp lại
Theo các nhà khoa học, gà nước cổ trắng đã tự lặp lại quá trình tiến hóa và xuất hiện một lần nữa trên Trái đất. Hiện tượng này được gọi là sự tiến hóa lặp lại. Hiện tượng tiến hóa lặp lại được định nghĩa là sự tiến hóa lặp đi lặp lại của các cấu trúc tương tự hoặc song song trong sự phát triển của cùng một dòng chính. Nói tóm lại, đó là sự tiến hóa lặp lại của một loài từ cùng một tổ tiên tại các thời điểm khác nhau trong lịch sử.
Hiện tượng này diễn ra nhờ các yếu tố môi trường như mực nước và toàn bộ quần thể sinh vật bao gồm sự vắng mặt của động vật ăn thịt trên đảo san hô này đã lặp lại, khiến loài gà nước cổ trắng hồi sinh.
Loài chim này đã tự lặp lại quá trình tiến hóa và xuất hiện một lần nữa trên Trái đất. (Ảnh: Pixabay)
Về cơ bản, gà nước cổ trắng Madagascan đã tìm cách tạo ra hai phân loài không bay khác nhau chỉ trong hàng nghìn năm. Điều đó khá bất thường. Các nhà khoa học từ Đại học Portsmouth và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh đã đi đến kết luận này sau khi phân tích hóa thạch của loài gà nước cổ trắng từ cả trước và sau sự kiện ngập lụt.
David Martill - nhà cổ sinh vật học thuộc ĐH Portsmouth cho rằng đây là tiến hóa lặp lại hiếm hoi diễn ra trong tự nhiên, và đến nay là trường hợp duy nhất được ghi nhận với các loài chim. Julian Hume, người cùng nghiên cứu đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên - cho biết việc tiến hóa theo đúng "quy trình" diễn ra trong chỉ vài ngàn năm là khoảng thời gian rất ngắn.
David Martill, Đại học Portsmouth, cho biết thêm: "Chúng tôi khẳng định không có loài gà nước nào tương tự nói riêng hoặc các loài chim nói chung, chứng minh hiện tượng này rất rõ ràng. Chỉ có trên đảo san hô Aldabra, nơi có kỷ lục cổ sinh học lâu đời nhất của bất kỳ đảo đại dương nào trong khu vực Ấn Độ Dương, là bằng chứng hóa thạch có sẵn cho thấy tác động lớn của việc thay đổi mực nước biển đối với các sự kiện tuyệt chủng và tái sinh."
Chiêm ngưỡng 10 loài chim quý hiếm, độc lạ bậc nhất Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, với nhiều loài chim quý hiếm. Trong đó, có những loài chim có tên gọi độc lạ cùng những tiếng kêu đặc trưng... Cú muỗi mỏ quặp: Đây là loài chim hiếm, thường cư trú tại những khu rừng lá rộng hoặc rừng thứ sinh ở Trung và...