Vì sao chiến sự Syria bất ngờ bùng phát trở lại vào thời điểm này?
Cuộc nội chiến ở Syria, vốn tạm lắng trong vài năm qua, lại bất ngờ bùng phát mạnh trở lại, vào thời điểm thế giới đang đối mặt nguy cơ bùng nổ Thế chiến III.
Xung đột bùng phát dữ dội tại Aleppo, Syria hôm 29/11 (Ảnh: Reuters).
Cuộc chiến ở Syria, kéo dài hơn 13 năm qua, đang thu hút sự chú ý trở lại sau khi lực lượng nổi dậy tiến hành một cuộc tấn công gây sốc trên khắp miền bắc đất nước trong những ngày gần đây, giành quyền kiểm soát phần lớn Aleppo, thủ đô kinh tế của Syria vào cuối tuần này.
Diễn biến này đánh dấu thách thức đáng kinh ngạc đối với chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad bởi đây là lần đầu tiên quân nổi dậy giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ này vào năm 2016.
Theo các nguồn tin, trong nhiều năm, quân của phe nổi dậy tập trung chủ yếu ở Idlib, dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các khu vực khác ở miền bắc và miền trung Syria. Bạo lực bùng phát lẻ tẻ vào tháng 10 với các cuộc đụng độ giữa quân nổi dậy và lực lượng chính phủ, cũng như các cuộc không kích của Nga nhằm vào các vị trí của quân nổi dậy.
Cuộc giao tranh mới nhất xảy ra khi Hezbollah, nhóm quân sự ở Li Băng vốn liên minh với quân đội của Tổng thống Assad, chuyển hướng một số lực lượng của họ từ Syria đến Li Băng để cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công của Israel. Cuộc tấn công bất ngờ của phiến quân Syria, do nhóm chiến binh Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham dẫn đầu, đã nhanh chóng vẽ lại chiến tuyến của cuộc chiến và đe dọa gây bất ổn hơn nữa cho quốc gia châu Phi này.
Và theo các chuyên gia, diễn biến này lần nữa chứng minh cuộc nội chiến Syria chưa bao giờ chính thức kết thúc.
Điều gì đang xảy ra hiện nay?
Cuộc nội chiến nước này bùng phát vào tháng 3/2011 khi hàng nghìn người Syria được truyền cảm hứng từ các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập đã xuống đường phản đối chính phủ Tổng thống Assad và kêu gọi cải cách dân chủ.
Tổng thống Assad đã kế vị người cha Hafez al-Assad, sau khi ông qua đời năm 2000, lên nắm quyền ở Syria. Gia đình ông Assad là thành viên của cộng đồng người Alawite thiểu số ở Syria, một giáo phái tách khỏi nhóm Hồi giáo Shiite. Trong khi đó, phần lớn người Syria là người Hồi giáo dòng Sunni.
Các lực lượng nổi dậy, bao gồm các hệ tư tưởng khác nhau, nhưng có mục tiêu chung là lật đổ ông Assad, nhận được sự hỗ trợ từ các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), và các nước phương Tây khác, trong đó có Mỹ.
Video đang HOT
Đến tháng 6/2012, Liên hợp quốc tuyên bố rằng cuộc chiến ở Syria là một cuộc nội chiến toàn diện. Sau nhiều năm giao tranh, lực lượng chính phủ Syria được Nga, nhóm Hezbollah và Iran hỗ trợ đã chiếm lại phần lớn lãnh thổ bị phiến quân chiếm giữ. Nhưng một nhóm tàn quân vẫn duy trì quyền kiểm soát các khu vực của đất nước. Quân đội Mỹ vẫn triển khai quân ở miền đông Syria, nơi họ giúp các chiến binh do người Kurd lãnh đạo đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cuộc xung đột sau đó hầu như đã hoàn toàn lắng xuống cho đến tuần trước, khi liên minh của nhóm thánh chiến Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lần đầu tiên chiếm giữ một căn cứ chính phủ ở phía tây Aleppo trong ngày 27/11.
Kể từ đó, lực lượng này đã giành quyền kiểm soát Aleppo và tiến xa hơn về phía nam tới thành phố Hama. Không rõ lực lượng phiến quân có thể nắm giữ được bao nhiêu lãnh thổ hoặc trong bao lâu. Trong khi đó, quân đội Syria cho biết họ đang huy động lực lượng để phản công. Trong một tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhấn mạnh sẽ bảo vệ sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ trước mọi cuộc tấn công.
Nguy cơ tạo ra “hiệu ứng domino”
Các nhà phân tích cho rằng, các nhóm nổi dậy đã tái tổ chức, tái vũ trang và đào tạo lại trong nhiều năm và chọn thời điểm chính phủ Tổng thống Assad và các đồng minh đang suy yếu để tiến hành một cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ.
“Điều này liên quan đến địa chính trị và cơ hội địa phương. Phe nổi dậy nói chung đã tập hợp lại, tái vũ trang và được huấn luyện lại cho những việc như thế này”, chuyên gia Emile Hokayem, thành viên cấp cao về an ninh Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định.
Trước đó, Iran và Hezbollah đã cung cấp cho chính phủ Syria những nhân sự quan trọng để ngăn chặn cuộc nổi dậy, cuối cùng đánh đuổi các lực lượng đối lập khỏi Aleppo và các khu vực khác của đất nước. Nga, đồng minh chính của Tổng thống Assad, đóng vai trò là hỗ trợ không quân, tấn công các vị trí của phiến quân ở các thị trấn và thành phố ở phía tây bắc đất nước.
Nhưng giờ đây, Nga đang tập trung nhân lực và tài nguyên cho cuộc chiến tại Ukraine. Các đồng minh quan trọng như Hezbollah và Iran đều bị mắc kẹt trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza. Hezbollah đã tiến hành một cuộc xung đột âm ỉ với Israel dọc biên giới phía nam Li Băng cho đến khi một cuộc chiến tổng lực nổ ra vào tháng 9, và quân đội Israel đã tấn công nhóm này, giết chết các thủ lĩnh cấp cao của nhóm này và xâm chiếm một phần Li Băng.
Trong khi đó, Iran lần đầu tiên tham gia các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” với Israel, phóng máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel sau khi một cuộc không kích giết chết các chỉ huy cấp cao của Iran tại lãnh sự quán Tehran ở Damascus.
Tất cả những điều này khiến chính phủ Tổng thống Assad và lực lượng của ông đặc biệt dễ bị tổn thương. “Tôi nghĩ họ chắc chắn biết rằng chế độ của ông Assad đang yếu hơn và họ có cơ hội, và họ muốn nắm bắt cơ hội này để mở rộng một chút các khu vực mà họ kiểm soát”, chuyên gia Jihad Yazigi của trang Syria Report cho biết.
Các chuyên gia khác còn cho rằng, cuộc tấn công mới này không chỉ làm lung lay quyền kiểm soát của ông Assad tại Aleppo mà còn có nguy cơ tạo ra “hiệu ứng domino” ở các khu vực khác.
Vì sao nội chiến ở Syria tái bùng phát dữ dội lúc này?
Nội chiến ở Syria đang trở thành tâm điểm chú ý sau khi một liên minh nổi dậy mới phát động cuộc tấn công bất ngờ vào thành phố Aleppo lớn thứ 2 của đất nước.
Cuộc tấn công đánh dấu lần đầu tiên lực lượng đối lập chiếm được lãnh thổ ở Aleppo kể từ năm 2016, phá vỡ thế bế tắc của cuộc nội chiến chưa bao giờ chính thức kết thúc. Sự tái bùng phát dữ dội của cuộc xung đột, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người và khiến gần 6 triệu người phải rời bỏ đất nước đi lánh nạn, dự kiến sẽ có những tác động khắp khu vực và xa hơn nữa.
Các tay súng nổi dậy thâu tóm quyền kiểm soát thành phố Aleppo, miền bắc Syria. Ảnh: NurPhoto
Điều gì đã xảy ra trong cuộc nội chiến ở Syria?
Vào thời kỳ đỉnh điểm của phong trào Mùa xuân Ảrập năm 2011, những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã xuống đường ở Syria, kêu gọi lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Khi các cuộc đụng độ đẫm máu giữa những người biểu tình và quân chính phủ xảy ra, phe đối lập vũ trang bắt đầu hình thành, bao gồm các lực lượng dân quân nhỏ và một số binh sĩ đào ngũ.
Các lực lượng đối lập dù phi tập trung và bao gồm các hệ tư tưởng khác nhau, nhưng đều có mục tiêu chung là lật đổ ông Assad và được các nước, bao gồm cả nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, các gã khổng lồ trong khu vực là Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất cũng như Mỹ hỗ trợ theo nhiều cách.
Khi lực lượng chống chính phủ phát triển, các đồng minh của Syria là Iran và Nga đã tăng cường hỗ trợ. Trên bộ, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cùng nhóm vũ trang Hồi giáo Hezbollah được Tehran hậu thuẫn ở Lebanon đã giúp chính quyền Assad chống lại phe nổi dậy. Trên không, quân đội Syria đã nhận được sự yểm trợ của các máy bay chiến đấu Nga.
Các nhóm Hồi giáo cực đoan bao gồm cả mạng lưới khủng bố Al Qaeda cũng quan tâm đến Syria và ban đầu ủng hộ mục tiêu chung của phe đối lập ôn hòa, những người không hoan nghênh sự tham gia của các tay súng thánh chiến Hồi giáo. Song, đến năm 2014, những kẻ cực đoan thống trị và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng bắt đầu càn quét khắp đất nước. Lo sợ Syria sẽ trở thành "hang ổ khủng bố thường trực", một liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu đã vào cuộc với trọng tâm là tiêu diệt chúng nhưng không đối đầu với chế độ Syria.
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một đối tác của Mỹ quy tụ các chiến binh người Kurd, đã chiến đấu chống lại ISIS và về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của nhóm khủng bố này trên lãnh thổ.
Năm 2020, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí ngừng bắn tại Idlib, tỉnh còn lại do phe đối lập Syria nắm giữ và đồng ý thiết lập hành lang an ninh với các cuộc tuần tra chung. Không có vụ bùng phát bạo lực lớn nào kể từ đó, nhưng chính phủ Syria cũng chưa bao giờ giành lại được toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Và như các sự kiện ở Aleppo cho thấy, sự kháng cự có vũ trang không bao giờ biến mất.
Lí do xung đột tái bùng phát
Theo CNN, cuộc tấn công vào Aleppo bắt đầu hôm 27/11 sau khi quân nổi dậy thành lập một liên minh mới có tên là "Bộ chỉ huy tác chiến quân sự". Họ nhanh chóng tràn qua các ngôi làng bên ngoài Aleppo và giành quyền kiểm soát thành phố, gặp rất ít sự kháng cự trên đường đi.
Giới quan sát nhận định, việc mất Aleppo đánh dấu một bước thụt lùi đáng kể đối với chính quyền Assad. Từng là thành phố lớn nhất của Syria về dân số và là thủ phủ kinh tế, đây là một trong những thành phố có dân cư trú lâu đời nhất trên thế giới. Aleppo cũng là thành trì chính của phe nổi dậy cho đến khi chính quyền Assad tiếp quản vào năm 2016. Với việc quân nổi dậy giành lại quyền kiểm soát thành phố, họ không còn bị dồn vào chân tường ở Idlib nữa.
Các tay súng nổi dậy tuyên bố đang tìm cách giải phóng lãnh thổ bị chiếm đóng và đáp trả các vụ tập kích tăng cường của quân chính phủ cũng như các nhóm dân quân thân Iran. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, phe nổi dậy có thể đang tìm cách tận dụng việc chính phủ Syria suy yếu trong bối cảnh các đồng minh chủ chốt của chính quyền Assad đang bận rộn với những cuộc xung đột khác.
Thành phần quân nổi dậy
Liên minh nổi dậy mới bao gồm nhiều lực lượng chống đối Damacus, từ các phe phái Hồi giáo đến những người ôn hòa. Dẫn đầu liên minh này là nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan Hayat Tahrir al-Sham (HTS), một chi nhánh cũ của mạng lưới khủng bố Al Qaeda tại Syria, trước đây có tên "Mặt trận Al-Nusra".
HTS đã chính thức cắt đứt quan hệ với Al Qaeda và trên thực tế đang nắm quyền kiểm soát ở Idlib. Họ có sự ủng hộ từ các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và những tổ chức khác trước đây được Mỹ bảo trợ.
Tình hình trở nên phức tạp hơn khi một số nhóm nổi dậy cũng đang chiến đấu chống SDF. Phần lớn lực lượng SDF là các tay súng người Kurd đến từ nhóm Đơn vị Bảo vệ nhân dân (YPG) bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố.
Quân đoàn Syria tự do, tổ chức được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trong liên minh nổi dậy mới, hôm 1/12 cho biết đã giành quyền kiểm soát thành phố Tal Rifaat cũng như các thị trấn Ain Daqna và Sheikh Issa ở phía bắc tỉnh Aleppo. Họ cũng tuyên bố đã chiếm được các ngôi làng Shaaleh và Nairabiyyeh ở vùng nông thôn phía bắc Aleppo. Những vùng lãnh thổ này trước đây không do chính phủ Assad nắm giữ mà thuộc sự quản lý của SDF.
Phản ứng của Damacus
Không quân Syria với sự yểm trợ của các máy bay chiến đấu Nga đã không kích quân nổi dậy ở các tỉnh Aleppo và Idlib, một chiến thuật đóng vai trò quan trọng trong việc giành lại lãnh thổ trong cuộc nội chiến.
Tổng thống Assad quả quyết Syria sẽ tiếp tục "bảo vệ sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trước mọi phần tử khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng". Bộ Quốc phòng cũng thông báo đang chuẩn bị phát động một cuộc phản công.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc quân nổi dậy đã kiểm soát Aleppo, bao gồm các địa điểm quân sự quan trọng và sân bay, sẽ khiến bất kỳ cuộc phản công nào cũng sẽ rất khó khăn đối với quân đội Syria. Khả năng hoặc sự sẵn sàng ứng phó của Damacus vẫn chưa rõ ràng ở giai đoạn này và phần lớn sẽ phụ thuộc vào sự trợ giúp từ những đồng minh then chốt.
Hiện đã có những dấu hiệu cho thấy các đồng minh đang sát cánh cùng Syria. Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã đến Damascus để gặp tổng thống Syria hôm 1/12. Phát biểu trước báo giới, ông Araghchi nhấn mạnh: "Người dân Iran sẽ không quên bạn bè trong thời điểm khó khăn. Chuyến đi này nhằm thể hiện chúng tôi kiên quyết ủng hộ quân đội và chính phủ Syria".
Lý do khiến các nhóm đối lập Syria nổi dậy ở thời điểm này Trong vòng 4 ngày, quân nổi dậy đã thay đổi mạnh mẽ tình hình tại Syria, vốn không có nhiều biến động trong hơn bốn năm. Tấn công bất ngờ Phương tiện bị phá hủy trong một vụ tấn công ở thành phố Idlib, Syria ngày 1/12. Ảnh: REUTERS/TTXVN Lực lượng nổi dậy, do nhóm phiến quân Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS)...