Vì sao chỉ xuất hiện 3 phút trong ‘Tây Du Ký’ nhưng mỹ nhân này vẫn nhận cát-xê cao nhất, được đưa đón bằng chuyên cơ
Để mời Mã Lan đóng ‘Tây Du Ký’, đạo diễn Dương Khiết đã vạch ra kế hoạch có một không hai.
Mỹ nhân nhận được đãi ngộ cao nhất Tây Du Ký
Có thể nói, dù không xuất hiện nhiều trong Tây Du Ký, nhưng vai Ân tiểu thư do nữ diễn viên Mã Lan thủ vai vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Ân tiểu thư là mẹ của Đường Tăng, thiên kim tiểu thư nhà thừa tướng. Nhân ngày tung cầu kén rể, Ân tiểu thư phải lòng tân khoa trạng nguyên Trần Quang Nhụy liền trao cầu cho chàng. Trần Quang Nhụy và Ân tiểu thư kết duyên được 100 ngày thì đi hưởng trăng mật trên sông.
Giữa đường, Trần Quang Nhụy bị tên lái đò hạ sát, Ân tiểu thư nhẫn nhục sinh con là Đường Tam Tạng. Sau này, Đường Tăng đã dùng luật pháp để trừng trị kẻ hãm hại cha của ông.
Mã Lan và đạo diễn Dương Khiết.
Trong Tây Du Ký, Mã Lan đã hóa thân xuất sắc thành Ân tiểu thư. Từ nhan sắc, thần thái đến khí chất của cô đều nhận được sự đánh giá cao của khán giả. Vậy nên dù chỉ xuất hiện vỏn vẹn 3 phút nhưng Ân tiểu thư vẫn được coi là vai diễn ‘để đời’ của Mã Lan trên màn ảnh nhỏ.
Được biết, Mã Lan lọt vào mắt xanh của đạo diễn Dương Khiết khi bà đi khắp nơi quay lại các vở kịch địa phương và tình cờ gặp cô. Nhận thấy nữ diễn viên sở hữu vẻ đẹp tròn trịa, đầy đặn, phúc hậu đúng chuẩn mỹ nhân đời Đường, nên Dương Khiết đã sớm nhắm vai Ân tiểu thư cho Mã Lan. Tuy đây chỉ là vai phụ nhưng lại rất quan trọng với mạch phim bởi có liên quan trực tiếp đến Đường Tăng.
Song khi ấy, Mã Lan lại là trụ cột của đoàn kịch Hoàng Mai Hý (một loại kịch truyền thống của Trung Quốc), phải đi diễn liên miên nên thời gian vô cùng eo hẹp. Cô khó lòng sắp xếp lịch trình theo đoàn Tây Du Ký. Tuy nhiên, đạo diễn Dương Khiết vẫn cương quyết mời nữ diễn viên vào đoàn. Bà thậm chí còn tuyên bố: ‘Nếu không có Mã Lan thì sẽ không quay Tây Du Ký nữa’.
Để mời được Mã Lan, đạo diễn Dương Khiết đã chấp nhận bỏ ra một khoản kinh phí không hề nhỏ.
Cuối cùng, đạo diễn Dương Khiết đã cùng đoàn kịch của Mã Lan vạch ra phương án ‘có một không ai’. Theo đó, đoàn phim sẽ đặt chuyên cơ, rồi phái người lái ô tô tới tận nơi Mã Lan biểu diễn đón cô đến sân bay.
Video đang HOT
Sau khi xuống máy bay, nữ diễn viên lập tức được đưa đến phim trường. Ngay sau khi cảnh quay hoàn thành, Mã Lan lại gấp rút lên đường trở về. Toàn bộ thời gian cho quá trình này chỉ mất đúng 1 ngày, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến lịch trình của Mã Lan tại đoàn kịch.
Để thực hiện kế hoạch này, đạo diễn Vương Khiết đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Đây là điều hiếm thấy giữa bối cảnh kinh phí quay Tây Du Ký vô cùng ít ỏi, đoàn phim thường xuyên phải tiết kiệm tối đa.
So sánh với những diễn viên chính như ‘Tôn Ngộ Không’ Lục Tiểu Linh Đồng, ‘Trư Bát Giới’ Mã Đức Hoa, mức đãi ngộ của Mã Lan hoàn toàn vượt xa. Cô trở thành nữ diễn viên được nhận cát- xê cao nhất trong phim.
Được biết sau khi đóng Tây Du Ký, Mã Lan còn được chọn cho một bộ phim kinh điển khác là ‘Hồng lâu mộng’. Tuy nhiên quá trình quay ‘Hồng lâu mộng’ kéo dài đến tận 3 năm, nên Mã Lan đành lỗi hẹn vì không sắp xếp được thời gian.
Nữ diễn viên hàng đầu quốc gia, sống hạnh phúc bên chồng dù không có con cái
Mã Lan sinh năm 1962, là nghệ sĩ cực kỳ tài hoa và nổi tiếng tại Trung Quốc. Tuy không xuất hiện nhiều trên màn ảnh, nhưng cô lại là diễn viên ‘Hoàng Mai Hý’ hàng đầu.
Ngay từ khi còn rất trẻ, Mã Lan đã được công nhận là diễn viên hạng A cấp quốc gia và đảm nhận vai trò trưởng đoàn kịch. Cô nhận được nhiều giải thưởng danh giá, như ‘Giải thưởng văn hóa’, ‘Giải Hoa mai’, ‘Giải Bạch Ngọc Lan’, ‘Giải Phi Thiên’, Giải ‘Kim Ưng’…
Mã Lan gặt hái rất nhiều thành công với Hoàng Mai Hý.
Ngoài diễn xuất, cô còn là giáo sư của Đại học truyền thông Chiết Giang, chuyên gia danh dự Học viện sân khấu Thượng Hải. Mã Lan cũng phát huy tài năng trong vai trò MC cho một vài chương trình chuyên về âm nhạc sân khấu.
Về đời tư, Mã Lan rất kín tiếng, ít khi chia sẻ chuyện gia đình. Tuy nhiên, cô cũng từng khiến dư luận xôn xao khi kết hôn với học giả nghiên cứu văn hoa nổi tiếng Trung Quốc – Dư Thu Vũ. Nguyên nhân là vì khi cả hai đến với nhau, Dư Thừa Vũ đã có vợ con và hơn Mã Lan đến 16 tuổi.
Ngoài ra sau khi kết hôn, vợ chồng Mã Lan còn nhiều lần dính nghi vấn ly hôn, nguyên nhân vì Dư Thu Vũ được cho là đã phải lòng một nữ nhà văn. Dù vậy hiện tại cả hai vẫn gắn bó bên nhau. Một số nguồn tin tiết lộ dù không có con cái nhưng vợ chồng Mã Lan rất hạnh phúc. Mỗi khi có thời gian rảnh, họ lại cùng nhau đi du lịch, tận hưởng thế giới hai người.
Hình ảnh vợ chồng Mã Lan.
Ở tuổi 58, Mã Lan vẫn rất xinh đẹp, trẻ trung. Sau khi nghỉ hưu, cô vẫn thường xuyên xuất hiện bên chồng trong các sự kiện với danh nghĩa phu nhân của Dư Thu Vũ, chứ không phải là ngôi sao hàng đầu.
Theo tiin
Nghi vấn lớn quanh xuất thân của Đường Tăng trong 'Tây du ký'
Căn cứ theo lộ trình của Trần Quang Nhụy và thời gian mang thai của Ân Ôn Kiều, người đọc Tây du ký nhiều thế hệ không giải thích được nguồn gốc xuất thân của nhân vật Tam Tạng.
VietNamNet từng đăng tải bài viết "Sự thật gây tranh cãi về con người Đường Tam Tạng trong Tây du ký". Bên cạnh những khác biệt giữa phim ảnh và nguyên tác thì nguồn gốc xuất thân nhân vật này cũng gây chú ý. Đây là chủ đề được bàn tán qua nhiều thế hệ người đọc Tây du ký.
Trước hết, điểm qua về gia đình Tam Tạng, có thể tóm tắt như sau: Cha Tam Tạng tên là Quang Nhụy, thi đỗ trạng nguyên rồi lấy vợ là Ôn Kiều - con gái thừa tướng. Trên đường đi nhậm chức Tri châu quận thành Giang châu, vợ chồng Quang Nhụy đi đò qua sông Hồng Giang. Tay lái đò Lưu Hồng thấy Ôn Kiều xinh đẹp thì cùng đồng bọn Lý Bưu đánh chết Quang Nhụy, vứt xác xuống sông, ép Ôn Kiều làm vợ. Bà khi ấy đã mang thai nên nhịn nhục làm vợ Lưu Hồng.
Để bảo đảm tính mạng cho con, Ôn Kiều đã cắn đứt nửa ngón út chân trái của Tam Tạng làm dấu, viết một lá thư máu kể ngọn ngành câu chuyện cùng căn cước cha mẹ rồi thả con trai trôi sông. 18 năm sau, Tam Tạng biết được thân thế, xuống núi báo thù cho cha mẹ.
Mạch thời gian phi thực tế
Trong nguyên tác, xuất thân của Tam Tạng gói trong toàn bộ Hồi 9. Dù tình tiết phức tạp nhưng Ngô Thừa Ân lại kể khá gấp gáp. Trên đường về sau khi đỗ trạng nguyên, Quang Nhụy được Ôn Kiều ném tú cầu trúng người. Toàn bộ quá trình từ lần đầu gặp mặt đến kết hôn, động phòng vỏn vẹn 1 ngày, nhanh hơn cả "chồng nhặt". Sáng hôm sau, vua Đường đã phong cho Quang Nhụy làm tri phủ Giang Châu và "lệnh cho phải thu xếp lên đường ngay không được lỡ hạn".
Quãng đường từ kinh thành đến sông Hồng Giang là 15 dặm (hơn 24 km). Cả nhà Quang Nhụy đi ngày đêm không nghỉ, mất "vài ngày" (1 - 7 ngày) để đến tiệm Vạn Hoa; mất 3 ngày để mẹ Quang Nhụy nghỉ dưỡng bệnh và tiếp tục mất "vài ngày" (1 - 7 ngày) để đến bến đò Hồng Giang - nơi Quang Nhụy bị lấy mạng. Toàn bộ hành trình này ước tính tối đa khoảng... 20 ngày, tối đa là 1 tháng.
Nhân vật Trần Quang Nhụy trong Tây du ký 1986.
Đối chiếu Hồi 37, Tam Tạng có nhắc đến xuất thân của mình: "Cha tôi bị thủy tặc giết, mẹ tôi bị ép, trải qua 3 tháng, sinh thành tôi". Hay thời điểm từ lúc Quang Nhụy bị giết đến lúc Ôn Kiều hạ sinh Tam Tạng là 3 tháng. Đây là điểm mấu chốt của thuyết nghi vấn.
Cứ cho rằng Ôn Kiều mang thai ngay sau đêm động phòng, thì bà chỉ ở tháng thứ 4 - 5 thai kỳ đã sinh Tam Tạng. Đây là nghi vấn mà người đọc Tây du ký nhiều thế hệ đã tranh cãi không dứt.
Vì thế, người đọc đặt nhiều giả thuyết về xuất thân của Tam Tạng, phổ biến là các giả thuyết: Tam Tạng là Kim Thiền Tử chuyển thế nên dù sinh non "quá đà" vài tháng vẫn hợp lý; Tam Tạng không phải là con của Trần Quang Nhụy; hoặc tác giả Ngô Thừa Ân khi viết Hồi 37 đã không kiểm tra mạch thời gian của Hồi 9.
Ngô Thừa Ân sơ ý hay hữu ý?
Không chỉ xuất thân của Tam Tạng còn nhiều khuất tất, Hồi 9 cũng bị người đọc chê kém logic. Nhân vật Ân Khai Sơn - cha Ôn Kiều, ông ngoại Tam Tạng, có thật trong lịch sử. Thực tế, ông là một tướng quân khá nổi tiếng giai đoạn cuối nhà Tùy đầu nhà Đường nhưng chưa bao giờ lên đến chức thừa tướng. Ông mất năm 622 trong khi bối cảnh truyện là năm 638 (năm Trinh Quán thứ 13).
Theo nguyên tác, Lưu Hồng - kẻ giết cha, lấy mẹ Tam Tạng, là một tên thủy tặc (cướp sông) núp bóng người chèo đò. Tên này chỉ có một đồng bọn tên Lý Bưu nhưng làm ra toàn chuyện tày trời: giết quan tri phủ, ép con gái thừa tướng làm vợ mình - bất chấp Ôn Kiều là nhân chứng sống duy nhất của vụ án, rồi mạo danh người chết nhậm chức tri phủ trong 18 năm không ai phát giác. Thậm chí, để vây bắt Lưu Hồng - một tên cướp sông bình thường, Tam Tạng và thừa tướng phải dẫn đến 50 - 60 nghìn binh vua cho. Người đọc luôn thắc mắc Lưu Hồng thực sự là ai mà ghê gớm như vậy.
Xuất thân của Tam Tạng tạo nhiều nghi vấn.
Đáng lưu ý, Ôn Kiều nhịn nhục 3 tháng bên Lưu Hồng để sinh con an toàn nhưng 18 năm sau đó, bà vẫn bình yên làm vợ của kẻ giết chồng. Người đọc tự hỏi, vì sao suốt 18 năm, Ôn Kiều không một lần về thăm nhà, không thư từ mà vợ chồng thừa tướng Ân Khai Sơn vẫn thản nhiên, không chút thắc mắc. Tương tự, mẹ Quang Nhụy khi khỏi bệnh cũng ở Hồng Châu 18 năm, không đi tìm con trai vì tưởng con thành danh quên mình. Những chi tiết này rất gượng ép, thiếu thuyết phục.
Trong khi đó, đến lúc Tam Tạng tìm mẹ và mang theo thư máu, Ôn Kiều chỉ nói dối 1 câu với Lưu Hồng là đã được ung dung đến chùa Kim Sơn gặp con. Chính Ôn Kiều là người bày cho Tam Tạng kế hoạch báo thù khi gặp lại ở chùa Kim Sơn: "Con cầm phong thơ này đi xuống Trường An, phía bên tả thành vua có dinh quan thừa tướng Ân Khai Sơn là ông ngoại con đó. Con trao thơ nầy cho ông ngoại đặng ông ngoại tâu vua xin phép, đem quân tới vây bắt Lưu Hồng, một là cứu mẹ, hai là báo cừu cha, mẹ không dám ghé lại sợ nó nghi ngại".
Vì thế, rất khó tin rằng bà đã không có cơ hội nào báo án cho chồng trong nhiều năm như vậy. Chưa kể, Ngô Thừa Ân nhiều lần nhắc chuyện Lưu Hồng rất bận rộn việc quan, thường xuyên ra ngoài, chẳng mấy khi ở nhà.
Hồi 9 đóng vai trò quan trọng trong mạch truyện vì xuất thân của Tam Tạng đã bao hàm 4 trong tổng số 81 kiếp nạn của nhân vật này. Là bậc thầy xây dựng nội dung, rất khó hiểu khi Ngô Thừa Ân xây dựng loạt tình tiết phi logic, phạm nhiều lỗi sơ đẳng như vậy. Vì thế nhiều người cho rằng tác giả có dụng ý khác.
Theo vietnamnet
Nữ diễn viên xuất hiện 3 phút nhận cát-xê cao nhất 'Tây du ký 1986' Diễn viên Mã Lan đóng vai mẹ Đường Tăng xuất hiện chớp nhoáng trong bộ phim "Tây du ký 1986" nhưng được đạo diễn Dương Khiết gửi phi cơ đến mời và nhận cát-xê cao nhất. Đoàn làm phim Tây du ký 1986 được khởi động thực hiện từ năm 1984, vào thời điểm mà kinh phí hạn chế, kỹ xảo thô sơ....