Vì sao châu Á không trừng phạt Nga vì thảm kịch MH17?
Nỗ lực thúc giục các quốc gia châu Á tham gia cùng Washington và EU tăng cường lệnh trừng phạt với Nga trước cáo buộc liên quan tới thảm họa bắn rơi máy bay MH17 của Mỹ dường như đang không thành công.
Theo tạp chí The Diplomat, nhận định trên không được phương tiện truyền thông dẫn tên tác giả song gần như chắc chắn, tuyên bố này là của quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ, Peter Harrell đưa ra trước giới báo chí hôm 30/7 trong chuyến thăm một ngày tới Singapore.
Trước khi đặt chân tới Singapore, ông Harrell đã tới thăm Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như dành 2 ngày từ 31/7 – 1/8 tới Nhật Bản trong nỗ lực kéo thêm nhiều quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt với Nga.
Thi thể nạn nhân trên chuyến bay MH17 bị bắn rơi tại miền đông Ukraine hôm 17/7.
Tờ WSJ cho hay trong các phiên thảo luận tại mỗi điểm dừng chân, nhà ngoại giao Mỹ đã họp bàn với quan chức các nước cùng giới lãnh đạo tư nhân. “Hiển nhiên, chúng tôi hy vọng các quốc gia trong khu vực vốn nắm giữ vai trò trung tâm trong lĩnh vực tài chính và thương mại, tham gia cùng chúng tôi gây áp lực với Nga”, WSJ dẫn lời ông Harrell.
Hôm 29/7, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố áp đặt thêm lệnh trừng phạt khắt khe hơn với Nga trong lĩnh vực ngân hàng, năng lượng và công nghiệp quốc phòng trước cáo buộc liên quan tới việc bắn rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines tại miền đông Ukraine hôm 17/7.
Châu Á dửng dưng trừng phạt Nga
Hiện nay, châu Á vẫn dường như không mấy hào hứng với việc trừng phạt Nga. Cho tới nay, mới chỉ có Nhật Bản và Australia áp đặt lệnh trừng phạt với Nga sau sự kiện Moscow sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea và can thiệp vào tình hình miền đông Ukraine.
Thực tế, cho tới tháng Sáu, Australia mới đưa ra lệnh trừng phạt với Nga. Còn trước đó, hồi tháng Ba, ngay sau sự kiện Moscow sáp nhập Crimea, Nhật Bản đã cho hoãn các cuộc thảo luận về việc cấp visa cho công dân Nga.
Hồi đầu tuần này, Tokyo cũng đưa ra thông báo áp đặt thêm lệnh trừng phạt với các cá nhân và tổ chức của Nga liên quan tới sự kiện sáp nhập Crimea. Theo đó, khả năng Nhật Bản sẽ cắt nguồn nhập khẩu hàng hóa từ Crimea và ngừng tài trợ cho các dự án mới với Nga. Điều đáng nói là những biện pháp trừng phạt được Nhật Bản và Australia công bố đều quá “nhẹ nhàng” so với mức kỳ vọng của phương Tây.
Song, giới ngoại giao Mỹ lại tỏ ra khá lạc quan về chuyến thăm châu Á trong tuần này bởi họ hy vọng thảm kịch MH17 sẽ làm khơi dậy làn sóng phản đối Nga trong khu vực. “MH17 bị bắn rơi hiện trở thành vấn đề mang tính toàn cầu”, ông Harrell nói.
Lệnh trừng phạt chỉ mang tính biểu tượng
Video đang HOT
Theo Diplomat, một vài quốc gia châu Á sẽ chỉ đưa ra những lệnh trừng phạt mang tính biểu tượng với Nga. Dù bằng cách nào, chí ít, Trung Quốc cũng sẽ đưa ra lệnh trừng phạt với Nga liên quan tới thảm kịch MH17.
Ông Tập Cận Bình ưu tiên thắt chặt quan hệ ngoại giao với Nga.
Tuy nhiên, lâu nay, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại đang cố gắng thắt chặt mối quan hệ với Nga và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao. Hồi tuần trước, Trung Quốc cũng đã đưa ra những lời chỉ trích về phản ứng của phương Tây trước tai nạn MH17 thay vì cáo buộc Nga. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đang thu lợi nhuận kinh tế khủng tại Nga. Do đó, Trung Quốc sẽ ưu tiên lợi ích bản thân thay vì giải quyết “các vấn đề mang tính toàn cầu”.
Khác với Trung Quốc, Ấn Độ chắc chắn sẽ không trừng phạt Nga. Lâu nay, Moscow và New Delhi đã xây dựng mối quan hệ bền vững. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia lớn duy nhất thể hiện sự ủng hộ trước quyết định Nga sáp nhập Crimea hồi tháng Ba. New Delhi còn phụ thuộc lớn vào ngành công nghiệp vũ khí của Nga. Đây chính là nguyên nhân Ấn Độ sẽ không tạo cơ hội đẩy Moscow kết thân với Bắc Kinh chỉ vì trách nhiệm với “vấn đề mang tính toàn cầu” trong khi lợi ích quốc gia bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Singapore sẽ chỉ ủng hộ các lệnh trừng phạt được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua thay vì tự đưa ra lệnh trừng phạt. Hơn nữa, với vị thế là một trung tâm thương mại cùng với Hồng Kông, Singapore sẽ được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Nga tới các thị trường tài chính London.
Về phần mình, Hàn Quốc sẽ không chấp thuận lệnh trừng phạt chống lại Nga. Điển hình, hồi tuần trước, đại sứ Hàn Quốc tại Nga, Wi Sung-lac đã ra tuyên bố Seoul không có ý định hùa theo Mỹ và châu Âu áp đặt thêm lệnh trừng phạt. Thậm chí, sau cuộc họp với giới chức Mỹ hồi tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng tái khẳng định Seoul không chấp thuận lệnh trừng phạt. Kể cả sau sự kiện Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine, Hàn Quốc đã không có động thái phản ứng gì và điều này sẽ lập lại sau thảm kịch của MH17.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn thu được nhiều lợi ích kinh tế và chính trị từ việc duy trì mối quan hệ mật thiết với Nga. Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Park Geun-hye đã luôn tìm cách thắt chặt mối quan hệ với Nga. Điều này được thể hiện qua chuyến thăm ngắn ngày vào mùa thu năm ngoái của Tổng thống Vladimir Putin tới Seoul.
Hàn Quốc không dám mạo hiểm trừng phạt Nga do lo ngại Moscow hợp tác với Triều Tiên.
Hiện nay, mỗi năm, giao dịch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt khoảng 17,5 tỷ USD. Seoul và Moscow cũng hy vọng tăng dòng vốn đầu tư lên gấp 3 lần của hai quốc gia trong 2 năm tới. Tận dụng khoảng thời gian phương Tây cô lập Moscow, Hàn Quốc cũng đang tìm cách đổ nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế Nga.
Hồi tuần trước, các doanh nghiệp cho vay vốn tại Hàn Quốc đã gặp gỡ với giới chức tới từ ngân hàng lớn thứ ba của Nga để bàn thảo về việc đổ vốn đầu tư vào công ty này. Đặc biệt, Nga hiện đang nắm giữ một lượng lớn nguồn năng lượng dự trữ mà trong tương lai, Hàn Quốc sẽ cần tới.
Điều cuối cùng, Hàn Quốc còn lo ngại khả năng Nga quay sang bắt tay Triều Tiên để trả đũa Seoul về việc trừng phạt Moscow. Ddo đó, đối với Hàn Quốc, việc đảm bảo Nga tránh xa ủng hộ Triều Tiên còn quan trọng hơn là vấn đề tại Ukraine.
Hiện nay, Australia dường như là ứng cử viên sáng giá nhất sẽ áp đặt lệnh trừng phạt tăng cường chống lại Nga. Như đề nói ở trên, Australia vẫn đang áp dụng lệnh trừng phạt Nga. Quan trọng hơn, trong thảm kịch rơi máy bay MH17, có tới 36 – 38 công dân Australia thiệt mạng. Thủ tướng Australia, Tony Abbott đã cùng một số lãnh đạo thế giới lên tiếng chỉ trích Nga liên quan tới thảm họa hàng không này.
“Vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, quân nổi dậy được Nga hỗ trợ và vũ khí dường như được Nga cung cấp. Do đó, Nga không thể phủi tay”, Thủ tướng Abbott phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia Australia hồi đầu tháng Bảy.
Tuy nhiên, ngoài những lời tuyên bố mạnh mẽ, sau thảm kịch MH17, Thủ tướng Abbott vẫn đang theo đuổi một chiến lược hợp tác với Nga và Tổng thống Putin nhằm gây áp lực với quân nổi dậy tại miền đông Ukraine để đưa thi thể các nạn nhân về nước. Ông Abbott cũng mong muốn Nga giúp đỡ thêm để cuộc điều tra nguyên nhân dẫn tới thảm họa MH17 được tiến hành.
Để đạt được những nguyện vọng trên, nhà lãnh đạo Australia cần loại bỏ việc áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga. Hồi tuần này, khi được hỏi về việc Australia sẽ đi theo Mỹ và EU áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga, Thủ tướng Abbott nói: “Tôi biết rằng nhiều chuyện đang xảy ra tại châu Âu và nhiều nơi. Đó là chuyện của lãnh đạo châu Âu và các nước. Chúng tôi chỉ mong muốn nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Chúng tôi muốn tới đó, đưa các thi thể về nước, sau đó rời đi”.
“Chúng tôi đã đưa ra lệnh trừng phạt với Nga. Tôi cũng không đề cập tới việc tăng cường lệnh trừng phạt trong tương lai. Mối quan tâm của chúng tôi hiện nay không phải là lệnh trừng phạt”, Thủ tướng Abbott nói thêm.
Tuyên bố của ông Abbott cho thấy khi thời gian trôi qua, thi thể các nạn nhân đã được đưa về nước mai táng, những ý định trừng phạt Nga liên quan tới thảm kịch MH17 cũng sẽ phai nhạt dần.
Còn lại Nhật Bản, quốc gia duy nhất có khả năng áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga liên quan tới thảm kịch MH17. Tokyo từng là một trong những nước tiên phong trừng phạt Nga vì can thiệp vào tình hình chính sự bất ổn tại Ukraine hồi tháng Ba. Và việc áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga cũng không nằm ngoài hy vọng của Nhật Bản nhằm giành được sự ủng hộ của các đồng minh G7 mà đặc biệt là Mỹ.
Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc đang tập trung đầu tư vào các công ty tại vùng Viễn Đông Nga.
Tuy nhiên, lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc và trước thời điểm xảy ra thảm họa MH17, Thủ tướng Shinzo Abe xác nhận ông hy vọng Tổng thống Putin sẽ tới thăm Tokyo vào mùa thu năm nay cũng như gọi ý về việc Nhật Bản sẽ nắm vai trò dẫn dắt đưa Nga trở lại khối G8.
Trong khi đó, Nga thừa hiểu rằng Tokyo mong muốn thắt chặt mối quan hệ song phương với Moscow và việc tăng cường lệnh trừng phạt sẽ phá hủy ý định này.
Nhận định trên được thể hiện qua tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga rằng: “Hậu quả từ việc Tokyo áp đặt lệnh trừng phạt mới với Nga chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương toàn diện”.
Do đó, Nhật Bản sẽ chỉ chấp thuận các lệnh trừng phạt mang tính cần thiết để xoa dịu Washington. Ngoài ra, Tokyo cũng sẽ đồng ý với lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt với Iran để tránh phải chấp thuận lệnh trừng phạt mới nhắm tới Nga. Nếu Nhật Bản buộc phải chấp thuận một vài lệnh trừng phạt với Nga liên quan tới thảm kịch MH17, những lệnh trừng phạt này sẽ chỉ mang tính biểu tượng chứ không thể ảnh hưởng nhiều tới Moscow.
Theo Infonet
Thành lập lực lượng đặc nhiệm toàn cầu sau vụ MH17
Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu được thành lập nhằm cải thiện các biện pháp an ninh hàng không sau vụ máy bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraine.
Hiện trường nơi MH17 bị bắn hạ ở miền đông Ukraine
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) hôm 29/7, thông báo họ đang thành lập lực lượng đặc nhiệm toàn cầu để thu thập tin tức, cảnh báo nguy cơ và cải thiện các biện pháp an ninh sau vụ máy bay số hiệu MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraine.
Quyết định này được đại diện của 4 tổ chức quốc tế là ICAO, Hiệp hội Vận tải Quốc tế (IATA), Tổ chức Dịch vụ Hàng không Dân dụng và Hội đồng Sân bay Quốc tế thống nhất trong một cuộc họp khẩn ở Montreal vào hôm qua.
Tại cuộc họp, đại diện của 4 tổ chức kể trên cũng đã thảo luận chi tiết về những nguy hiểm mà các hãng hàng không dân dụng gặp phải khi bay qua vùng chiến sự. "Thông tin tình báo về những nguy cơ ảnh hướng tới sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn, là nhu cầu rất cấp thiết với các tổ chức và các hãng hàng không", ông Raymond Benjamin, người đứng đầu của ICAO cho biết.
Trong khi đó, ông Tony Tyler, Tổng giám đốc IATA cho rằng: "Vụ việc (MH17) đã cho thấy một lỗ hổng trong hệ thống mà chúng ta cần phải giải quyết... Nếu một quốc gia không thể đảm bảo sự an toàn cho không phận của họ, thì các hãng hàng không phải hiểu rằng không được bay qua đó".
Đề cập đến vụ MH17, ông Tyler cho biết, hãng Hàng không Malaysia được thông báo rằng các chuyến bay ở độ cao 10.000 mét là an toàn. "Và giờ chúng ta đã biết thông báo đó sai lầm như thế nào", ông Tyler cho biết.
Theo ABC News, ICAO sẽ triệu tập một cuộc họp về an toàn cao cấp với sự tham gia của 191 quốc gia thành viên vào tháng 2/2015.
Chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ khi đang bay qua khu vực miền đông Ukraine đầy bất ổn. Tất cả 298 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Theo Tiền Phong
Vụ MH17: Quân đội Ukraine đã kiểm soát một phần hiện trường Theo tờ The Malaysia Online, hôm 28/7, các lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine tuyên bố, quân chính phủ Kiev đã nắm quyền kiểm soát một phần hiện trường rộng lớn của vụ MH 17 của Malaysia bị rơi. The Malaysia Online dẫn lời ông Vladimir Antyufeev, một lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng khẳng định: "Ukraine...