Vì sao càng dọa dẫm, trẻ càng không nghe lời?
Càng răn đe trẻ càng không nghe lời, càng dọa dẫm, quát tháo, thậm chí dùng roi vọt mà trẻ vẫn cứ làm ngược theo ý bố mẹ, đó là vì lý do sau đây.
Bố mẹ có biết vì sao càng răn đe trẻ càng không nghe lời, càng dọa dẫm, quát tháo, thậm chí dùng roi vọt mà trẻ vẫn cứ làm ngược theo ý bố mẹ hay không? Đó là vì bố mẹ thiếu kỹ năng giao tiếp với con trẻ. Trẻ cũng có cảm xúc, có suy nghĩ như người lớn. Thế nên giao tiếp với trẻ là một nghệ thuật. Không hiểu môn nghệ thuật này sẽ khiến bố mẹ lâm vào bế tắc trong chuyện nuôi dạy con.
Bố mẹ vẫn luôn đau đầu tìm lý do tại sao càng ngày con càng không tỏ ra sợ hãi trước những lời răn đe của bố mẹ.
Những cách nói chuyện của bố mẹ dưới đây càng nói trẻ càng không nghe lời.
Dạng 1: Đưa ra mệnh lệnh
“Con không nghe thấy mẹ nói gì hay sao? Dọn ngay đồ chơi lại”.
“Thế là không ngoan! Con mau chào cô đi”.
Đây là một dạng mệnh lệnh của người bề trên nói với người dưới. Khi nói theo cách này, bố mẹ đang đặt mình ở vị thế cao hơn, còn trẻ ở vị thế thấp hơn. Nếu bố mẹ thường xuyên dùng ngữ khí mệnh lệnh trong nói chuyện, giao tiếp với trẻ, bắt trẻ làm một việc gì đó, sẽ dễ khiến trẻ có tâm lý nổi loạn, khó mang lại hiệu quả giáo dục về lâu dài.
Dạng 2: Cảnh cáo, đe dọa
“Nếu con vẫn còn không chịu dọn đồ chơi, mẹ sẽ vứt tất cả vào thùng rác”.
“Nếu lần sau con vẫn không ngoan như vậy, mẹ sẽ không cho con đi chơi đâu nữa”.
Đây là một dạng cảnh cáo và đe dọa. Bố mẹ răn đe con theo kiểu này là muốn đưa ra nguyên tắc nếu con còn sai lầm sẽ trừng phạt. Tuy nhiên trẻ cần hiểu trẻ mắc lỗi gì. Nếu không, những lời đe dọa sẽ khiến trẻ có cảm giác sợ hãi mà không thực sự nhận thức được lỗi lầm của mình.
Dạng 3: Mua chuộc
“ Nếu con tự chơi ngoan, không làm phiền bố, bố sẽ cho con 1 cái kẹo mút thật ngon này”.
“Nếu con ăn ngoan, mẹ sẽ mua cho con đồ chơi mà con thích”.
Đây là một hình thức cám dỗ, mua chuộc. Cách nói này khiến trẻ nghĩ rằng có thể làm bất cứ điều gì, miễn là có được thứ mình muốn.
Dạng 4: Khuyên nhủ sáo rỗng
“Bố mẹ là người lớn, con nhất định phải nghe lời”.
“Em còn nhỏ, con phải nhường em chứ”.
Video đang HOT
Đây là một dạng khuyên nhủ mà các bậc bố mẹ thường nói với con cái. Nó chẳng khác gì nói với con: “Bố mẹ đúng rồi! Con tốt nhất không nên có ý kiến gì hết”. Nếu thường xuyên khuyên nhủ trẻ theo cách sáo rỗng như vậy, sẽ tạo thành sự áp đặt, gây ra áp lực cho trẻ. Trẻ dần mất đi khả năng phản kháng.
Thực tế, trẻ nhỏ chính là tấm gương phản ánh lại hành vi của người lớn. Nếu chúng ta thường xuyên giao tiếp với con trẻ bằng những câu mệnh lệnh, dọa dẫm, trẻ sẽ tự nhiên có tâm lý phản kháng, nổi loạn và ương bướng. Vậy cách giao tiếp như thế nào sẽ mang lại hiệu quả giáo dục với trẻ?
Đòn roi không phải là cách có thể giúp trẻ nghe lời, hiểu biết đúng sai.
Dưới đây là nghệ thuật giao tiếp với trẻ:
1. Tôn trọng, lắng nghe trẻ
Lắng nghe là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong nghệ thuật giao tiếp với trẻ. Lắng nghe là lắng nghe thực sự, không phải là vừa nghe con nói vừa mải mê nghịch điện thoại, xem ti vi hoặc lơ đễnh làm việc khác.
Hãy lắng nghe một cách cẩn thận, tập trung. Bố mẹ nên tạm ngừng công việc đang làm dở và nhìn vào trẻ trong lúc nói chuyện. Bố mẹ có thể ngồi xuống cùng con, biểu thị thành ý bố mẹ ngang hàng với con. Điều giúp trẻ cảm thấy được bố mẹ tôn trọng và trẻ bình đẳng với bố mẹ trong cuộc nói chuyện này.
2. Đưa ra phản ứng thích hợp, bày tỏ cảm xúc thật
Sau khi nghe trẻ nói chuyện, bố mẹ cần có phản ứng với những lời con đã nói, và đó phải là phản ứng chân thật, chứ không phải chiếu lệ. Vì trẻ có thể cảm nhận được.
Ví dụ, khi trẻ vẽ một bức tranh và hào hứng mang khoe bố. Bố chưa cần ngẩng đầu đã khen con vẽ rất đẹp. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, với cách trả lời cho qua chuyện của người lớn, chúng sẽ nhất định hỏi cho đến cùng. Tốt nhất bạn hãy thể hiện sự trân trọng con, đưa ra những lời nhận xét hợp lý, nếu thêm cả ngôn ngữ cơ thể thì càng hiệu quả. Ví dụ bạn có thể giơ ngón tay cái, vỗ tay hoặc ôm con và nói rằng con vẽ khá lắm.
3. Nói chuyện có nội dung cụ thể, tránh câu hỏi vô nghĩa
Nguyên lớn nhất khiến bố mẹ thất bại trong giao tiếp với con đó là nói quá nhiều câu thừa thãi. Bản thân bố mẹ khi hỏi những câu hỏi vô nghĩa còn thấy mệt, thấy chán, thì con trẻ cũng sẽ cảm thấy thật phiền phức khi bị nghe những câu hỏi đó. Bố mẹ thường hỏi con “Hôm nay con chơi như thế nào”.Đây là câu hỏi chung chung khiến trẻ không biết trả lời sao, suy nghĩ một lúc rồi nói: “Cũng vui ạ”, hoặc có khi trẻ không nói gì. Thay vì hỏi những câu vô nghĩa, bố mẹ nên hỏi con những câu cụ thể hơn như: “ Hôm nay con có chơi cờ với ông không?”, “Buổi trưa con ăn cơm với gì? Có món thịt nướng con thích không”. Trẻ sẽ cảm thấy thú vị hơn và chắc chắn sẽ trả lời hào hứng.
Nên nói chuyện có nội dung cụ thể, tránh hỏi câu hỏi vô nghĩa.
Khi thấy trẻ không vui, bố mẹ thường có thói quen hỏi con: “Con làm sao thế”. Trẻ có thể không nói câu gì. Bố mẹ ngay sau đó dễ dàng cáu giận: “Mẹ hỏi con có trả lời không thì bảo”. Cách giao tiếp như này chỉ khiến cuộc nói chuyện đi vào ngõ cụt. Thay vì nói như vậy, hãy nhẹ nhàng hỏi trẻ: “Con trông có vẻ không vui, có thể kể cho mẹ chuyện gì xảy ra không”. Với nghệ thuật giao tiếp này, con sẽ thoải mái và dễ mở lòng hơn với bố mẹ.
Ngoài ra cần tránh cách nói chuyện tiêu cực. Nhiều bố mẹ vừa đến lớp mẫu giáo đón con đã vội hỏi: “Hôm nay con có khóc không, có đánh bạn không? Con có bị cô mắng không?”. Đừng nói chuyện tiêu cực như vậy, hãy hướng tới những điều tốt đẹp hơn như : “Hôm nay con có quen được bạn nào mới không? Bữa ăn có món con thích không? Hôm nay cô dạy con bài hát gì mới?”. Những câu hỏi theo hướng tích cực sẽ mang đến cuộc nói chuyện thú vị và ý nghĩa hơn.
4. Cho trẻ quyền lựa chọn, động viên đúng cách
Đối xử với trẻ như với người lớn, cho con cơ hội lựa chọn. Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi con muốn chọn đồ uống gì, sữa đậu nành hay sữa bò, hôm nay thích đọc truyện về các loài động vật hay về các loại đồ dùng trong nhà. Bố mẹ nên giao lưu với con theo hai chiều và có sự tương tác, không chỉ là bố mẹ dạy con cái tiếp thu.
Dù trẻ làm tốt hay chưa tốt, hãy luôn động viên, khích lệ con.
Tất nhiên trẻ vẫn còn nhỏ, khả năng tư duy logic chưa thể bằng người trưởng thành. Trẻ cũng có lúc phải nhờ sự giúp đỡ từ bố mẹ. Bố mẹ nên lắng nghe con, sau đó giúp con phân tích vấn đề, khích lệ con tự cố gắng hoàn thành. Có thể dùng những lời động viên sau:
Bố/mẹ nghĩ con có thể thử một chút, sẽ biết làm thế nào.
Bố/mẹ tin là con có thể làm được, lần sau lại giúp bố/mẹ làm.
Bố/mẹ ở cạnh con đây, con hãy dũng cảm thử xem nào, kể cả hỏng cũng không sao.
5. Kiểm soát lời nói, thái độ tôn trọng con
Hầu hết chúng ta đều từng có lần hét vào mặt trẻ: “Con mà không nghe lời là mẹ đánh đấy” hoặc ép trẻ: “Nếu con ngoan, mẹ sẽ…”. Cách nói này chỉ mang lại hiệu quả tức thời. Trẻ có thể nghe lời lúc đó vì sợ bị đánh, chứ không phải nghe lời vì trẻ hiểu chuyện. Trong quá trình nuôi dạy con, cũng có những câu từ tránh dùng. Không nên dùng những từ ngữ xúc phạm, không tôn trọng con. Để giao tiếp với trẻ thành công, hãy tạo ra sự bình đẳng, tộn trọng và thân thiện.
Theo phunugiadinh.vn
Để con răm rắp nghe lời bạn một cách vui vẻ...
Áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái và bắt chúng phải nghe theo, cách giáo dục đó ngày nay đã không còn phù hợp, đôi khi lại phản tác dụng và mang đến những hậu quả không mong muốn.
Để con đón nhận lời nói của bạn và vui vẻ làm theo là cả một nghệ thuật.
1. Nói với con những câu đơn giản
Bạn nên sử dụng những câu ngắn, đơn giản mà bé có thể hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
2. Tránh dùng những câu nói "Nếu...thì..."
Thay vì dùng từ nếu, bạn nên dạy con bằng các câu với cụm từ "khi nào" nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục. Chẳng hạn như "Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình" ...
Đừng áp đặt, hãy cho con cơ hội được bày tỏ
3. Cho con được lựa chọn những cơ hội
Bạn không nên ép buộc con. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, bạn nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.
Bạn có thể hỏi con: "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?" hoặc "Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?".
Khi lựa chọn bé sẽ có cảm giác được tôn trọng hơn và con nghe lời răm rắp.
4. Hãy cho con cơ hội làm điều tích cực hơn
Thay vì nói: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi". Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của bạn và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của bạn.
5. Đừng hỏi khó
Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi "Sao con lại làm thế?". Nhưng thực ra câu hỏi này của bạn là đang làm khó con mình. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?
Bạn nên hỏi con những câu trần thuật đơn giản, nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của bạn phải càng ngắn và đơn giản. Bạn nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: "Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?", "Con đã thấy gì?", "Con định làm gì?"...
Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con
6. Tập cho con nhìn thẳng vào mắt mình
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mình ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều bạn sắp nói.
Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt bạn. Hãy điều chỉnh ánh mắt của bạn nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bạn có thể khiến con nghe lời răm rắp rồi đấy. Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng.
7. Gọi tên của bé
Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: "Nam, lấy giúp mẹ cái cốc", "Nghi, ra ăn cơm con"... Như vậy, khi được bạn gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn. Ngược lại bé sẽ lơ đãng và "bỏ quên" lời đề nghị của bạn hoặc cho rằng bạn đang nói chung chung, không phải nói mình.
8. Nguyên tắc từng câu một
Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, bạn chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc".
Bạn thử nghĩ xem, với cả "núi công việc" bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Bạn chỉ nên yêu cầu con từng việc như: "Con lấy hộ mẹ cốc nước" hoặc "Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn"... Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì bạn hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.
Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Bạn cũng nên như vậy khi nói chuyện với con
9. Đưa lợi ích để con không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn.
10. Để con lặp lại yêu cầu của mẹ
Nhiều người không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại "Con có hiểu không?". Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là "hiểu" dù bé chưa hiểu rõ. Bạn nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
Theo thegioitiepthi.vn
Vì xuề xòa với bản thân, tôi đã đánh mất chồng Ở tuổi gần 40, tôi đã nhận được một bài học quá đắt giá về hạnh phúc. Trên đời này không có gì là mãi mãi, nhất là tình yêu.... Vợ chồng tôi kết hôn gần 10 năm và có hai đứa con. Chồng tôi được đánh giá là mẫu đàn ông lý tưởng khi vừa cao ráo đẹp trai lại vừa giỏi...