Vì sao cần tới gần 700 người vận hành 13 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông?
Ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội – giải thích lý do cần tới 681 cán bộ, nhân viên vận hành 13 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông vì vừa phải vận hành tàu, vừa duy tu bảo dưỡng hạ tầng và làm cả công việc sửa chữa đoàn tàu.
Sau nhiều tháng chạy thử, Bộ GTVT dự kiến trong tháng 4/2019 sẽ vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Về nhân lực, hiện nay hơn 680 cán bộ, nhân viên (chưa bao gồm bảo vệ, vệ sinh nhà ga) Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã sẵn sàng vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Công ty Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, trong số hơn 680 cán bộ, nhân viên vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chia ra 21 trung tâm và một số bộ phận khác nhau.
Cụ thể có 50 nhân viên quản lý thuộc các phòng chức năng (quản lý tàu, quản lý nhà ga, sửa chữa công trình).
Cần 681 người để vận hành toàn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. (Ảnh: Toàn Vũ)
Trung tâm lái tàu có 86 người, trong đó có 46 lái tàu chính trên tuyến, 13 lái tàu dồn, thử tàu.
Trung tâm kiểm tra sửa chữa thông tin tín hiệu có 62 người, đa số là công nhân bảo dưỡng và các kỹ sư. Bộ phận kiểm tra, sửa chữa thiết bị nhà ga có 60 người. Trung tâm kiểm tra, sửa chữa tàu gồm 53 người phụ trách thiết bị điện, máy móc trên tàu…
Ông Vũ Hồng Trường – Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội giải thích lý do cần tới 681 cán bộ, nhân viên vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vì đường sắt đô thị khác đường bộ và đường sắt quốc gia ở chỗ “3 trong 1″. Tức là cần có đội ngũ nhân viên để vừa vận hành tàu, vừa duy tu bảo dưỡng hạ tầng và vừa làm công việc sửa chữa đầu máy toa tàu.
Tính bình quân để vận hành 1 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần 52 người. Theo ông Trường, đường sắt đô thị trên thế giới bình quân dao động trong khoảng 45 – 65 người để vận hành 1 km đường sắt. “Dao động nhân viên như vậy vì phụ thuộc vào mức độ tự động hóa của tuyến đường sắt”, ông Trường nói.
Video đang HOT
Ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội
Chủ tịch Công ty Đường sắt Hà Nội cho hay, số cán bộ, nhân viên như vậy đã được các chuyên gia tính toán kỹ ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Thời điểm đó, ông Trường chưa về làm lãnh đạo công ty này.
“Hiện chúng tôi sẽ thực hiện đúng những gì đặt ra trong dự án. Còn sau này thấy cái gì bất hợp lý thì điều chỉnh theo hướng thiếu thì bổ sung, thừa thì điều chỉnh”, ông Trường nêu quan điểm.
Trước những băn khoăn về việc cán bộ, nhân viên của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có thể tham gia vận hành, sửa chữa các tuyến đường sắt đô thị khác hay không, ông Trường cho hay, tinh thần chung của Công ty Đường sắt là nhân lực của Cát Linh – Hà Đông có kinh nghiệm sau này sẽ được lấy làm nòng cốt để đào tạo cho các tuyến khác.
Trong tổng số 681 cán bộ, nhân viên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 201 người (37 lái tàu) được đưa sang Trung Quốc đào tạo trong vòng 1 năm (6 tháng lý thuyết, 6 tháng thực hành). Từ đầu năm 2019, các lái tàu đã tự lái trên toàn tuyến Cát Linh – Hà Đông.
“Quan điểm của chúng tôi là khi nào đảm bảo an toàn với hai điều kiện (có giấy chứng nhận an toàn hệ thống và được Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho phép chở khách) thì chúng tôi mới bắt đầu khai thác”, ông Trường giải thích thêm.
Quang Phong
Theo Danviet
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội: Giá vé đường sắt trên cao 10.000 đồng/lượt là thỏa đáng
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, với giá vé xe buýt hiện nay là 7.000 đồng/lượt thì giá vé đường sắt trên cao khoảng 10.000 đồng/lượt là thỏa đáng.
Liên quan đến hoạt động của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, trả lời PV VTC News, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, đường sắt trên cao là loại hình giao thông công cộng được khuyến khích sử dụng và được Nhà nước bù lỗ nên cần có mức giá hợp lý để thu hút người dùng.
Theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, tàu điện trên cao là phương tiện mới, đầu tư khá nhiều ngân sách, bởi vậy, khi đưa vào khai thác nên khuyến khích người dân sử dụng, phục vụ nhân dân và phục vụ an toàn giao thông.
"Bao giờ cũng thế, một công trình hay một sản phẩm nào mới ra đời cũng cần có thời gian khuyến mại, mục đích là để thu hút khách hàng đi cho quen. Tôi nghĩ, ở thời điểm ban đầu nên có giá hợp lý để thu hút được khách hàng", ông Liên nói.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng giá vé đường sắt trên cao 10.000 đồng/ lượt là thỏa đáng.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng cho biết, việc hạch toán công trình với tuyến đường sắt trên cao là sử dụng hàng trăm năm nên phải có lộ trình từng bước một.
Mức vé cụ thể bao nhiêu các nhà làm luật, các nhà hạch toán kinh tế cần tính cụ thể, không để lỗ nhiều quá nhưng cũng không được đưa giá thời điểm ban đầu cao so với thu nhập của người dân, sẽ khó thu hút khách hàng.
"Theo ý kiến cá nhân tôi, nếu giá vé xe buýt hiện nay là 7.000 đồng/lượt thì giá vé tàu điện trên cao rơi vào khoảng 10.000 đồng/lượt là thỏa đáng, bởi nó đi nhanh, an toàn và có thể nói là hấp dẫn với mọi người khi nó là phương tiện hiện đại. Tôi nghĩ mức giá 10.000 đồng/lượt là cái mốc cuối cùng mà chúng tôi mong các nhà hạch toán đặt ra", ông Liên chia sẻ.
"Đường sắt trên cao cũng được bù lỗ nhiều nhưng cuối cùng, tiền bù lỗ ấy cũng vẫn là túi tiền của người dân. Chính vì vậy, người dân cũng nên chia sẻ với ngành GTVT để phát triển hạ tầng ngành đường sắt tốt hơn, mạnh hơn", ông Liên nói.Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng nhận định mức giá 10.000 đồng/lượt cho vé đi tàu điện trên cao so với các phương tiện khác là hợp lý. Đây là phương tiện được khuyến khích đi và được nhà nước bù lỗ.
Về việc kết nối tàu điện trên cao với các phương tiện giao thông khác, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, ngay từ đầu đã có kế hoạch kết nối xe buýt với đường sắt trên cao nhưng hiện tại tuyến đường sắt này mới chỉ độc tuyến và còn ngắn cho nên rất khó cho các nhà hoạch định kế hoạch.
"Xe buýt hiện nay tương đối ổn định rồi, bây giờ mà tạo lại toàn bộ tuyến xe buýt để kết nối với các nhà ga đường sắt là không đơn giản bởi hiện tại, nếu kết nối cũng chỉ kết nối được đường trục thôi, còn kết nối ngang là rất khó chứ không phải dễ", ông Liên nhận định.
Cũng theo ông Liên, việc kết nối với taxi có thể dễ dàng hơn, các nhà ga chỉ cần bố trí điểm dừng đỗ cho xe taxi để đón trả khách. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc này, bởi việc trả khách có thể diễn ra nhanh nhưng việc đón khách sẽ phức tạp hơn khá nhiều.
"Các xe dừng đỗ trên đường gần nhà ga để đón khách rất dễ gây ùn tắc giao thông, vì vậy cần phải lưu ý, cần phải có thêm lực lượng để điều tiết xe. Xe đến đón trả khách phải đi ngay, không được gây ảnh hưởng đến giao thông", ông Liên cho biết.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng cho rằng, việc đường sắt trên cao mới chỉ có độc tuyến như hiện nay cũng khó thu hút được hành khách thường xuyên.
"Chỉ những khách tiện lợi gần nhà Ga, bến tàu thì họ đi thường xuyên, còn những người ở xa bến thì cũng sẽ khó thu hút", ông Liên nhận định.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội.
Trước đó, sáng 10/8, tại buổi tọa đàm "Tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội sẽ hoạt động thế nào?", ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, UBND TP. Hà Nội có quy định khung về tiêu chuẩn thẻ vé.
Về giá vé đi tàu điện trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông, ông Vũ Hồng Trường cho biết sẽ được Nhà nước trợ giá và do UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Theo khảo sát của Metro Hà Nội, người dân sẵn sàng đi tuyến đường sắt trên cao với giá cao hơn vé xe buýt thường đến 37%.
"Người dân chấp thuận đi tuyến đường sắt với giá cao hơn vé xe buýt thường từ 35 đến 37%. Vé tháng được người dân thích sử dụng hơn và chấp nhận giá vé cao hơn khoảng 15% xe buýt thường", ông Trường nói.
Theo Giám đốc Metro Hà Nội, giá vé đi đường sắt trên cao phải có tính cạnh trạnh với việc sử dụng phương tiện cá nhân và phải khuyến khích người dân chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Theo XUÂN TRƯỜNG - TÙNG LÂM Theo VTC
Đóng điện toàn tuyến, sắp chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được đóng điện trên toàn tuyến để phục vụ công tác thi công, kiểm tra, vận hành, chạy thử đơn động, liên động cho từng chuyên ngành thiết bị cũng như để chuẩn bị công tác vận hành, chạy thử liên động toàn dự án trong tháng 8. Đường sắt Cát Linh -...