Vì sao cấm rượu bia với thanh thiếu niên?
Ở trẻ em, rượu bia có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của đồi hải mã, là vùng não có vai trò quan trọng cho quá trình học tập.
BS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra những con số giật mình vào năm 2017 về tỉ lệ uống rượu bia ở trẻ vị thành niên hiện nay. Theo điều tra trên 50 trường của 13 tỉnh/thành phố trên toàn quốc cho thấy, có tới 43,8% học sinh nam trong độ tuổi từ 12 đến 17 uống rượu bia và có tới 37,7% học sinh nữ uống rượu bia.
Ảnh internet
Một nghiên cứu năm 2013 đối với riêng nhóm tuổi 13-17 là lứa tuổi đang đi học, cho thấy có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua, trong số đó 49% học sinh nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi, 31% học sinh nam và 15% học sinh nữ đã từng uống đến mức say ít nhất một lần.
Từ con số này, ông Bảo cảnh báo, hành vi uống rượu đang ngày càng phổ biến ở tuổi vị thành niên và tuổi uống rượu bia đang ngày càng trẻ hóa.
Thanh thiếu niên là một giai đoạn con người chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đang phát triển về thể chất, tinh thần. Các hóc-môn dậy thì của giai đoạn này kích hoạt các vùng đảm nhiệm chức năng cảm xúc, xã hội của bộ não đang phát triển, thúc đẩy hành vi của người trẻ tuổi …
Các bằng chứng khoa học cho thấy rượu bia tác động ở cấp phân tử và cấp tế bào đến quá trình hình thành và phát triển của não. Thanh thiếu niên đặc biệt nhạy cảm với các tác động này. Ở trẻ em, rượu bia có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của đồi hải mã, là vùng não có vai trò quan trọng cho quá trình học tập.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống. Những hậu quả đó là: khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần, khả năng có hành vi bạo lực cao gấp 6 lần, nguy cơ gây tai nạn giao thông cao gấp hơn 6 lần, chấn thương gấp gần 5 lần sau khi uống rượu, bia.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương (nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10). Như vậy, uống rượu bia có tác hại tiềm tàng về sức khỏe và xã hội với cả người uống và người không uống, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
Trẻ em dùng rượu bia sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận khác như cơ quan tiêu hóa, chức năng của gan và thận. Các độc tính của cồn công nghiệp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành formaldehyde. Sau đó chất này sẽ tiếp tục được oxy hóa thành axitfomic tấn công nhãn cầu, dây thần kinh thị giác và các bộ phận bằng mô mềm như thận và gan.
Nguy hại hơn bia còn làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, phá vỡ rào chắn an toàn cho cơ thể vi trùng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào và có thể dẫn tới các căn bệnh nghiêm trọng. Các mao mạch sẽ giãn nở sau khi uống bia rượu. Sức tản nhiệt tăng lên khiến trẻ dễ bị cảm và viêm phổi.
Tăng cường kiểm soát rượu bia ở thanh thiếu niên
Video đang HOT
Luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 có một quy định quan trọng liên quan đến rượu bia và thanh thiếu niên, đó là: nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; nghiêm cấm bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi cũng như sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
Nguyên nhân của sự gia tăng sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên, theo kết quả các nghiên cứu trên thế giới, có phần quan trọng là do tác động của quảng cáo, khuyến mại về rượu bia đã thúc đẩy việc sử dụng rượu bia lần đầu.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, việc tiếp xúc với quảng cáo rượu bia trên truyền hình, radio và khuyến mại sản phẩm rượu bia sẽ làm cho số trẻ em bắt đầu sử dụng rượu bia tăng từ 13% đến 20%. Đặc biệt những học sinh mà có sở hữu các sản phẩm khuyến mại của hãng bia rượu (như áo thun hoặc mũ) có khả năng bắt đầu sử dụng rượu bia cao gấp 1,5 lần so với những học sinh không sở hữu.
Đối với phim ảnh, các nghiên cứu cho thấy trẻ em 10-16 tuổi tiếp xúc với các bộ phim có hình ảnh sử dụng rượu bia càng nhiều, nguy cơ bắt đầu sử dụng rượu bia và lạm dụng rượu bia càng tăng lên: nguy cơ bắt đầu uống rượu bia tăng 42% -100%, nguy cơ uống say cũng tăng từ 44% – 123% tùy mức độ tiếp xúc.
Do đó, một điểm quan trọng trong Luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019 đó là ngoài việc nghiêm cấm quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên thì cũng có các quy định nghiêm ngặt tại khoản 3 Điều 12 đối với việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ nhằm hạn chế trẻ em, thanh thiếu niên tiếp cận với thông tin về rượu bia, cụ thể:
Không có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai; không sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.
Không quảng cáo trên báo nói, truyền hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài…; không quảng cáo trên báo nói, trên truyền hình ngay trước, trong và sau chương trình dành cho trẻ em.
Mai Giang
Theo baodatviet
Những chính sách về giao thông vận tải có hiệu lực trong năm 2020
Năm 2020, một số chính sách mới trong lĩnh vực giao thông vận tải sẽ chính thức có hiệu lực như Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia năm 2019; ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới; cấp GPLX phải có mã Q hay lắp camera giám sát trực tiếp việc sát hạch lái xe.
Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia
Nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nổi bật với điều khoản cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia và nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được dư luận hết sức quan tâm, ủng hộ
Theo đó, Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Cụ thể, nghiêm cấm các hành vi: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Nngười chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (hiện hành cho phép người điều khiển xe máy có nồng độ cồn miễn không vượt mức cho phép, xem).
Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc.
Từ ngày 1/1/2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ như các nhà hàng, quán nhậu trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học,...
Hàng triệu ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới trong năm 2020
Hàng triệu ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Ngày 28/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 16/2019/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2019 quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Theo đó, tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông tại có lắp động cơ cháy cưỡng bức, ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng Mức 1.
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất từ năm 1999 đến hết năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 1/1/2021.
Riêng đối với ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông, sản xuất sau năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 1/1/2020. Ngoài ra, các loại ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5.
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nay tổng số ô tô tại Việt Nam là trên 3,5 triệu chiếc. Tính toán cho thấy, trong năm 2020 sẽ có khoảng hơn 2,4 triệu xe ô tô được sản xuất từ sau năm 2008 phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới.
Từ ngày 1/1/2020, tất cả trung tâm sát hạch phải lắp đặt camera giám sát ở phòng sát hạch lý thuyết và sân sát hạch
Lắp camera giám sát trực tiếp việc sát hạch lái xe, lấy dấu vân tay học viên
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư số 38/2019 sửa đổi một số điều của Thông tư 12 quy định về đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX).
Theo đó, đối với công tác đào tạo, thông tư 38 quy định kể từ ngày 1/5/2020 các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.
Thông tư quy định các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên.
Thông tư số 38/2019 sửa đổi của Bộ GTVT cũng bổ sung thêm hai môn học là học xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin tập lái. Đối với nội dung sát hạch, trước đây học viên chỉ thi 3 nội dung, nay bổ sung thêm nội dung là học viên phải sát hạch xử lý các tình huống trên phần mềm mô phỏng.
Đặc biệt từ ngày 1/1/2020, tất cả trung tâm sát hạch phải lắp đặt camera giám sát ở phòng sát hạch lý thuyết và sân sát hạch, truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ để các cơ quan quản lý an toàn giao thông, cơ quan công an có thể truy cập trực tiếp giám sát quá trình sát hạch.
Cấp giấy phép lái xe theo mẫu mới có mã Q
Theo đó, kể từ ngày 1/6/2020, giấy phép lái xe (GPLX) cấp mới sẽ có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên GPLX và liên kết với hệ thống thông tin quản lý cấp GPLX. Những giấy phép được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép.
Đây là quy định được Bộ GTVT ban hành tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, trong đó sửa đổi một số quy định về mẫu giấy phép lái xe (GPLX).
Thế Anh
Theo congluan.vn/
Người uống rượu bia đi xe đạp cũng bị xử phạt Chỉ còn vài ngày nữa quy định cấm lái xe sau khi uống rượu, bia tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức được áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ vẫn chưa được kịp thời sửa đổi để theo kịp quy định mới...