Vì sao các quốc gia Đông Á khó thân nhau?
Trung Quốc đang trên đà thăng tiến – nhanh và mạnh. Nhưng vì sao các quốc gia láng giềng của Trung Quốc không thể đoàn kết cùng nhau để đối trọng với nước này?
(Ảnh minh hoạ)
Trong một thập niên qua, các quốc gia Đông Á đã gây nhạc nhiên cho các nhà quan sát bởi mong muốn hợp tác cùng nhau, vì xét cho cùng đây là một khu vực nơi các mâu thuẫn lịch sử vốn ăn sâu. Nhưng các nhà quan sát không nên quá hi vọng: những kình địch hiện đại và mâu thuẫn lịch sử vẫn ngăn cản việc biến các thoả thuận thành sự hợp tác khu vực đích thực.
Trên báo chí, các tiến bộ dường như diễn ra nhanh chóng. Vào năm 2010, Trung Quốc, Australia và New Zealand đã thực thi các thoả thuận thương mại tự do với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cho phép các nước tiếp cận ưu đãi vào thị trường của nhau. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đàm phán một thoả thuận thương mại tự do. Thậm chí Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng đã ký kết một thoả thuận kinh tế nhằm giảm bớt các rào cản thương mại như hạn ngạch và thuế quan ở cả hai phía. Thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan đã đạt 128 tỷ USD vào năm 2011, tăng 13% so với năm trước đó, khi thoả thuận kinh tế có hiệu lực.
Nhưng sự kết nối các liên minh kinh tế của Đông Á bị gánh nặng bởi lịch sử và bị cản trở bởi những thoả thuận an ninh không hiệu quả. 3 điểm nóng lớn nhất của khu vực đã kéo dài cả thập niên, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ, và giống như núi lửa – vẫn âm ỉ nhưng thỉnh thoảng “thức giấc” gây chết người. Ngoài các cuộc chiến tranh của Pháp và Mỹ tại Việt Nam, cuộc chiến toàn lực cuối cùng là Chiến tranh Triều Tiên, kết thúc 6 thập niên trước. Nhưng những tác động của nó vẫn còn đeo đẳng cho tới ngày nay khi Mỹ và Triều Tiên chưa từng ký kết một hiệp ước hoà bình và về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Tương tự như vậy, cuộc xâm chiếm của đế quốc Nhật tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và toàn bộ khu vực Đông Nam Á là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự biến động tại châu Á trong thế kỷ 20. Thế chiến II vẫn còn tác động lớn về mặt chính trị tại châu Á hơn là tại Mỹ. Việc một thoả thuận quân sự Mỹ-Nhật bị huỷ hồi tháng 7 do tâm lý chống Nhật đeo đẳng tại Hàn Quốc đã chứng minh điều đó.
Nếu Nhật Bản bị đè nặng bởi gánh nặng lịch sử thì Trung Quốc cũng vậy. Sau khi Trung Quốc đánh đuổi đế quốc Nhật vào năm 1945, Mao Trạch Đông đã đuổi Tưởng Giới Thạch và những người theo chủ nghĩa dân tộc tới Đài Loan vào năm 1949, một hòn đảo mà Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền. Hồi tháng trước, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại Biển Đông. Động thái này đã gây lo ngại cho Đài Loan và 4 quốc gia khác vốn có tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại vùng biển này. Tổng thống Philippines Benigno Aquino dường như đã nói hộ tất cả mọi người trong khu vực khi ông phát biểu rằng: “Nếu ai đó đi sân của bạn và nói rằng anh ta sở hữu nó, bạn có để yên không?”.
Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cũng có tranh chấp vì một quần đảo không người ở mà Trung Quốc và Đài Loan gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Vấn đề này đã đánh trúng tâm lý dân tộc chủ nghĩa trong số các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara hồi tháng 6 đã gợi ý một cách mỉa mai rằng một con gấu trúc sắp chào đời tại vườn thú Tokyo nên được đặt tên là Sen-Sen hay Kaku-Kaku.
Nhiều người có thể nghĩ rằng các quốc gia Đông Á, vốn ngày càng giàu có và thịnh thương, muốn tìm kiếm các đồng minh khu vực để giúp bảo vệ các lợi ích của nhau và bảo vệ chủ quyền. Nhưng đây là một khu vực của những bất ổn ngoại giao, và sự hồ nghi tiếp tục cản trở các thoả thuận có ích. Thật khó tin khi chỉ có một hiệp ước liên minh quân sự duy nhất trong khu vực, đó là giữa Trung Quốc và Triều Tiên, một thoả thuận “được gắn kết bằng máu” như Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt từng miêu tả hồi năm 2009.
Tất nhiên, Mỹ cũng có các cam kết tương tự với một loạt quốc gia trong khu vực. Mỹ đã ký các thoả thuận quốc phòng chính thức với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và Australia và các quan hệ đối tác an ninh thân thiết (một bước thấp hơn liên minh) với Đài Loan, Singapore và Indonesia. Nhưng các thoả thuận này chưa được kiểm chứng kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
Video đang HOT
Một hiệp ước quân sự duy nhất khác trong vùng là “Hiệp ước phòng vệ 5 nước lớn” giữa Australia, Anh, New Zealand, Malaysia và Singapore ký kết năm 1971. Năm quốc gia đã thống nhất tư vấn lẫn nhau trong trường hợp xảy ra sự gây hấn từ bên ngoài chống lại bán đảo Malaysia. Nhưng điều đó không có nghĩa là các quốc gia châu Á không tập trung vào quốc phòng: ngân sách quốc phòng đang gia tăng nhanh chóng. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần trong 3 năm, các quốc gia Đông Nam Á đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 13,5% trong năm 2011, và tổng chi tiêu ngân sách quốc phòng của châu Á sẽ vượt châu Âu lần đầu tiên trong năm nay. Điều đó chứng tỏ rằng các quốc gia châu Á ngày càng không thân thiết nhau.
ASEAN, tổ chức chính trị quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, đang bị căng thẳng bởi sự lớn mạnh của Trung Quốc. Trong hội nghị thường niên lần gần đây nhất vào tháng 7 tổ chức tại Campuchia, ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử đã không ra được tuyên bố chung, do sự can thiệp của Trung Quốc và tham vọng của nước này nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Vai trò trung tâm mới của Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các quốc gia trong khu vực đồng nghĩa với việc mặc dù các quốc gia láng giềng lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc, các nước này đều không muốn gây rủi ro cho nền kinh tế nước mình khi đối đầu trực tiếp vơi Bắc Kinh. Nhưng Trung Quốc cũng cảm thấy dễ bị nguy hiểm. Zhu Feng, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, hồi năm 2009 từng miêu tả Trung Quốc là “một cường quốc đang nổi đơn độc” – miêu tả thích hợp cho một quốc gia mà liên minh duy nhất trong số 14 nước láng giềng là với Triều Tiên, mà từ liên minh đó nước này ngày càng trở nên bị cô lập.
Nhưng điều đó không có nghĩa là không có các điểm sáng. Indonesia, nền dân chủ mới trong khối ASEAN, đã dần từ bỏ sự ác cảm với Trung Quốc – trong nhiều thập niên cho tới tận năm 2000, nước này thậm chí còn cấm nhập khẩu các ấn bản được viết bằng tiếng Trung. Còn Myanmar đang tự do hoá. Và bất chấp việc Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan, hai bên đã cải thiện quan hệ kể từ khi nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu lên nắm quyền năm 2008. Nhưng sự thiếu tin cậy đồng nghĩa với việc một cuộc đụng độ khu vực có thể xoá xổ các thành tựu kinh tế.
Theo Dân Trí
Cán cân sức mạnh Trung-Mỹ chuyển mạnh theo hướng có lợi cho TQ?
"Trung Quốc không chấp nhận hiện trạng, muốn mạnh mẽ kiểm soát các nguồn tài nguyên và vùng biển xung quanh" - theo chuyên gia Mỹ.
Trung Quốc được dư luận cho là đã phóng thử tên lửa xuyên lục địa DF-41, một loại tên lửa hạt nhân chiến lược hạng nặng.
Thời báo Hoàn Cầu, TQ dẫn nguồn tin (chưa xác định mức độ chính xác) từ tờ Nguyệt san "Ngoại giao" Mỹ tháng 9/10 có bài viết nhan đề "Chống chọi với Bắc Kinh" của tác giả Aalen L Friedberg.
Bài viết cho rằng, trong 20 năm qua, Mỹ luôn áp dụng chiến lược tiếp xúc và kiềm chế đối với Trung Quốc. Từ Nixon đến Obama, các Tổng thống Mỹ tập trung thông qua ngoại giao, thương mại, hợp tác khoa học, giao lưu văn hóa, giáo dục để tiếp xúc với Trung Quốc.
Từ giữa thập niên 1990 đến nay, Chính phủ Mỹ cũng áp dụng các biện pháp duy trì sự kiềm chế sức mạnh có lợi ở Đông Á. Cùng với việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Mỹ đã tăng cường bố trí lực lượng quân sự ở khu vực này, tăng cường hợp tác chiến lược với các đồng minh truyền thống, xây dựng quan hệ đối tác mới với các nước khác có mối quan tâm chung.
Mục tiêu của phần "tiếp xúc" trong chiến lược này là để cho Trung Quốc gia nhập các tổ chức quốc tế và thương mại toàn cầu, ngăn chặn hiện trạng thách thức của Trung Quốc, khuyến khích Trung Quốc trở thành "bên quan tâm lớn về lợi ích có trách nhiệm" trong hệ thống quốc tế hiện nay như chính quyền Bush đã từng nói.
Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách Mỹ luôn hy vọng thương mại và đối thoại có thể làm cho Trung Quốc cuối cùng trở thành một quốc gia tự do, dân chủ. Một nửa khác trong chiến lược của Washington đối với Trung Quốc là "kiềm chế", với mục tiêu là bảo vệ sự ổn định, ngăn chặn Trung Quốc xâm lược hoặc đe dọa.
Tàu chiến Trung Quốc khuấy động các vùng biển ở châu Á
Một loạt sự kiện gần đây đã đặt ra câu hỏi lớn cho 2 phần trên của chiến lược này. Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Thái Bình Dương mặc dù được ca ngợi rất lớn, nhưng liên tiếp xảy ra va chạm, xung đột. Bắc Kinh muốn tăng cường hợp tác, nhưng không giúp gì cho Washington giải quyết các vấn đề quốc tế cấp bách như chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Cuối cùng, Trung Quốc chẳng những không chấp nhận hiện trạng, ngược lại càng muốn kiểm soát trên thế mạnh đối với tài nguyên và vùng biển duyên hải.
Về mặt kiềm chế, sức mạnh quân sự của Trung Quốc liên tục tăng lên, trong khi chi tiêu quân sự của Mỹ sắp bị cắt giảm, điều này cho thấy cân bằng sức mạnh khu vực đang chuyển biến mạnh theo hướng có lợi cho Bắc Kinh - Hoàn Cầu báo nhận định.
Để làm cho chiến lược này phát huy tác dụng, phải tiến hành điều chỉnh lớn. Mỹ trước hết phải thúc đẩy kiềm chế, ứng phó với sự phát triển sức mạnh quân sự hiện nay của Trung Quốc. Ban đầu, chính quyền Obama hành động theo hướng ngược lại, nhưng năm 2010 bắt đầu thay đổi cách làm.
Quan chức Mỹ bắt đầu nhấn mạnh coi trọng sự kiềm chế. Chính quyền Obama thậm chí đã đưa ra khẩu hiệu để mô tả ý định của họ: Cùng với việc kết thúc các hành động ở Afghanistan và Iraq, Mỹ sẽ "chuyển hướng" tới Đông Á.
Mỹ dồn dập điều chỉnh bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc.
Cùng với việc tăng cường kiềm chế Trung Quốc, Mỹ cũng phải tiếp tục tiếp xúc với Trung Quốc. Quan chức Mỹ cần thông qua lời nói và hành động để nói lên rằng, họ muốn phát triển quan hệ tốt đẹp hết mức có thể với Trung Quốc.
Nhưng họ cần thay đổi thói quen phô trương thành tựu thực tế và lĩnh vực hợp tác, nhận thức được vấn đề và bất đồng giữa hai nước.
Việc nói suông về ngoại giao không có lợi cho làm mềm đi quan điểm của Bắc Kinh đối với ý đồ của Washington, trái lại sẽ truyền đi hình ảnh không thực tế về quan hệ Mỹ-Trung cho công dân Mỹ và các nước bạn bè.
Sự hiếu chiến gần đây của Trung Quốc gây lo ngại cho rất nhiều nước láng giềng, các nước láng giềng có xu hướng liên kết hơn so với trước đây. Họ hoan nghênh Washington có thai đô cứng rắn hơn, nhưng không xác định Mỹ có nguồn lực và quyết tâm thực hiện các lời hứa hay không.
Bất kỳ ai trúng cử Tổng thổng đều phải xua tan mối hoài nghi này. Đưa ra và ủng hộ chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và áp dụng thủ đoạn cứng rắn hơn trong tiếp xúc kinh tế, hai thứ này đều quan trọng. Khi tiếp xúc và kiềm chế Bắc Kinh, Mỹ phải hết sức thúc đẩy Trung Quốc thực hiện "từng bước mềm mỏng" như người đề xuất chiến lược "ngăn chặn" thời kỳ Chiến tranh Lạnh, George Buchanan đưa ra.
Mỹ tổ chức liên tiếp các cuộc diễn tập quân sự ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Trong hình là tàu chiến hải quân của 22 nước vừa tham gia cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2012" do Mỹ tổ chức, không mời Trung Quốc.
Theo GDVN
Dân Đài Loan vận động xây đền thờ Thiên Hậu trên đảo Senkaku "Chúng tôi đã bắt đầu gây quỹ để xây dựng một ngôi đền thờ Thiên Hậu trên quần đảo Điếu Ngư với hy vọng ngài bảo vệ sự an toàn của ngư dân chúng tôi và ban may mắn cho công việc của họ" Một nhóm người Đài Loan cho biết họ sẽ xây dựng một đền thờ Thánh mẫu Thiên Hậu, vị...