Vì sao các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời?
Trên các bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp ( móng tay giả) trên tay, vậy chúng được dùng để làm gì?
Hộ giáp là loại móng tay giả gắn đá quý, làm từ vàng, bạc, kim loại. Chúng thường được trong cung đình, do các cung tần và phi tần đeo trên ngón áp út và ngón út. Hộ giáp này được coi như món đồ trang sức của họ. Vậy những bộ hộ giáp này có ý nghĩa gì đặc biệt không?
Hộ giáp thường được các phi tần đeo ở ngón áp út và ngón út. (Ảnh: Sohu)
Theo các tài liệu lịch sử, hộ giáp xuất hiện từ thời Chiến quốc. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc và móng tay là những phần gắn liền của cơ thể do cha mẹ trao cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta không được cắt chúng đi để thể hiện sự trân trọng. Tuy nhiên, móng tay nếu để quá dài sẽ rất dễ gãy, lại vướng víu khó hoạt động, vì thế, người ta tạo ra những bộ hộ giáp để bảo vệ phần móng tay.
Dù vậy việc đeo hộ giáp cũng gây ra những bất tiện khiến nhiều người khó chịu. Vì thế, sau này, chỉ có những người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc, xuất thân cao quý mới để móng tay dài và dùng hộ giáp. Xung quanh họ luôn có người hầu hạ, họ không cần phải lao động nên việc “nuôi” móng tay dài dễ dàng hơn những người phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân.
Ngoài ra, người xưa còn tin rằng, móng tay càng dài thì phúc khí càng lớn. Do đó, các phi tần đều nuôi móng tay thật dài. Thời gian trôi qua, họ bắt đầu nghĩ ra việc trang trí cho các bộ hộ giáp để làm đẹp cũng như thể hiện địa vị của mình.
Đến thời nhà Thanh, các bộ hộ giáp được nâng tầm và trở thành vật bất ly thân của các phi tần. Ngay cả cách trang trí cũng như nguyên liệu để làm hộ giáp cũng được làm theo địa vị, phân cấp của họ. Theo đó, hoàng hậu, hoàng quý phi hay quý phi sẽ dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, đá quý… Còn các phi tần cấp thấp hơn chỉ được dùng hộ giáp làm từ đồng, men sứ… Họa tiết của các bộ hộ giáp cũng được chạm khắc vô cùng tinh xảo, không chỉ có hình động vật, còn có cả chữ bên trên.
Đến thời nhà Thanh, hộ giáp trở thành món đồ không rời của các vị phi tần trong cung. (Ảnh: Sohu)
Không chỉ dùng để làm đồ trang sức, bộ hộ giáp của các phi tần còn có một tác dụng khác ít ai nghĩ tới. Đó là chúng được dùng để thu hút sự chú ý của hoàng thượng. Các vị phi tần cho rằng, sự chú ý của hoàng đế ngoài đặt trên vẻ ngoài của họ còn ở các bộ hộ giáp. Vì thế, phi tần đã không tiếc tiền của trang trí cho bộ hộ giáp sao cho chúng bắt mắt nhất có thể.
Một ưu điểm nữa của hộ giáp là chúng có thể giúp các phi tần che đi phần móng tay của mình. Có một sự thực là, móng tay của các phi tần trong cung không trắng đẹp như trên phim. Vì họ không làm gì trong một thời gian dài nên móng tay sẽ bị vàng hoặc đen đi. Do đó, việc đeo hộ giáp còn giúp cho họ che đi sự xấu xí trên móng tay.
Từ Hi thái hậu còn sử dụng hộ giáp như một món vũ khí phòng thân của mình. (Ảnh: Sohu)
Công dụng cuối cùng của các bộ hộ giáp là dùng như một món vũ khí. Người nghĩ ra cách ứng dụng hộ giáp làm vũ khí chính là Từ Hi thái hậu. Từ Hi là người đã gây thù chuốc oán với rất nhiều người khác, vì thế, bà luôn lo sợ bị ám sát. Sau đó, Từ Hi đã nghĩ ra cách giấu thuốc độc vào trong bộ hộ giáp của mình để giết chết kẻ thù.
Mang vòng cổ ngọc đeo suốt 10 năm đi thẩm định, cô gái run rẩy khi nghe chuyên gia phán một câu: 'Cô lấy dũng khí ở đâu'
Nguồn gốc thực sự của viên ngọc bội mà cô gái mang trên người suốt 10 năm khiến ai cũng phải bất ngờ. Để có thể có đánh giá chính xác nhất về món đồ cổ mà mình sở hữu, nhiều người đã tham gia chương trình thẩm định cổ vật để nhờ sự cố vấn của các chuyên gia đồ cổ. Gần đây, có một cô gái đã mang theo chiếc mặt vòng cổ bằng ngọc của mình tới chương trình để nhận được sự giải đáp của các chuyên gia về nguồn gốc cũng như giá trị thực của món đồ này.
Chủ nhân đã đeo miếng ngọc trên người suốt 10 năm
Theo như những gì được cô kể lại, cô xuất thân từ gia đình khá giả lại có niềm yêu thích đặc biệt với cổ vật nên trong một lần đến chợ đồ cổ, cô đã mua được một miếng ngọc bội có hình dạng một chú ve sầu vô cùng độc đáo. Do vô cùng thích miếng ngọc này nên cô đã dùng nó làm mặt dây chuyền và đeo chiếc dây này không rời trong suốt 10 năm trời.
Do nghĩ rằng ngọc bích cổ chắc hẳn là món đồ vô cùng quý hiếm, chỉ có quý tộc, vương hầu thời xưa mới có quyền sở hữu nên món đồ cổ này chắc chắn có giá trị không hề tầm thường. Giờ đây, do công việc có chút khó khăn nên cô gái đã mang chiếc dây đến chương trình với hy vọng thẩm định được giá trị của miếng ngọc.
Miếng ngọc bội mang hình dáng con ve sầu của cô gái
Sau khi nghe câu chuyện của cô gái, tất cả các chuyên gia thẩm định bảo vật cũng đều rất mong chờ được chiêm ngưỡng viên ngọc bởi vì giá trị của đồ ngọc bích trong lịch sử Trung Quốc là vô cùng lớn. Thậm chí những người có tiền cũng chưa chắc đã có cơ hội được sở hữu những miếng ngọc quý này.
Tuy nhiên, ngay khi vừa xem xét kỹ miếng ngọc ve sầu, chuyên gia ngay lập tức nghiêm túc và hỏi chủ nhân món đồ một câu: "Cô lấy dũng khí ở đâu?" và ngay lập tức khiến cô gái cùng toàn bộ khán giả vô cùng sững sờ.
Theo chuyên gia có mặt tại trường quay, thực ra miếng ngọc bội hình ve sầu này thực chất không phải miếng ngọc bình thường,mà có nguồn gốc vô cùng đặc biệt. Các chuyên gia cho rằng người xưa rất thích đeo đồ bằng ngọc. Thông thường những đồ mang trên người sẽ đều được chạm khắc hình con thú hoặc đồ vật mang nghĩa tốt lành. Với hình dáng "ve sầu", nó cũng mang điềm lành, chỉ có điều nó không dành cho người sống.
Chuyên gia tiết lộ sự thật bất ngờ về lai lịch của viên ngọc bội
Được biết, do tính chất của loài ve sầu là có thể thoát ra khỏi kén nên được người xưa thường coi đây là loài vật có hai mạng sống. Bên cạnh đó, ngọc bích còn là vật có thể bảo tồn linh hồn trong Phật giáo nên khi ngọc được được chạm khắc thành hình ve sầu, nó được cho là sẽ mang điều lành cho người đã khuất. Vì lẽ đó, khi một người mất đi, miếng ngọc hình con ve sầu bằng sẽ được cho vào miệng của họ với hy vọng tái sinh hoặc linh hồn sẽ không bao giờ bị diệt vong. Nguồn gốc của những viên ngọc có hình ve sầu này là vậy.
Mặc dù rất nhiều ngọc cổ trên thị trường không thể tránh khỏi được đào ra từ các ngôi mộ nhưng chúng vẫn khác với "ve sầu bằng ngọc", dù sao đây cũng là thứ đã từng tiếp xúc gần với xác chết. Chính vì điều này, các chuyên gia mới cho rằng vị cô nương này khá can đảm khi dám đeo viên ngọc trên người suốt 10 năm trời.
Dù nguồn gốc của viên ngộc khiến cho chính chủ nhân của nó cũng phải run rẩy nhưng may mắn thay, nó thực sự là một bảo vật quý giá và có chất lượng tốt. Nhà thẩm định cho rằng, xét về giá trị, có thể ước tính viên ngọc có giá khoảng 600.000 nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau khi nghe chuyên gia nói, viên ngọc này dù tốt đến đâu cũng sẽ khiến không ít người dè chừng.
Phổ Nghi vừa thoái vị, Ái Tân Giác La vẫn còn tồn tại, vì sao quý tộc nhà Thanh lập tức thay tên đổi họ? Hoàng đế Phổ Nghi vừa thoái vị, nhiều quý tộc Mãn Châu đã quyết định thay tên đổi họ, hóa ra là có nguyên nhân. Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, đã chính thức thoái vị. Nhà Thanh cũng sụp đổ sau gần 300 năm trị vì đất nước. Kể...