Vì sao các “lão làng” game online Việt chưa thể về hưu
Những người thuộc thế hệ 8x và 9x đời đầu chắc hẳn nhiều người vẫn còn gắn bó với MU, Võ Lâm Truyền Kỳ, những game online đầu tiên tại Việt Nam. Nếu nhìn lại chắc có người sẽ phải giật mình vì mình đã chơi MU/ VLTK được ngót nghét 6, 7 năm rồi, nói hình tượng hơn một chút thì đó là khoảng thời gian mà một cậu học sinh phải giành giụm từng ngàn lẻ để chơi game trở thành một người đàn ông, đi làm nuôi thân thậm chí là vợ con nữa.
Hơn một thập kỷ trôi qua, MU, VLTK đã chứng kiến không biết bao nhiêu mà kể hết những “ hậu bối” của mình liên tục ra mắt và rồi lần lượt ra đi mà không thể tìm được lấy một cái tên đủ khả năng kế nhiệm. Thậm chí càng về sau thì các sản phẩm game online lại có tuổi thọ ngày càng ngắn. Cái dớt đóng cửa sau 2 năm đã bị phá bỏ từ lâu với những MMO client chết yểu chỉ sau 6 tháng. Vì sao những năm gần đây mà không một MMO nào làm được điều mà MU, VLTK đã làm được?
Nếu nói là chất lượng của các game online sau này thua kém thì không đúng. Cho dù một số người sẽ phản đối nhưng phải khẳng định rằng các MMO mới phát hành thời gian qua có chất lượng cao hơn nhiều so với của các “lão làng”. Điều này là tất yếu vì những “hậu bối” này được thừa hưởng những thành tự, công nghệ tiên tiến hơn hẳn. Các tính năng tương tự như của VLTK hay MU trong những game sau này đều có và hoàn thiện hơn, nhân vật thiết kế tỉ mỉ và uyển chuyển, skill bắt mắt, khung cảnh, hiệu ứng… tất cả đều đã vượt xa đồ họa 2D cũ kỹ ngày trước.
Còn nếu là lỗi trong khả năng quản lý và phát hành! Điều này chỉ có thể đúng với những game của các nhà phát hành sinh sau đẻ muộn, nhưng những game do FPT, Vinagame, VTC phát hành thời gian qua dù cho vẫn hoạt động ổn định nhất trên thì trường thì cũng không tránh khỏi cảnh người chơi sụt giản chỉ sau vài tháng ra mắt. Kinh nghiệm của họ từ thành công của MU và VLTK và qua nhiều game khác chắc chắn sẽ giúp các công ty này hiểu rõ người chơi và hoàn thiện quá trình phát hành game và ngày càng chuyên nghiệp. Game online là một thị trường màu mỡ nên sự cạnh tranh của nó sẽ không kém khốc liệt, nếu các nhà phát hành này thua kém về chất lượng thì không có lý do gì mà họ còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Có chăng nên tìm kiếm nguyên nhân xuất phát từ người chơi! Không như thời kỳ đầu, ngày nay với vô vàn lựa chọn game online ở đủ mọi thể loại, người chơi vốn đã bị phân tán ra nhiều game lại còn trở nên ngày càng ít gắn bó, sẵn sàng đổi game bất cứ lúc nào. Chính điều này đã làm mất đi tính cộng đồng trong game online hiện nay, không còn một cộng đồng gắn kết thì thật khó để game níu chân người chơi lâu dài. Không có một cộng đồng chặt chẽ, game thủ không hành động theo một định hướng chung, một lợi ích chung và việc nhà phát hành thi nhau mua game mới về bất kể tốt xấu chính là tiền đề để người chơi chạy theo những phút giây giải trí thoáng qua.
Nhưng lúc này các nhà phát hành lại không xem đó là đe dọa mà chạy theo người chơi, những game từ tựa như nhau cứ nối đuôi nhau đến và đi chóng vánh. Đây là một cái vòng luẩn quẩn và nó chỉ có thể kết thúc khi một trong hai, nhà phát hành – cộng đồng người chơi nhìn nhận lại và chấp nhận thay đổi. Những trải nghiệm về một thế giới ảo đầy tình bằng hữu những ngày xưa thật khó để tìm lại, có lẽ chính điều này khiến không một tựa game “hậu bối” nào có thể tiếp nối được những ngày tháng huy hoàng của VLTK hay MU online.
Video đang HOT
Cuối cùng thì việc xây dựng cộng đồng cho game thất bại thật khó để quy hết trách nhiệm cho người chơi hay nhà phát hành, là lỗi của người chơi có mới nới cũ hay là lỗi của nhà phát hành không thể định hướng được sự phát triển của thị trường dẫn đến tình trạng game online Việt Nam đi theo hướng thiên về số lượng hơn chất lượng. Liệu trong tương lai, nhà phát hành hay người chơi sẽ quyết định thay đổi mình để có thể đưa những “lão làng” kia được phép về hưu.
Theo GameK
Những nguy cơ tiềm tàng của làng game Việt
Game đóng cửa nhiều
Như chúng ta đã biết, ở thời điểm hiện tại, có quá nhiều game online đang được phát hành ở nước ta. Chỉ tính riêng trong năm 2012 thì đã có tới khoảng 50 Webgame (trung bình 1 tháng có tới 6 Webgame mới) được phát hành và chúng sẽ còn gia tăng với tốc độ như cũ. Và với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến hết năm nay, số lượng game online được phát hành ở Việt Nam sẽ là gấp đôi năm ngoái, đó là chúng ta vẫn còn chưa tính tới các game online trên di động.
Vậy hệ lụy của việc số lượng game online mới tăng quá nhanh này là gì? Đó chính là việc cộng đồng gamer bị xé lẻ, các game mới thì được phát hành quá nhiều khiến lượng người chơi ở các game cũ bị giảm đi một cách báo động. Và tất nhiên, khi mà lượng người chơi chỉ còn quá ít, doanh thu của game giảm mạnh và đây cũng là lúc NPH tính đến chuyện "đóng cửa game" để tránh lỗ.
2012 có thể xem là một trong những năm có nhiều game online đóng cửa nhất từ trước tới nay khi có tới hơn 20 game bị "khai tử", trong đó, số lượng Webgame bị dừng hoạt động chiếm tới 2/3. Có thể dự đoán trước một việc rằng trong năm 2013, số lượng Webgame bị đóng cửa sẽ còn nhiều hơn nữa. Và ở đây, người bị thiệt chắc chắn chính là game thủ Việt mà thôi.
Chất lượng game không được nâng cao
Như đã nói ở trên, dẫu rằng hiện nay, khá nhiều game thủ lên tiếng phản đối, chỉ trích việc các NPH chỉ toàn đưa Webgame về Việt Nam nhưng chúng ta lại không thể không thừa nhận rằng các Webgame mới được đưa về nước vẫn được khá đông game thủ tham gia chơi và yêu thích. Trên thực tế, thực ra họ không phải là những game thủ mới mà phần lớn đều là các game thủ "nhảy" từ các Webgame khác sang chơi thử, rồi gắn bó.
Tất nhiên, vì các Webgame đa phần đều có lối chơi giống hệt nhau về cách chơi, cách xây dựng nhân vật cùng hàng loạt tính năng khác nên đối với game thủ, gần như việc chuyển sang chơi giữa Webgame này với Webgame nọ cũng chỉ đơn giản như việc chuyển sang chơi server mới mà thôi. Và một thực trạng hiện nay là việc nhiều game thủ chơi chán, không được theo ý mình là bỏ, chuyển sang chơi Webgame mới vì gần như tuần nào cũng có thêm một vài Webgame mới được phát hành.
Tuy nhiên, nhờ lượng người chơi đông mà nhiều NPH gần như không còn mặn mà với việc phát hành các MMO client nữa mà thay vào đó, họ lại chuyển sang chỉ phát hành Webgame mà thôi. Cần phải biết rằng hiện nay, thể loại Webgame ở Việt Nam đã trở nên quá bội thực và rất nhiều game thủ đều tỏ vẻ ngao ngán khi không có được một game online nào thật hay, đồ họa đẹp cùng những đặc điểm mới lạ để họ khám phá.
Rõ ràng rằng việc phát hành nhiều Webgame như hiện nay đang khiến làng game Việt có vẻ... lùi dần so với thế giới, khi mà hầu như các Webgame 2D đã không còn được sản xuất thì ở Việt Nam, chúng lại được phát hành một cách ồ ạt.
Game thủ Việt mất dần tính cộng đồng
Một trong những điều thành công nhất của GO Việt trong giai đoạn sơ khai là nó đã tạo ra được một cộng đồng cực kỳ có chiều sâu, gắn bó và mạnh mẽ. Có thể, bạn sẽ rất khó để có thể tìm được lại tình bạn, tình bằng hữu thân thiết mỗi khi đăng nhập vào game online bây giờ, đơn giản là vì tính cộng đồng giữa các người đã bị giảm mạnh.
Cộng đồng ngày càng bị chia nhỏ và không còn gắn kết.
Một trong những yếu tố khiến tình trạng này xảy ra là do các NPH đã tung ra quá nhiều game mới, đặc biệt là Webgame. Việc những hàng loạt các game trình duyệt được tung ra đã khiến cho cộng đồng game thủ liên tục bị xé nhỏ ra. Không chỉ có vậy, các server mới liên tiếp được khai mở để thu lợi nhuận cũng góp phần không ít khiến cho cộng đồng bị chia rẽ.
Nguy cơ tiếp tục bị thắt thêm "cùm"
Nếu như 2012 có thể coi là một năm tương đối dễ chịu với làng game Việt so với 2 năm 2011 và đặc biệt là 2010 nhưng tuy nhiên, điều này vẫn chưa là gì khi game online có thể tiếp tục bị các cơ quan quản lý thắt chặt bất cứ lúc nào.
Vụ việc Chinh Đồ 2 mới đây có thể xem là một ví dụ. Dẫu rằng nó chưa bị thổi "bùng" lên một cách mạnh mẽ nhưng với hàng trăm game online, Webgame có xuất sứ từ Trung Quốc đang được phát hành tràn lan trên thị trường hiện nay, chúng ta liệu có thể "chắc chắn" rằng liệu một vụ việc tương tự có không xảy ra, khi mà các game online "Tàu" vẫn đang tiếp tục được đưa về.
Bên cạnh đó, nhiều game online hiện nay được phát hành một cách khá "mờ ám" nếu không muốn nói là "game lậu" khi tên tuổi NPH lạ hoắc, không được công bố rõ ràng và họ hoàn toàn chẳng chịu bất cứ trách nhiệm nào với game thủ. Thậm chí, có game thủ nạp tiền vào rồi bị mất tài khoản oan mà không hề được xử lý. Đây có thể xem là một nguy cơ khá bất ổn của làng game Việt.
Theo GameK
Gamer thất vọng vì NPH liên tục lỗi hẹn Chính thức ra mắt vào khoảng đầu tháng 10 năm 2012, Thủy Hử Truyền Kỳ từng trở thành một MMO khá hot ở Việt Nam khi trở thành một trong những MMO Client kiếm hiệp hiếm hoi được phát hành trong giai đoạn cuối năm 2012. Vào thời điểm ra mắt, lượng người tham gia chơi Thủy Hử Truyền Kỳ khá đông đảo...