Vì sao các cặp đồng tính nữ tránh cách xưng hô ‘vợ’
Sau khi kết hôn, nhiều cặp đồng tính nữ lựa chọn các cách xưng hô như “ bạn đời”, “hôn thê” thay cho “vợ” để thoát khỏi quan niệm hôn nhân truyền thống.
Zing trích dịch bài viết thuộc dự án “The Mrs. Files” đăng trên New York Times, đề cập đến ý nghĩa danh xưng “vợ” trong cuộc sống hôn nhân của các cặp lesbian.
Năm 2012, trong quá trình ghi hình series phim đình đám “Orange Is The New Black”, nữ diễn viên người Mỹ Samira Wiley đã gặp gỡ “nửa kia định mệnh” của đời mình – biên kịch Lauren Morelli.
Hai năm sau, Morelli chính thức công khai mối quan hệ của mình với công chúng qua một bài viết trên Mic.com.
Cô tâm sự: “Tôi đã yêu một người phụ nữ và chứng kiến cuộc đời mình diễn ra ngay trên màn ảnh”.
Năm 2017, hai người chính thức về chung một nhà. Nhìn lại chặng đường “từ bạn gái trở thành hôn thê”, Wiley hạnh phúc chia sẻ: “Thật tuyệt vời! Tôi yêu cảm giác khi được nói: ‘Cô ấy là vợ tôi’”.
Nữ diễn viên Samira Wiley (trái) và biên kịch Lauren Morelli đã tổ chức đám cưới vào năm 2017 tại Palm Springs, California. Ảnh: Jose Villa.
Sau khi cha Lauren qua đời, Wiley quyết định đổi tên thành Samira Denise Morelli. Với nữ biên kịch, hành động này là một món quà ý nghĩa cô dành tặng cho người bạn đời, thể hiện mong muốn cùng vợ gìn giữ tên họ của gia đình, đồng thời khẳng định trạng thái hôn nhân của họ.
Đối với những cặp đồng tính nữ đã kết hôn như Lauren và Wiley, việc đặt tên cho mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng bởi họ thường vấp phải sự phủ nhận của những người xung quanh.
Thực tế cho thấy, cộng đồng có xu hướng coi các cặp lesbian như bạn thân hay chị em, thay vì nhìn nhận họ như những người vợ, bạn đời của nhau.
Video đang HOT
Vài năm trở lại đây, cách xưng hô “vợ” trong mối quan hệ của các cặp lesbian mới được nhìn nhận đúng đắn hơn. Đây là thành quả ban đầu của cuộc đấu tranh dài đằng đẵng suốt nhiều thập kỷ nhằm thoát khỏi quan niệm truyền thống: H ôn nhân là sự kết nối giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.
Chely Wright là một trong những nghệ sĩ nhạc đồng quê đầu tiên công khai xu hướng tính dục của mình. Một năm sau khi come out trước công chúng, nữ ca sĩ đã “về chung một nhà” với nhà hoạt động vì quyền LGBT Lauren Blitzer.
Chely trải lòng những chuyến lưu diễn xuyên quốc gia khiến cô nhận ra sự lảng tránh của cộng đồng đối với hôn nhân đồng giới.
“Trên những chuyến bay, tôi thường xuyên được hỏi về chuyện chồng con. Khi tôi trả lời: ‘Tôi đã có vợ’, họ sẽ sửa lại thành ‘bạn gái’. Tôi muốn mọi người gọi cô ấy là vợ tôi, người vợ hợp pháp của tôi”, cô nói.
Chely Wright (phải) và vợ Lauren Blitzer kết hôn vào năm 2011. Ảnh: Jason LaVeris.
Dù đã 5 năm trôi qua kể từ khi hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa tại Mỹ từ 2015, khái niệm mới về hôn nhân vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Không đơn thuần là một cách xưng hô trong hôn nhân, từ “vợ” dễ khiến người ta liên tưởng đến “chồng”, đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình là chăm sóc chồng con, quán xuyến việc nhà.
Vì lẽ ấy, nhiều phụ nữ thuộc cộng đồng LGBT chọn cách tránh sử dụng từ này trong mối quan hệ của mình. Kathleen Massara, phóng viên tờ New York Times, chia sẻ khi giới thiệu đối phương với mọi người, cô và bạn đời sẽ xưng tên và nói rằng cả hai đã kết hôn thay vì dùng từ “vợ”.
“Tôi nghĩ ‘vợ’ là một khái niệm quen thuộc trong hôn nhân, song nó gợi lại tư tưởng ‘phụ nữ cần lấy một người đàn ông’”, Kathleen nói.
Nữ diễn viên Stephanie Allyne, người từng vào vai vai mẹ của Amara trong bom tấn”Pacific Rim Uprising”, bày tỏ sự đồng tình với Kathleen về cách xưng hô “vợ” trong hôn nhân.
“Tôi thích từ ‘bạn đời’ hơn vì nó thể hiện sự bình đẳng từ hai phía. Tôi bắt đầu giới thiệu vợ mình bằng từ ‘hôn thê’ từ vài tuần trước vì cảm giác nó phù hợp hơn”.
Một năm sau khi kết hôn vào năm 2015, diễn viên Stephanie Allynne cùng nghệ sĩ hài độc thoại Tig Notaro (ngoài cùng bên trái) chào đón cặp song sinh Max và Finn. Ảnh: @stephanieallyne.
Bên cạnh việc sử dụng cách xưng hô khác, nhiều phụ nữ trong cộng đồng lesbian đã thêm họ của bạn đời vào tên mình như một cách khẳng định quan hệ hôn nhân giữa hai người.
Kể từ khi kết hôn cùng bạn gái Elena Washington vào năm 2016, nghệ sĩ ballet Sydney Magryder đã lấy họ của vợ làm tên đệm cho mình. Dù chưa chính thức làm thủ tục đổi tên nhưng với Sydney, hành động này mang ý nghĩa “được trở thành một dưới sự chứng kiến của Chúa”, thể hiện khát vọng được công nhận cả về mặt tinh thần và pháp lý.
Đối với những người phụ nữ thuộc cộng đồng LGBT, hôn nhân không chỉ là nghi thức thiêng liêng gắn kết những người yêu nhau mà còn là sự khẳng định quyền sống, quyền yêu và được yêu, quyền được xã hội nhìn nhận một cách công bằng.
Thông qua việc định danh cho mối quan hệ của mình, họ đang tạo nên những nét nghĩa mới cho quan niệm hôn nhân truyền thống.
Trong bức ảnh đính hôn của mình trên Instagram, diễn viên múa ballet Sydney Magruder đã viết : “Nàng đánh cắp trái tim tôi, vì vậy tôi sẽ lấy đi họ của nàng!”. Ảnh: Grace Brown Photography.
Trung Quốc: Thầy giáo ưu tú nhắn tin quấy rối nữ sinh 13 tuổi, bắt đối phương thực hiện hành vi không đứng đắn khiến nạn nhân không dám đến trường
Đoạn tin nhắn quấy rối của thầy giáo gửi cho nữ sinh 13 tuổi đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Sau khi sự việc được phơi bày, thầy giáo kia đã nhận lấy hình phạt thích đáng.
Trang 163 đưa tin, vào 2 giờ sáng ngày 20/4, một tài khoản đã đăng loạt tin nhắn có chứa nội dung không đứng đắn giữa một thầy giáo và nữ sinh 13 tuổi lên diễn đàn thông tin Tân Hải. Bên cạnh đó, tài khoản này còn để lại tin nhắn: "Xin hãy nhìn vào những người trong ngành giáo dục ở Tân Hải".
Được biết, cách xưng hô trong đoạn hội thoại giữa thầy giáo và nữ sinh 13 tuổi đã vượt qua giới hạn thầy trò bao gồm: "Em yêu, anh yêu em", "Em gọi anh bằng chồng nhé", "Cám ơn vợ", "Chúng ta là vợ chồng nhé"... Tuy nhiên, trong đoạn hội thoại này, nữ sinh đã từ chối và nói rằng: " Em và thầy cách nhau tận 35 tuổi đấy ạ". Sự việc ngay sau đó đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng và cũng được báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
Thầy giáo Hứa và đoạn hội thoại không đứng đắn.
Theo đó, nhân vật chính trong tin nhắn là một giáo viên chủ nhiệm họ Hứa, đang giảng dạy tại trường trung học cơ sở huyện Tân Hải, thành phố Diên Thành, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Nữ sinh 13 tuổi chính là học trò của hắn ta. Bố mẹ của cô bé ra ngoài làm việc nên cô được ông ngoại chăm sóc. Người ông nói rằng, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tìm đến nhà để nói chuyện học hành. Hai ngày gần đây, cô bé nói rằng không muốn đi học, sau khi hỏi chuyện cô bé nói rằng bị thầy giáo bắt gọi bằng chồng.
Trường trung học cơ sở Tân Hải.
Căn cứ theo thông tin của những giáo viên khác đã từng tiếp xúc với thầy Hứa cho hay, thầy là giáo viên ưu tú, từng được tặng danh hiệu "Tập thể tiên tiến" và "Nhà giáo tiên tiến" trong quận. Phòng Giáo dục và Ủy ban huyện Tân Hải ngay sau khi nhận sự báo cáo vụ việc đã thành lập tổ điều tra và tìm hiểu.
Vào ngày 22/4, Phòng giáo dục xác nhận đúng là giáo viên họ Hứa đã có thái độ không đứng đắn với học sinh, việc này là vi phạm đạo đức nghề giáo và sau khi nghiên cứu đã quyết định sa thải giáo viên này. Ngoài ra, những người có liên quan đến vụ việc này cũng sẽ bị kỷ luật theo quy định.
Jia You
Cặp đồng tính làm đám cưới giữa đường, chủ hôn đứng từ tầng 4 Giữa con phố vắng vẻ ở New York (Mỹ) Reilly Jennings và Amanda Wheeler thực hiện nghi thức đám cưới trước sự chứng kiến của bạn bè đứng ở khoảng cách an toàn. Ngày 21/3 vừa qua, trên một con phố vắng vẻ ở New York (Mỹ) - điều hiếm khi xảy ra - cặp đồng tính nữ Reilly Jennings (28 tuổi) và...