Vì sao bộ não không giữ được những ký ức thời thơ ấu ?
Với sự xuất hiện của tế bào thần kinh mới, thay vì tăng lượng lưu trữ của bộ não, chúng lại có thể xóa những kỷ niệm mà chúng ta đã trải qua của thời thơ ấu. Tất cả ký ức này được thay thế bởi những ký ức thời kỳ tiếp theo.
Tại sao chúng ta không thể nhớ ngày sinh nhật đầu tiên của mình hoặc bước chân đầu đời của mình? Chứng lãng quên thời thơ ấu là một hiện tượng khiến các nhà khoa học tốn công sức nghiên cứu trong nhiều năm. Thuật ngữ này liên quan đến sự lãng quên những ký ức trước khi ta hai tuổi, và một ký ức tương đối ít ỏi còn để lại đến khi ta 6 tuổi.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Canada nghĩ rằng họ đã tìm thấy lời giải thích cho “lỗ hổng” của bộ nhớ. Sự lãng quên thời thơ ấu liên quan đến hoạt động của vùng hippocampus, vùng não đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trí nhớ. Khi tế bào thần kinh mới phát triển trong vùng hippocampus – mà người ta gọi là tế bào thần kinh – chúng sẽ xóa các thông tin lưu trữ trước đó.
Các neuron xóa sạch ký ức
Trong những năm đầu tiên của cuộc đời chúng ta, tế bào thần kinh hoạt động nhiều nhất, điều đó có thể giải thích vì sao những kỷ niệm cũ nhất của chúng ta bị được xoá hoàn toàn. “Phát hiện này làm cho chúng ta rất đáng ngạc nhiên. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tế bào thần kinh mới giúp bộ não nhớ tốt hơn”, Sheena Josselyn, nhà thần kinh học tại Bệnh viện điều trị bệnh cho trẻ em ở Toronto cho biết, được trích dẫn bởi tạp chí khoa học Mỹ.
Cụ thể, các tế bào thần kinh mới có thể xóa những kỷ niệm đầu đời của chúng ta nhường chỗ cho những ký ức ta gặp sau này. “Một lượng lớn các tế bào thần kinh giúp chúng ta tăng lượng lưu trữ trong tương lai. Nhưng bộ nhớ giống như một mạch điện, vì vậy nếu bạn thêm dữ liệu vào nó, theo một cách logic, các dữ liệu này sẽ làm đảo lộn nó”, Sheena Josselyn nói .
Sheena Josselyn và chồng cô Paul Frankland tiến hành các thử nghiệm trên chuột và đi đến kết luận này. Họ truyền những ký ức vào trong não của những con chuột con cũng như chuột đã trưởng thành. Họ dạy chúng sợ một nơi, nơi ấy chúng bị điện giật nhẹ. Những con chuột con được học bài học đó trong một ngày, trong khi lớn tuổi được học lặp đi lặp lại trong một vài tuần.
Giả thuyết giải thích sự lãng quên thời thơ ấu
Sự lãng quên thời thơ ấu là chủ đề của nhiều nghiên cứu và giả thuyết trong thế giới của các nhà tâm lý học và thần kinh học. Đối với một số nhà nghiên cứu, chúng ta không thể nhớ những gì đã xảy ra trong những năm đầu đời bởi vì tại thời điểm đó, khả năng ngôn ngữ và cảm xúc của chúng tôi chưa được phát triển đầy đủ. Điều đó có nghĩa là để ghi nhớ một sự kiện, cần phải liên kết các cảm xúc và tìm từ để biểu đạt chúng.
Video đang HOT
Sigmund Freud cũng đã quan tâm đến vấn đề này. Đối với ông, chúng tôi sẽ quên những kỷ niệm để chấn an những chấn thương trong thời thơ ấu của chúng ta. Nghiên cứu về sự tham gia của tế bào thần kinh trong chứng quên lãng thời thơ ấu giúp ta hiểu rõ hơn về hiện tượng này mà không đặt câu hỏi về các giả thuyết đã công bố. Đối với Mazen Kheirbek, chuyên gia về tế bào thần kinh đến từ trường Đại học Columbia, dự án của Sheena Josselyn có tính thuyết phục.
Tuy nhiên, theo ông, có thể không phải là những tế bào thần kinh mới xóa đi những ký ức thời thơ ấu, thực tế là não của chúng ta phải tìm hiểu và ghi nhớ thêm nhiều sự kiện mới. “Có thể chứng lãng quên do ta luôn phải quan sát và tăng cường khả năng học hỏi những điều mới. Có một sự thỏa hiệp ở đây, khi ta cố giữ những kỷ niệm cũ có thể điều đó sẽ ngăn cản chúng ta nhớ những điều mới gặp”, Mazen Kheirbek nói.
Chứng lãng quên trí nhớ không hẳn là xấu?
Trong mọi trường hợp, theo Paul Frankland, đồng tác giả của nghiên cứu, chứng lãng quên trí nhớ không hẳn là xấu. Trong một số trường hợp, thậm chí lãng quên còn có lợi cho bộ não và trí nhớ. “Một số lãng quên lại quan trọng cho bộ nhớ. Khả năng của não cũng có giới hạn”, Vox nói. “Chúng ta loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết chỉ giữ lại chỉ các sự kiện và chi tiết quan trọng,” nhà sinh thần kinh học nói.
Tất nhiên, kết quả của nghiên cứu thu được chỉ có giá trị đối với các yếu tố nghiên cứu, các động vật gặm nhấm. Nhưng bộ não của các loài động vật có vú khác nhau tương đối giống nhau, các nhà nghiên cứu tin rằng cơ chế tương tự cũng có thể xảy ra trong bộ não con người.
Vnmedia
7 bài tập cho bộ não minh mẫn
Học một ngoại ngữ mới mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, giúp não bộ năng động, ngăn chặn quá trình giảm trí nhớ.
Khi bạn lớn tuổi, khả năng nhận thức của não bắt đầu suy giảm. Đây là điều không thể tránh khỏi bởi nó là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bạn không thể ngăn chặn tác động của sự lão hóa, nhưng có thể làm cho quá trình này chậm lại. Mất trí nhớ là một trong những điều đáng sợ của tuổi già, song có vài biện pháp luyện tập đơn giản sau đây sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức, đồng thời cải thiện trí nhớ:
Ảnh minh họa: Lifespan.
1. Học một ngôn ngữ mới
Việc học một ngôn ngữ mới mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Bạn không chỉ có thêm kỹ năng về ngoại ngữ, mà còn giúp bộ não được luyện tập hằng ngày, từ đó ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ.
Việc học ngoại ngữ đòi hỏi bạn phải nhớ, nhận biết, hiểu các từ, từ đó giúp chức năng não của bạn vươn đến một tầm cao mới. Việc học ngôn ngữ là một công cụ tuyệt vời giúp bạn phòng chống bệnh mất trí nhớ, tăng thêm vốn từ, ngữ pháp và khả năng diễn đạt lưu loát hơn.
2. Câu đố, trò chơi liên quan đến chữ viết
Hãy đặt ra những bài kiểm tra cho não để làm phong phú kiến thức tổng quát và giúp ngăn ngừa mất trí nhớ. Hãy tăng cường chơi những trò liên quan đến chữ viết như điền câu trả lời vào các ô chữ trống hoặc giải mã câu đố.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo các trò chơi như Sudoku, Scrabble hoặc bất kỳ trò nào hấp dẫn, miễn là nó kích thích bộ não với những từ mới và làm cho bạn liên kết chúng với các sự vật hoặc hành động. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc chơi nhiều trò liên quan đến chữ viết và giải ô chữ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở tuổi già.
3. Không bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của âm nhạc
Liệu pháp âm nhạc và thói quen nghe nhạc, đánh đàn là những bài tập thể dục tuyệt vời cho não. Nó không chỉ giúp cải thiện khả năng tập trung tinh thần của bạn mà còn hỗ trợ chức năng nhận thức lâu dài cho não bộ và tốt cho sức khỏe thể chất.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nghe nhạc cổ điển có thể giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển trí tuệ, nâng cao kỹ năng, thông thạo ngôn ngữ. Bên cạnh đó âm nhạc cũng là một liệu pháp điều trị chứng mất trí nhớ rất hiệu quả. Đơn giản, bạn chỉ cần nghe loại nhạc mình yêu thích hàng ngày. Cố gắng ghi nhớ giai điệu hay lời bài hát bằng cách hát "u ơ" theo điệu nhạc. Làm như thế một thời gian, bạn sẽ thấy phương pháp này thực sự hiệu quả.
4. Đừng xấu hổ khi nói chuyện một mình
Các nghiên cứu đã chỉ ra khi người ta nói chuyện với chính mình sẽ có ít nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sau này. Việc nói chuyện một mình, thậm chí kể cho chính mình nghe một câu chuyện nào đó sẽ giúp trì hoãn quá trình mất trí nhớ, giúp bạn nâng cao khả năng tập trung vào những chi tiết quan trọng.
Hơn nữa, nói chuyện với chính mình được đánh giá là một bài tập cảm xúc tuyệt vời. Liệu pháp này được áp dụng trong việc điều trị bệnh Alzheimer được chứng minh là giúp cải thiện chức năng bộ nhớ bằng cách giúp bạn giữ lại được nhiều thông tin hơn.
5. Đọc những quyển sách khác nhau và cố gắng nhớ cốt truyện
Ai lại không thích đọc một quyển sách hay? Có một câu nói kinh điển rằng: "Nếu một người không đọc sách thì chỉ sống một lần, nhưng nếu đọc thì sẽ sống được ngàn lần". Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu khẳng định rằng bài tập tuyệt vời nhất bạn có thể làm để ngăn chặn mất trí nhớ là đọc nhiều sách và duy trì thói quen thường xuyên.
Từ những cuốn sách, các bài tiểu luận đến tạp chí hay các bài báo, bạn nên đọc bất kỹ thông tin gì làm bạn chú ý. Bạn có thể đọc vào thời gian rảnh ở nhà, lúc ngồi trên tàu xe hay đang chờ đợi ai đó. Thêm vào đó, bạn hãy cố gắng nhớ nội dung chính của cuốn sách mà bạn đã đọc từ rất lâu rồi, điều này sẽ giúp tăng cường trí nhớ đáng kể.
6. Rèn luyện các bài tập dành riêng cho não
Có rất nhiều trò chơi và bài tập được thiết kế đặc biệt để tăng cường sức khỏe cho bộ não. Ngoài ra, việc kết hợp tay và mắt cũng đặc biệt quan trọng trong việc kích thích bộ não và ngăn ngừa mất trí nhớ. Bạn có thể thử các bài tập từ mức độ dễ đến trung bình để kích hoạt các tế bào thần kinh và khớp thần kinh; từ đó tác động lên hệ thống thần kinh tức thời. Cơ chế này giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt nhận thức.
7. Phương pháp ghi nhớ
Xây dựng cho mình một phương pháp ghi nhớ tốt sẽ là công cụ hiệu quả giúp bạn nhớ mọi thứ dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn kết hợp hình ảnh mình nhìn thấy với một cái tên hoặc một từ nào đó. Cách liên tưởng này giúp bạn dễ dàng ghi nhớ tên một người mà mình không thường xuyên gặp. Bạn cũng có thể tìm một từ viết tắt để ghi nhớ một từ dài. Mặt khác, tăng cường sử dụng điệp từ, âm vần điệu hay truyện cười cũng là cách để ghi nhớ tên các yếu tố, số liệu, hình dáng và những thông tin một cách chính khác.
Thi Trân (Theo Lifespan)
7 điều "điên rồ" xảy ra trong khi bạn ngủ Bạn có thể chưa bao giờ biết những điều "điên rồ" dưới đây, chúng khiến giấc ngủ của bạn xuất hiện những hành vi kỳ lạ, kinh khủng. Cảm giác như đang rơi TS W. Christopher Winter - Cố vấn giấc ngủ cho sức khỏe nam giới, Giám đốc Y khoa Trung tâm Giấc ngủ tại bệnh viện Martha Jefferson (Hoa Kỳ) -...