Vì sao Bộ Công Thương xin lùi thời hạn trình Quy hoạch Điện VIII?
Phó Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho Bộ Công thương lùi thời hạn trình Quy hoạch Điện VIII đến cuối tháng 12/2020.
Lưới điện là khâu cần chú trọng trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến đồng ý với kiến nghị xin lùi thời gian trình Quy hoạch điện VIII tới cuối tháng 12/2020 của Bộ Công Thương.
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, lý do xin lùi thời hạn trình Quy hoạch điện VIII là do xuất hiện những tình tiết mới tác động đến việc điều chỉnh lại quy hoạch.
” Quy hoạch đã cơ bản hoàn thành và dự kiến trình Chính phủ vào tháng 10. Tuy nhiên, khi dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng đưa ra lấy ý kiến thì trong đó có một số chỉ tiêu thay đổi. Đơn cử như chỉ tiêu GDP khác hẳn so với thông tin từ nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra. Do đó, Quy hoạch điện VIII cũng cần điều chỉnh lại để phù hợp với chỉ tiêu mới của dự thảo “, ông Dũng nói.
Video đang HOT
Theo ông Dũng, nội dung Quy hoạch cần đảm bảo những vấn đề như bám sát các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 55 và đảm bảo được chỉ tiêu phát triển kinh tế.
Trong đó, cần tính toán đề xuất tỷ lệ cơ cấu các nguồn điện hợp lý, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, cần có tầm nhìn xa, tính dự báo cao, nắm bắt được xu thế phát triển ngành trong tương lai… Do vậy, trước khi trình Chính phủ, đề án sẽ trình xin ý kiến rộng rãi của các chuyên gia đầu ngành. Từ đó, tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện để tránh những sai sót.
” Việc lùi thời gian trình Quy hoạch điện VIII không ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể ngành điện bởi những công trình nguồn điện lấy điện cho quy hoạch điện VII, VII điều chỉnh vẫn tiếp tục thực hiện, còn Quy hoạch điện VIII phát triển và kế thừa những cái trước đó “, ông Dũng khẳng định.
Ngày 13/11/2020, Bộ Công Thương đã có văn bản 8739/BCT-ĐL báo cáo về các nội dung liên quan đến công tác trình duyệt Đề án Quy hoạch điện VIII và đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII, cùng đề nghị lùi thời gian trình tới cuối tháng 12/2020.
Cần 150 tỷ USD để đầu tư nguồn điện: Chờ dòng vốn ngoại
Việc thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện nói chung và vào các dự án điện độc lập (IPP) hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển ngày 24/11 đã chủ trì, phối hợp với Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế TƯ tổ chức Hội thảo "Huy động vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập".
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế TƯ, cho biết: Đến tháng 8/2020, các dự án nguồn điện độc lập (IPP) đã được đầu tư và vận hành có công suất khoảng 16.400 MW (chiếm 28,3% công suất đặt của toàn hệ thống) và ngày càng có xu hướng tăng lên theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 55.
Để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, trong đó tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỷ KWh, ngành điện cần đầu tư với quy mô rất lớn.
Các dự án điện độc lập còn khiêm tốn ở Việt Nam.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ Công Thương, giai đoạn 2021-2030, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 133,3 tỷ USD, trong đó cơ cấu giữa nguồn điện và lưới điện là 72/28; giai đoạn 2031-2045 là hơn 184 tỷ USD và cơ cấu tương ứng là 74/26. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước vào các dự án điện ngày càng khó khăn, việc thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân có vai trò và ý nghĩa quan trọng.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện nói chung và vào các dự án điện độc lập (IPP) còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Theo lãnh đạo Ban Kinh tế TƯ, nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu khó khăn do thị trường vốn chưa phát triển, khó đáp ứng các yêu cầu phát hành ra công chúng. Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong nước gặp khó khăn do các dự án năng lượng đòi hỏi nguồn vốn lớn, song theo Luật các tổ chức tín dụng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại; tổng mức dư nợ của một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi phải cân đối nguồn cho vay do nguồn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi cho vay các dự án năng lượng là dài hạn. Đồng thời, lãi suất vay vốn các ngân hàng trong nước để thực hiện các dự án điện IPP còn khá cao, chưa có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến giá điện bán cao khiến các dự án khó thu xếp vốn trong bối cảnh hiện nay.
Ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng: Theo tính toán, 10 năm tới chúng ta cần thu hút 150 tỷ USD để đầu tư các dự án phát điện, bằng một nửa tổng GDP hiện nay của đất nước. Với quy mô thị trường vốn trong nước hiện nay và trong ít nhất 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tế không thể đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho phát triển ngành điện.
Từ 2015, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, cửa tiếp cận nguồn vốn ODA được cho là ưu đãi đang khép lại. Vậy nguồn vốn còn lại duy nhất là từ các định chế tài chính quốc tế. "Thị trường vốn quốc tế rất lớn, hàng chục ngàn tỷ USD, dư sức thỏa mãn nhu cầu vốn của Việt Nam", ông Đông chia sẻ.
Nhưng cũng như các hàng hóa khác, theo ông Đặng Huy Đông, dòng vốn quốc tế có tính cạnh tranh rất cao theo đúng quy luật cung cầu và được vận hành theo những chuẩn mực nhất định, rất chặt chẽ đòi hỏi các bên tham gia thị trường phải tuân thủ, không có ngoại lệ. Đặc biệt, vốn cũng như các hàng hóa khác, được giao dịch theo các mức giá khác nhau. Giá của vốn chủ yếu được xác định bởi mức độ rủi ro của khoản đầu tư, rủi ro cao, chi phí cao và kỳ vọng lợi nhuận cao, và ngược lại.
"Trước khi đi chợ, hiểu biết cách thức hoạt động của chợ là một đòi hỏi khách quan, để không bị hớ khi mua phải những món hàng đắt đỏ, để lại hệ lụy phải trả giá đắt cho mai sau", ông Đặng Huy Đông nhấn mạnh và cho rằng hội thảo này có thể xem như một lớp tập huấn, nâng cao hiểu biết về thị trường vốn quốc tế, các điều kiện cứng và các điều kiện có thể thương thảo của các bên cho vay,...
Ông Nguyễn Đức Hiển nhìn nhận: Với tổng mức đầu tư gần 13-15 tỷ USD/năm, quy mô thị trường Việt Nam là đủ sức hấp dẫn. Để tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro nhằm thu hút được dòng vốn quốc tế, trên bình diện quốc gia, Việt Nam cần coi trọng vai trò của xếp hạng tín nhiệm quốc gia vì thông qua đó sẽ giúp Chính phủ, định chế tài chính và doanh nghiệp khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế có thể giảm được chi phí huy động vốn.
Một số hàng dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ vượt ngưỡng quy định Bộ Công Thương vừa thông báo về một số mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có nguy cơ vượt ngưỡng quy định theo Hiệp định Việt Nam - EAEU. Ảnh minh họa Bộ Công Thương cho biết đã nhận được thông báo của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) cảnh báo về việc...