Vì sao binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào lãnh thổ Syria?
Đài Sputnik dẫn lại thông tin từ báo điện tử Hawar News đưa tin rằng, các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào lãnh thổ Syria ở Jarablus.
Đài Sputnik dẫn lại thông tin từ báo điện tử Hawar News đưa tin rằng, các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào lãnh thổ Syria ở Jarablus.
Vào tối ngày 19/1, các binh sỹ thuộc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã tiến vào lãnh thổ Syria gần Jarablus. Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng việc binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào lãnh thổ Syria là nhằm giải phóng thành phố trên khỏi tay phiến quân IS thì một số khác lại nghĩ, động thái này là nhằm đẩy lui các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) khỏi khu vực biên giới tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Binh sỹ và xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tập trung dọc biên giới giáp với Syria ngày 25/2/2015.
Theo một số thông tin do các phóng viên của Sputnik nhận được, Ankara huy động các đơn vị quân đội sang dọc biên giới với Syria. Số lượng binh sĩ nước này được cho là vào khoảng 1.000 lính.
Trong khi đó, báo mạng điện tử Hawar News, các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt biên sang tỉnh Aleppo, Syria và triển khai cả xe bọc thép, vũ khí hạng nặng, máy dò mìn để vô hiệu hóa các ổ mìn do phiến quân IS gài.
Tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, liên minh quốc tế sẽ có những hành động đáp trả IS ở Jarablus. Ông Erdogan còn đề cập tới các thông tin mà báo chí đã đưa về việc đẩy lùi YPG ra khỏi khu vực tiếp giáp với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhìn chung, hoạt động triển khai binh sỹ này của Ankara là nhắm vào IS đang chiếm giữ ở Jarablus. Tuy nhiên, các nguồn tin cho Sputnik biết, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bận tâm nhiều hơn trong việc ngăn chặn YPG chiếm lại thêm nhiều vùng đất ở khu vực có tính chiến lược ở Syria. Báo điện tử Hawar News còn đưa tin rằng, các binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ có thể không nhắm vào các chiến binh IS ở khu vực.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã lo ngại về sự hiện diện của YPG dọc biên giới với nước này. Ankara từng cảnh báo tổ chức của người Kurd về việc họ sẽ lãnh hậu quả nếu như tiếp tục tiến về hướng tây.
Kể từ tháng 6/2015, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đẩy mạnh các chiến dịch an ninh chống lại cộng đồng người Kurd ở trong nước.
Thanh Nga (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Thổ Nhĩ Kỳ mơ đế chế Ottoman mới: Cuộc chơi Qatar
Sau khi triển khai binh sĩ tại Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục thực hiện một cuộc phưu lưu mới khi quyết định thành lập căn cứ quân sự ở Qatar.
Kẻ thù chung
Ngày 16/12, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ thành lập một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Qatar và đây sẽ là căn cứ quân sự đầu tiên của Ankara ở nước ngoài.
Theo ông Ahmet Demirok - Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar, việc thành lập căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Qatar là một phần của hiệp định năm 2014 và mới được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn vào tháng 6/2015.
Phát biểu trên Reuters, Đại sứ Demirok khẳng định: "Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đang phải đối mặt với những vấn đề chung, cả hai nước đều quan ngại trước những diễn biến tình hình trong khu vực và chính sách không rõ ràng của các quốc gia khác.
Một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chúng tôi cùng phải đấu tranh với những kẻ thù chung. Sự hợp tác giữa hai nước chúng tôi là rất cần thiết cho khu vực Trung Đông vào thời điểm đầy bất ổn như hiện nay".
Theo thỏa thuận giữa hai bên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bố trí ở căn cứ này khoảng 3.000 quân của các lực lượng Hải quân, Lục quân và Không quân, các công trình quân sự cũng như lực lượng đặc nhiệm. Tuy nhiên, thời điểm mở căn cứ này vẫn chưa được tiết lộ.
Căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ dự định mở ở Qatar sẽ là căn cứ đa năng, trước mắt sẽ được sử dụng để tiến hành các đợt huấn luyện binh sỹ chung.
Ngoài ra, Qatar cũng đang nghiên cứu khả năng mở một căn cứ quân sự tương tự trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ tham vọng khôi phục đế chế Ottoman?
Các chuyên gia cho rằng đây lại tiếp tục là một cuộc phưu lưu mới của chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đồng thời thể hiện khát vọng làm chủ Trung Đông, muốn tái lập đế chế Ottoman thống trị khu vực như trong quá khứ. Điều này không phải là không có cơ sở.
Bởi lẽ, trước khi quyết định thành lập căn cứ quân sự tại Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đơn phương triển khai lực lượng tới doanh trại Bashiqua, một căn cứ gần thành phố Mosul đang bị IS nắm quyền kiểm soát thuộc lãnh thổ của Iraq.
Sau động thái đầy bất ngờ này của chính quyền Ankara, Baghdad đã kịch liệt lên án và cho rằng, quyết định đơn phương này của Thổ Nhĩ Kì là một hành động trái phép, xâm lược và vi phạm chủ quyền nghiêm trọng của Iraq.
Các chuyên gia cho rằng quyết định lập căn cứ quân sự ở Qatar thể hiện khát vọng làm chủ Trung Đông, muốn tái lập đế chế Ottoman thống trị khu vực như trong quá khứ.
Tuy nhiên trái ngược với tuyên bố của Iraq và cộng đồng quốc tế, Ankara tuyên bố rằng họ triển khai binh sĩ tới miền bắc Iraq do lo sợ mối đe dọa của IS đối với các binh sĩ Thổ Nhĩ Kì đang làm nhiệm vụ huấn luyện lực lượng chống khủng bố tại khu vực đó.
Ankara cũng nhấn mạnh rằng hành động này được thực hiện theo đề nghị của chính phủ Iraq và tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận trước đó giữa 2 nước.
Thực tế cho đến thời điểm này, những mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq vẫn tồn tại và khó lòng giải quyết nếu như Ankara cương quyết không rút quân khỏi lãnh thổ Baghdad.
Còn nhớ hồi tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ không đợi Damascus cho phép và đã đơn phương khởi động một chiến dịch "giải cứu" tiến đến khu lăng mộ để thu gom di vật và sơ tán 40 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang canh giữ một khu đền.
Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad cáo buộc Ankara vi phạm chủ quyền của Syria và cảnh báo rằng nước ông có quyền tự vệ.
"Damascus có quyền tự bảo vệ lãnh thổ của mình và đáp trả xứng đáng hành vi xâm lược này vào đúng lúc," ông nói với kênh truyền hình Arab Al Mayadeen.
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Syria đánh bật Mặt trận al-Nusra giáp biên giới TNK Hãng thông tấn FARS của Iran đưa tin, quân đội Syria vừa đánh bật Mặt trận al-Nusra ở phía bắc Latakia dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng thông tấn FARS của Iran đưa tin, quân đội Syria vừa đánh bật Mặt trận al-Nusra ở phía bắc Latakia dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một động thái mới nhất, Quân...