Vì sao bị tay chân miệng dễ gây mất nước? Làm cách nào để bù lại?
Bệnh nhân chân miệng thường có các dấu hiệu của tình trạng mất nước do các triệu chứng của bệnh như sốt, nôn mửa và giảm uống nước do tổn thương tại miệng.
Vì vậy, bù nước đúng cách cho bệnh nhân mất nước do bệnh tay chân miệng là rất quan trọng để hạn chế các nguy hiểm do mất nước gây nên.
1. Vì sao bệnh tay chân miệng dễ gây mất nước?
Bình thường, hàm lượng nước trong cơ thể luôn được giữ ổn định ở một tỷ lệ nhất địnhnhờ sự cân bằng của cán cân lượng nước nhập vào cơ thể và lượng nước được bài xuất ra ngoài. Và tổng lượng nước nhập hằng ngày luôn phải tổng bằng lượng nước được cơ thể bài xuất.
Khi bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng, các biểu hiện của bệnh như sốt, tiêu chảy hoặc nôn mửa khiến cho lượng nước mất trở gia tăng nhiều hơn so với mức bình thường. Cùng với đó là sự giảm nhập nước vào cơ thể do bệnh nhân bị đau miệng (do các tổn thương niêm mạc miệng) nên không muốn ăn uống,..
Do đó dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa lượng nước nhập vào và mất đi ở bệnh nhân. Hậu quả trực tiếp của nó chính là tình trạng mất nước do bệnh tay chân miệng.
Mất nước do bệnh tay chân miệng là tình trạng rất thường xuyên xảy ra (Ảnh: Internet)
2. Mất nước do bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Tình trạng mất nước do bệnh tay chân miệng nếu được phát hiện sớm thì hầu hết đều ít để lại các hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu phát hiện trễ, đặc biệt là khi đối tượng mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu là trẻ em (chưa có khả năng diễn đạt mong muốn uống nước, hay khát nước,…) thì các dấu hiệu của mất nước có thể không được phát hiện kịp thời, dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nhau.
Những hậu quả nguy hiểm của tình trạng mất nước do bệnh tay chân miệng:
- Co giật, động kinh.
- Suy thận do giảm thể tích tuần hoàn.
- Phù não do bồi phụ nước quá nhanh.
- Hôn mê.
- Sốc giảm thể tích.
Mất nước do bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều nguy hiểm khi không được phát hiện kịp thời (Ảnh: Internet)
3. Các biểu hiện mất nước do bệnh tay chân miệng
Như đã nói, do lứa tuổi chủ yếu mắc bệnh tay chân miệng là lứa tuổi trẻ em (dưới 5 tuổi), do đó vấn đề diễn đạt các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải của trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là không thể diễn đạt được nếu trẻ quá nhỏ. Do đó, vấn đề phát hiện sớm mất nước do bệnh tay chân miệng chủ yếu cần dựa vào sự theo dõi thường xuyên của người nhà đối với tình trạng của trẻ thông qua một số triệu chứng mất nước đặc trưng.
Các biểu hiện thường thấy khi có mất nước do bệnh tay chân miệng:
- Trẻ khát nước, háo hức khi uống nước.
- Mắt trũng, môi và niêm mạc miệng khô.
Video đang HOT
- Khi khóc không có nước mắt.
- Da trẻ nhăn, véo nhẹ da bụng bé sau đó thả ra thấy nếp véo da mất chậm.
- Trẻ tiểu ít nước tiểu thường vàng đậm do cô đặc quá mức.
- Tay chân trẻ lạnh, nhịp tim có thể nhanh.
- Trẻ sụt cân nhanh chóng, có thể thấy thay đổi cân nặng hằng ngày. Mức độ mất nước có thể được ước lượng qua sự sụt giảm khối lượng cơ thể.
4. Bù nước cho mất nước do bệnh tay chân miệng như thế nào?
Bù nước ở bệnh nhân bị mất nước do bệnh tay chân miệng cần được tiến hành kịp thời bằng các biện pháp thích hợp. Có hai con đường có thể được sử dụng để bù nước cho bệnh nhân mất nước do bệnh tay chân miệng là đường uống và đường tĩnh mạch.
4.1. Bù nước bằng đường uống khi mất nước do bệnh tay chân miệng
Nếu bệnh nhân mất nước do bệnh tay chân miệng còn có thể uống (các trường hợp mất nước nhẹ và vừa) thì bù nước bằng đường uống là lựa chọn được ưu tiên. Dung dịch thường được sử dụng để bù nước trên thực tế là dung dịch Oresol.
Cách sử dụng dung dịch Oresol để bù nước cho bệnh nhân mất nước do bệnh tay chân miệng:
- Liều lượng: Liều lượng sử dụng Oresol ở bệnh nhân mất nước nhẹ là khoản 50ml/kg và khoảng 100ml/kg nếu mất nước mức độ vừa. Chú ý liều lượng sử dụng Oresol có thể được điều chỉnh theo lứa tuổi của bệnh nhân.
Bệnh nhân từ 1-2 tuổi uống mỗi lần 50ml, nên sử dụng khoảng 2-3 lần/ngày.
Bệnh nhân từ 2-6 tuổi uống mỗi lần 100ml, nên sử dụng khoảng 2-3 lần/ ngày.
Bệnh nhân từ 6-12 tuổi uống mỗi lần 150ml, nên sử dụng khoảng 2-3 lần/ ngày.
Bệnh nhân trên 12 tuổi, sử dụng theo liều của người lớn.
- Pha dung dịch Oresol đúng cách: Hòa tan toàn bộ gói Oresol vào nước theo hướng dẫn sử dụng trong một lần pha duy nhất, không pha dung dịch quá đặc hoặc quá loãng. Quấy tan hoàn toàn trước khi dùng và chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ kể từ khi pha dung dịch.
- Nếu trẻ bị nôn sau khi uống dung dịch Oresol thì không nên cho trẻ uống lại ngay để tránh khiến tình trạng mất nước của trẻ nặng hơn do nôn ói nhiều, thay vào đó nên chờ khoảng 10 phút trước khi cho trẻ uống trở lại.
Dung dịch Oresol thường được sử dụng để bù nước khi bị mất nước do bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)
* Một số dung dịch bù nước khác có thể sử dụng:
Trong trường hợp không có Oresol hoặc không thể sử dụng dung dịch Oresol thì có thể sử dụng một số dung dịch sau để bù nước cho bệnh nhân mất nước do bệnh tay chân miệng:
- Nước cháo loãng có muối.
- Nước gạo rang có muối.
- Nước dừa.
- Sữa mẹ.
Bù nước cho bệnh nhân mất nước do bệnh tay chân miệng bằng đường tĩnh mạch thường là lựa chọn khi bệnh nhân mất nước mức độ nặng, hoặc không thể sử dụng bù nước bằng đường uống (nôn ói nhiều, đau miệng không uống được,…). Các loại dung dịch có thể được sử dụng để bù nước cho bệnh nhân hay dùng như dung dịch NaCl 0,9%, Ringer lactat,…
Tuy nhiên, khi bù nước cho bệnh nhân mất nước do bệnh tay chân miệng cần phải tiến hành thận trọng dưới sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Qua đây có thể thấy rằng mất nước do bệnh tay chân miệng là tình trạng rất nguy hiểm. Do đó cần phát hiện sớm các biểu hiện mất nước ở người bệnh để có phương án bù nước thích hợp cho từng trường hợp cụ thể, tránh để lại các hậu quả đáng tiếc do mất nước gây nên.
Tay chân miệng và sốt phát ban: Những dấu hiệu tương đồng dễ gây nhầm lẫn
Sốt, nổi ban đỏ là triệu chứng thường gặp ở cả bệnh tay chân miệng và sốt phát ban, nếu cha mẹ không lưu ý rất dễ nhầm lẫn. Bệnh tay, chân miệng rất nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ.
Hiểu rõ biểu hiện lâm sàng của từng loại bệnh giúp phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Tay chân miệng và sốt phát ban đều khởi bệnh với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt. Sau đó cơ thể bé sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ dạng chấm, đốm ở bề mặt da. Các bác sĩ cho biết việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, ít khi chờ vào xét nghiệm.
Do đó, bố mẹ hoàn toàn có thể phân biệt được hai loại bệnh này thông qua những triệu chứng đặc trưng của nó. Vậy làm thế nào để phân biệt bệnh chân tay miệng với sốt phát ban?
1. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Căn bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Thời điểm dễ mắc bệnh là tháng 3 - 5 và tháng 8 - 9 hàng năm.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do nhóm virus đường ruột Enterovirus tấn công cơ thể. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim...dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.
Phân biệt tay chân miệng và sốt phát ban để điều trị đúng cách - Ảnh: Internet
Bệnh tay chân miệng có các dấu hiệu nhận biết tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể.
- Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian kéo dài thường từ 3 - 7 ngày. Biểu hiện ban đầu của bệnh trong giai đoạn này thường không rõ rệt với một số triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, chán ăn, tiết nhiều nước bọt...Trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ và kém linh hoạt hơn. Đôi khi bố mẹ sẽ sờ thấy hạch ở cổ và dưới hàm của bé.
- Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn khiến bố mẹ dễ nhầm lẫn tay chân miệng với sốt phát ban nhất. Bởi từ 1 - 2 ngày sau thời kỳ ủ bệnh, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao từ 39 - 40oC. Một số triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng như phát ban tại các vị trí đặc hiệu trên da, loét miệng xuất hiện.
- Giai đoạn toàn phát: Biểu hiện bệnh bắt đầu bằng các đốm phát ban ở bàn chân. Ngoài các triệu chứng điển hình, còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước xen kẽ với hồng ban, chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ bị loét miệng.
Thời kỳ toàn phát có thể kéo dài từ 3 - 10 ngày. Sau đó vết lở loét sẽ mất dần nhưng để lại vết thâm trên cơ thể trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao và nôn nhiều có nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp rất nguy hiểm.
- Giai đoạn lui bệnh: Trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sai 3 - 5 ngày kết thúc giai đoạn toàn phát nếu không có biến chứng. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao kéo dài hơn 48h gia đình cần đưa đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.
2. Biểu hiện của bệnh sốt phát ban
Biểu hiện của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1 - 2 tuần sau khi nhiễm. Giai đoạn đầu bệnh không có dấu hiện rõ ràng hoặc xuất hiện triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân sẽ bị sốt cao trên 39,4 độ C ngay khi nhiễm virus. Kèm theo các triệu chứng viêm họng, sổ mũi. Tình trạng này kéo dài từ 3 - 5 ngày. Ở trẻ em bị sốt phát ban sẽ xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ.
Hiện tượng phát ban nổi lên theo sau cơn sốt. Trên da của người bệnh xuất hiện các đốm nhỏ, đỏ hoặc sưng lên. Một số đốm có vòng trắng bao quanh. Phát ban lan rộng từ vùng ngực đến lưng, bụng, sang cổ tay và cánh tay.
Biểu hiện của bệnh sốt phát ban - Ảnh: Internet
Sau đó chúng có thể lan xuống chân hoặc lên mặt tùy tình trạng. Các đốm phát ban thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không để lại dấu vết trên da. Cha mẹ cần chú ý điều này để phân biệt giữa tay chân miệng và sốt phát ban ở trẻ.
Bên cạnh các biểu hiện trên, thì bệnh nhân sẽ rất mệt mỏi, khó chịu. Kèm theo đó là hiện tượng tiêu chảy nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt ở trẻ.
3. Điểm khác nhau giữa tay chân miệng và sốt phát ban
1. Dấu hiệu đặc trưng khi sốt
- Sốt phát ban: Thường không phân biệt độ tuổi. Bất cứ ai cũng có thể bị mắc bệnh, từ trẻ em 6 tháng tuổi cho đến người cao tuổi.
Người bệnh có thể bị sốt cao liên tục, đỡ khi dùng thuốc hạ sốt. Nhưng sau đó sốt trở lại và kéo dài từ 2 - 6 ngày.
Xét về toàn trạng thì người bệnh vẫn tỉnh táo, chơi tốt, không có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp, đường ruột mặc dù có các triệu chứng kèm theo như tiêu chảy, ho, sổ mũi.
Sốt phát ban có thể tự khỏi sau 2 - 4 ngày và có thể tái phát với tần xuất 2 - 3 lần/ năm. Thậm chí là 5 - 6 lần trên năm.
- Tay chân miệng: Chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Và trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Tùy thuộc vào thể bệnh mà có những biểu hiện điển hình riêng. Một số trẻ có thể bị sốt cao liên tục. Một số trẻ lại chỉ sốt nhẹ mặc dù cùng bị tay chân miệng. Bệnh không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Với thể tối cấp, bệnh diễn tiến nhanh và gây ra những biến chứng nặng như: Suy tuần hoàn, hô hấp, hôn mê. Trong trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể bị tử vong trong 2 - 4 ngày.
Với thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ, hoặc chỉ có vết loét miệng, hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch hay hô hấp mà không phát ban loét miệng.
Tay chân miệng và sốt phát ban có những dấu hiệu đặc trưng riêng dễ nhận biết - Ảnh: Internet
2. Hình dạng và kích thước các nốt ban
Triệu chứng nổi ban đỏ xuất hiện ở cả bệnh tay chân miệng và sốt phát ban. Tuy nhiên các dấu hiệu đặc trưng lại rất dễ phân biệt.
- Đặc điểm điển hình của sốt phát ban thường là xuất hiện các nốt ban đỏ và sáng. Ban nổi đồng loạt trên khắp cơ thể của bé. Hình dáng ban mịn, ít sần sùi trên bề mặt da. Sau khi lặn thường không để lại thâm, sẹo trên cơ thể người bệnh.
- Điểm đặc trưng của tay chân miệng là các nốt ban xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi phát bệnh. Các nốt hồng ban có đường kính vài mm nổi trên da của trẻ. Sau đó chúng phát triển thành mọng nước, gây lở loét xung quanh miệng.
Nốt ban đỏ xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân, mông, trên miệng, bên trong lưỡi và vòm miệng. Ở khu vực tay, chân, mông, các nốt ban thường có kích thước từ 2 - 5mm. Ở giữa các nốt ban có màu xám sẫm và hình bầu dục. Chúng không gây đau, ngứa và có thể kéo dài đến 10 ngày.
Các nốt ban ở bên trong miệng, lưỡi và vòm miệng có đường kính từ 4 - 8mm, khiến bé gặp kho khăn khi nuốt.
Trên đây là một số dấu hiệu phân biệt giữa tay chân miệng và sốt phát ban bạn cần biết để điều trị đúng cách. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường để đảm bảo được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh.
Các loại thuốc điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh tay chân miệng Trong điều trị bệnh tay chân miệng, rất nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng như thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật,... Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ biểu hiện bệnh của bệnh nhân. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm rất thường gặp, đặc biệt ở...