Vì sao bị nói lắp?
Bác tôi bị nói lắp, con trai bác ấy cũng nói lắp. Nói lắp có phải do di truyền không và nguyên nhân do đâu? Xin bác sĩ tư vấn.
vuhonganh@yahoo.com
Ảnh minh họa
Nói lắp là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông. Bệnh nói lắp ở người lớn không phải là căn bệnh gây chết người nhưng ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề ở người bị nói lắp. Họ có thể bị xem là những kẻ ngốc hay có vấn đề về thần kinh. Người bệnh nói lắp luôn mơ ước về thế giới mọi người có thể hiểu và chấp nhận họ.
Người mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp. Nói lắp là một rối loạn phát âm với các nét đặc trưng với hình thức lặp lại kéo dài các âm, các vần hay các từ hoặc do dự khi nói hay đang nói dừng lại làm cho nhịp phát âm bị rối loạn.
Video đang HOT
Trong các nguyên nhân gây nói lắp có nhân tố di truyền, hay nói cách khác đây là nhân tố có vai trò nhất định trong nguyên nhân nói lắp. Trong số các con của những người nói lắp, có 20% con trai và 10% con gái nói lắp. Đặc điểm nhân cách cũng đóng góp phát sinh nói lắp.
Những người nói lắp thường có những nét lo lắng, dễ bất toại, tự ti. Có những trẻ ở nhà nói bình thường nhưng đến trường lại nói lắp do môi trường không thuận lợi. Hay mối quan hệ không hòa hợp giữa cha mẹ và con cái, hoàn cảnh chia ly cũng là nhân tố có liên quan đến nói lắp.
Thời gian quý giá: Đừng lãng phí tâm sức tranh cãi với kiểu người này
Khi chúng ta gặp phải những người không ra gì, cách tốt nhất là tránh thật xa, đừng mất công tranh luận kẻo đi vào ngõ cụt.
1.
Xưa kia, Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận phải trái. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử thì gặp một vị khách đang đứng trước cổng nhà.
Ông ta gọi vị học trò kia lại và hỏi: " Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, bằng không người phải bái lạy ta".
Vị đệ tử kia suy nghĩ một lát bèn trả lời: "Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!"
Người khách kia cãi lại: "Sai! Có ba mùa!"
Đúng lúc hai người đang tranh luận dữ dội, mãi không thể phân định kẻ thắng người thua thì Khổng Tử đi ra mở cửa. Vị khách vội vàng hỏi: "Thánh nhân! Xin ngài hãy phân minh giúp chúng ta, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?"
Khổng Tử nhìn vị khách rồi nói: "Ba mùa!"
Vị khách nọ đắc chí, cười ha hả và quay lưng bỏ đi. Cậu học trò không phục, bèn quay sang Không Tử: "Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?"
Khổng Tử đáp: "Người khách nọ cũng giống như loài châu chấu. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa là xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông là gì? Con tranh luận với nó chẳng phải là không bao giờ đi đến hồi kết hay sao?"
Không tranh cãi với người không ra gì
Trong thiên Thu Thủy, Trang Tử từng viết viết: "Không thể nói chuyện băng tuyết với côn trùng mùa hạ". Câu này có nghĩa, tranh luận với người cố chấp, không chịu hiểu vấn đề là một điều vô ích. Khi chúng ta gặp phải những người không ra gì, cách tốt nhất là tránh thật xa, đừng mất công tranh luận kẻo đi vào ngõ cụt.
Sống trên đời, không nên tranh giành hơn thua với kẻ ngốc, đó là một loại trí khôn. Tránh lãng phí thời gian vào những việc không hay, chúng ta sẽ thu hoạch được những điều tốt đẹp hơn đang chờ mình.
Có những lúc giả câm vờ điếc sẽ chẳng mất gì, tránh đẩy mình vào trạng thái căng thẳng, tức tối khi tranh cãi nhầm người.
Trí tuệ của đời người chỉ nằm trong một phép toán: 3*8=21, bạn hiểu được bao nhiêu? Có hai người cãi nhau cả ngày chỉ vì một phép toán "3*8". Một người nói kết quả là 24, trong khi đó người kia cãi lại là 21. Hai người cãi nhau tới mức đòi đưa nhau lên quan huyện để được minh xét. Phép toán: 3*8=21 Có hai người cãi nhau cả ngày chỉ vì một phép toán "3*8". Một người...