Vì sao bị cáo Đinh La Thăng chỉ chấp hành 30 năm tù sau 4 vụ án?
Trong vụ án Ethanol Phú Thọ, bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 11 năm tù nhưng tổng mức án tù vẫn là 30 năm, không thay đổi so với trước khi xét xử vụ án này.
Ngày 15/3, TAND TP Hà Nội tuyên án 11 năm tù với ông Đinh La Thăng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong vụ án Ethanol Phú Thọ. Về trách nhiệm dân sự, ông Thăng bị buộc phải bồi thường cho PVB số tiền 200 tỷ đồng (tổng thiệt hại trong vụ án này là 543 tỷ đồng).
Trước đó, vào tháng 5/2018, ông Thăng bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù vì hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVN và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC.
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa xét xử vụ Ethanol Phú Thọ. (Ảnh: Tấn Anh)
Tháng 6/2018, ông Thăng tiếp tục bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên y án 18 năm tù vì gây thiệt hại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Oceanbank (thời ông Thăng làm chủ tịch HĐQT PVN).
Trong vụ cao tốc TP HCM – Trung Lương, TAND TP HCM tuyên án ông Đinh La Thăng 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Video đang HOT
Tổng hợp hình phạt tù cho 3 bản án mà ông Đinh La Thăng phải chấp hành là 30 năm tù. Như vậy, sau khi xét xử vụ án Ethanol Phú Thọ, dù nhận thêm 11 năm tù giam nhưng tổng hình phạt mà ông Thăng phải chấp hành không đổi, vẫn giữ nguyên là 30 năm tù.
Giải thích về điều này, luật sư Đang Van Cuong (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư TP Hà Nội) nêu rõ: Theo quy đinh cua bo luat hinh su Viet Nam thi hien nay phap luat Viet Nam quy đinh co 7 hinh phat chinh, bao gom: 1. Canh cao; 2. Phat tien; 3. Cai tao khong giam giu; 4. Truc xuat; 5. Tu co thoi han; 6. Tu chung than; 7. Tu hinh. Trong đó, mức phạt tù có thời hạn tối đa là 30 năm.
“Neu khong bi tuyen an tu Chung than hoac Tu hinh ma chi bi ket an la cac muc an tu co thoi han thi du co xet xu bao nhieu lan, khi tong hop hinh phat toa an van khong the quyet đinh mot muc hinh phat qua 30 nam tu đoi voi ong Đinh La Thang, đay la nguyen tac cua phap luat hinh su Viet Nam” – Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, cả bốn vụ án mà bị cáo Thăng phải hầu tòa đã và sẽ tuyên ông hình phạt tù có thời hạn. Do vậy, trong vụ án Ethanol Phú Thọ vừa qua HĐXX tuyên án 11 năm tù với ông Thăng thì tổng hợp hình phạt chung với ông Thăng vẫn là 30 năm tù (tổng hợp hình phạt không thay đổi so với trước khi xét xử vụ án Ethanol Phú Thọ)./.
Viện kiểm sát: Ông Đinh La Thăng vô trách nhiệm khi thực hiện dự án ethanol Phú Thọ
Viện kiểm sát cho rằng ông Đinh La Thăng đã bất chấp quy định pháp luật về chỉ định thầu và đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi chỉ định thầu dự án ethanol Phú Thọ.
Ông Đinh La Thăng và các đồng phạm tại tòa - Ảnh: NAM ANH
Sáng 12-3, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và 11 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại dự án ethanol Phú Thọ tiếp tục phần tranh luận. Tòa dành gần hết buổi sáng cho đại diện viện kiểm sát (VKS) nêu quan điểm đối đáp lại luận điểm của ông Thăng và nhóm luật sư bào chữa.
Đại diện VKS khẳng định hành vi phạm tội của ông Thăng đúng như cáo trạng truy tố. Các quan điểm bào chữa của bị cáo đưa ra là không có căn cứ nên VKS không có cơ sở chấp nhận.
"Từ ông Thăng đến cấp dưới có sự thống nhất, câu kết với nhau cùng thực hiện hành vi phạm tội", VKS nhấn mạnh.
Đại diện VKS cho rằng việc triển khai các dự án nhiên liệu sinh học là nhiệm vụ Chính phủ và Bộ Công thương giao cho Tập đoàn Dầu khí (PVN). Sau đó tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chuẩn bị thực hiện các dự án, đồng thời thành lập ban chỉ đạo để thực hiện các dự án này.
VKS cho hay chủ trương phát huy nội lực của các cơ sở sẵn có trong Tập đoàn PVN là chủ trương chung, không hề sai. Tuy nhiên, khi PVN giao nhiệm vụ cụ thể lại cố tình áp đặt, chủ quan duy ý chí, không tuân theo các quy định pháp luật.
Ông Thăng với vai trò là chủ tịch HĐQT PVN, trưởng ban chỉ đạo dự án ethanol Phú Thọ, phải có trách nhiệm chỉ đạo thuộc cấp thực hiện đúng quy định về chỉ định thầu.
"Tuy nhiên tại tòa ông Thăng nói không có trách nhiệm phải biết về việc nhà thầu có năng lực hay không mà tất cả do PVB chỉ định là vô trách nhiệm, bất chấp quy định pháp luật về chỉ định thầu và đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng", VKS đối đáp.
Về lập luận của ông Thăng cho rằng chỉ giữ vai trò trưởng ban chỉ đạo dự án, không có quyền can thiệp vào công việc của PVB, VKS cho rằng PVB là công ty cổ phần ngoài tập đoàn nhưng thành lập theo chủ trương của PVN căn cứ vào nghị quyết ông Thăng trực tiếp ký.
Hơn nữa, PVB còn là "con đẻ" của các công ty con của Tập đoàn PVN, từ đó cơ quan công tố khẳng định PVB hoạt động chịu sự chi phối của PVN mà trực tiếp là người đứng đầu Đinh La Thăng.
Theo đại diện VKS, sai phạm của ông Thăng trong vụ án thể hiện qua những bút phê, chỉ đạo kết luận tại một số cuộc họp yêu cầu giao thầu chỉ định dự án cho PVC dù thời điểm đó chủ đầu tư là PVB còn chưa xem xét việc lựa chọn nhà thầu.
Ông Thăng còn bị xác định đã chỉ đạo PVB lùi thời gian sơ tuyển nhà thầu, hạ một số tiêu chí của dự án để việc chỉ định thầu được thực hiện cho liên danh PVC.
"Khi chỉ định thầu, ông Thăng đã loại bỏ các tiêu chí về năng lực của liên doanh nhà thầu. Ông Thăng giao nhiệm vụ để chỉ định thầu như thế là chủ quan, hành vi làm trái của ông Thăng dẫn đến thiệt hại cho PVB 543 tỉ đồng", VKS nêu quan điểm.
Ông Trịnh Xuân Thanh đề nghị xem xét lại việc kê biên tài sản của người nhà Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh phủ nhận có sai phạm trong dự án Ethanol Phú Thọ và đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại việc kê biên một số tài sản của người nhà. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tại tòa - Ảnh: TTXVN Chiều 10-3, phiên tòa xét xử ông Đinh...