Vì sao bệnh viện 370 tỉ ở Cà Mau ‘nứt ngang nứt dọc’?
Ngày 30.8, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Ban quản lý dự án (QLDA) công trình xây dựng tỉnh Cà Mau có báo cáo kết quả khảo sát tình trạng nứt tường ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK) H.Cái Nước (Cà Mau).
Các vết nứt ở Bệnh viên đa khoa H.Cái Nước được khắc phục . Ảnh: C.T.V
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Ban QLDA công trình xây dựng tỉnh này khẩn trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng các vết nứt để sớm có giải pháp xử lý khắc phục công trình Bênh viện đa khoa H.Cái Nước mà Thanh Niên phản ánh qua bản tin “Bệnh viện 370 tỉ nứt ngang nứt dọc sau hơn 20 tháng đưa vào sử dụng”.
Độ an toàn vẫn đảm bảo trong quá trình sử dụng?
Theo báo cáo của Ban QLDA công trình xây dựng tỉnh Cà Mau, tình trạng tường bị nứt xảy ra tại gói thầu số 53, hạng mục khoa khám, hành chính, cấp cứu.
Qua kiểm tra cho thấy các vết nứt xuất hiện ở các vị trí tiếp giáp tường và cột, tường và đà… Ngoài ra, báo cáo cũng nêu, độ an toàn vẫn đảm bảo trong quá trình sử dụng, chỉ làm ảnh hưởng thẩm mỹ công trình. Về kết cấu chính của công trình vẫn đảm bảo an toàn, không có dấu hiệu nứt cột, đà sàn.
Video đang HOT
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân được kết luận là do sử dụng gạch không nung, quá trình sử dụng vật liệu bị co giãn dẫn đến tình trạng nứt như trên.
Gạch không nung dùng xây dựng BVĐK H.Cái Nước là loại gạch AAC. Đầu năm 2016, ban này đã có chuyến khảo sát gạch không nung ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An nhằm tìm giải pháp thay thế phần bê tông cốt liệu cho các công trình xây dựng sau này, trong đó có áp dụng công trình BVĐK H.Cái Nước như nói trên.
Cũng theo báo cáo, gạch không nung cũng được ban này kết luận là đã từng sử dụng trong một số công trình trước đó và cũng xảy ra tình trạng nứt tương tự.
Hiện chủ đầu tư đã và tiếp tục kết hợp với nhà thầu liên quan khắc phục các vết nứt, đảm bảo thẩm mỹ cho công trình trong thời gian sớm nhất.
Khuyến cáo của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau
Một diễn biến khác, Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau cũng có văn bản nêu những hạn chế của sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Theo đó, từ năm 2013 tỉnh Cà Mau đã triển khai việc sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình xây dựng theo chủ trương của Chính phủ và các quy định của Bộ Xây dựng. Nguồn vật liệu xây không nung được sử dụng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh là gạch bê tông, chỉ rất ít công trình sử dụng gạch bê tông khí chưng áp (còn gọi là gạch bê tông nhẹ AAC). Trong quá trình sử dụng gạch AAC trên địa bàn tỉnh và 1 số tỉnh lân cận đã xảy ra hiện tượng nứt nhiều so với việc sử dụng gạch nung truyền thống.
Như Thanh Niên đã thông tin, công trình BVĐK H.Cái Nước (kinh phí đầu tư khoảng 370 tỉ đồng) gần đây đã xuất hiện nhiều vết nứt ngang, nứt dọc, mặc dù đưa vào sử dụng chỉ hơn 20 tháng.
Theo Thanhnien
Cà Mau: Muốn nghề gác kèo ong, muối ba khía là di sản phi vật thể
Từ nay đến năm 2024, tỉnh Cà Mau sẽ lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa nghề truyền thống gác kèo ong, muối ba khía,... của tỉnh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
UBND tỉnh Cà Mau vừa có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh này đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện kế hoạch này, tỉnh Cà Mau dự chi kinh phí khoảng 3,7 tỷ đồng; trong đó, ngân sách cấp tỉnh là 2,5 tỷ đồng, cấp huyện 550 triệu đồng và xã hội hóa 550 triệu đồng.
Theo đó, Cà Mau sẽ lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với các di sản: Nghề truyền thống gác kèo ong và nghề truyền thống muối ba khía (năm 2019), lễ hội nghinh Ông - Sông Đốc (năm 2020), lễ hội Đền thờ Vua Hùng (năm 2021), nghề truyền thống làm tôm khô (năm 2022), lễ vía Bà Thủy Long (năm 2023), lễ vía Bà Thiên Hậu (năm 2024).
Cà Mau xây dựng kế hoạch đưa nghề gác kèo ong (ăn ong) thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Chúc Ly.
Cụ thể, trong từng năm, Cà Mau sẽ xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với các di sản nói trên, như: Sưu tầm, xây dựng hệ thống tư liệu, tài liệu, hiện vật, quy trình thực hành di sản,... Xây dựng 2 mô hình thực hành di sản gác kèo ong và muối ba khía để giới thiệu tại huyện Ngọc Hiển và huyện Trần Văn Thời.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức, chỉnh lý phòng trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại phòng trưng bày cố định của bảo tàng.
Muối ba khía là nghề truyền thống ở Cà Mau đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Ảnh: Chúc Ly.
Trong năm 2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, nhằm xác định lại danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần đưa vào danh mục Quốc gia, cấp tỉnh, hoặc đưa ra khỏi danh mục đã được phê duyệt. Từ năm 2026 - 2030, mỗi năm xây dựng ít nhất một hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị bổ sung vào danh mục Quốc gia; xây dựng và thực hiện ít nhất một kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận trong năm trước liền kề.
Theo Danviet
Họp báo vụ nhà máy rác chôn cất xác thai nhi Liên quan đến việc Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau (Cà Mau) "cầu cứu" tỉnh về việc liên tục phát hiện hơn 300 xác thai nhi trong vòng 7 năm qua, chiều nay (26.4), UBND TP.Cà Mau đã tổ chức họp báo thông tin nội dung kiểm tra bước đầu tại Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau. Thông tin...