Vì sao bệnh dịch COVID-19 ở trẻ em không nặng?
Từ khi bùng phát dịch đến nay, số trẻ em và người trẻ tuổi tử vong ở vài nước chỉ là một con số. Ngày 24.3, Thị trưởng TP. Los Angeles (California, Mỹ) – Eric Garcetti – xác nhận một trẻ em ở hạt Lancaster, bắc Los Angeles – trẻ đầu tiên tử vong do virus SARS-CoV-2 ở Mỹ, không có bệnh nền.
Đến nay, Y học chưa thể giải thích tại sao họ hàng nhà Corona “né” trẻ em. Họ cho rằng, đường hô hấp của trẻ trong sạch nên khỏe mạnh? Trong anh: Hinh minh hoa SARS-CoV-2 cua Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh My.
Trẻ em và người trẻ tuổi ít tử vong do virus SARS-CoV-2
Trước đó, Tạp chí y học New England thông tin, bé 10 tháng tuổi, người Trung Quốc tử vong vì virus SARS-CoV-2 sau 4 tuần nằm viện, nhưng bé này có tiền sử tắc ruột, suy đa tạng. Tạp chí Nhi khoa Pediatrics đưa tin, bé 14 tuổi ở Trung Quốc tử vong do virus SARS-CoV-2.
Ngày 28.3, TS Ngozi Ezike – Giám đốc ở Y tế công cộng bang Illinois, Mỹ thông báo: Một trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ở Cook County, TP.Chicago – ca ít tuổi nhất ở Mỹ tử vong vì virus SARS-CoV-2 và bang này đang điều tra nhằm xác thực nguyên nhân chết.
Ngày 24.3, vì ho và tức ngực trước đó mấy ngày nên Julie.A (16 tuổi, người CH Pháp) được đưa tới Bệnh viện (BV) Longjumeau, khu Essonne, phía nam Paris và thêm hai lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Bà Sabine – mẹ Julie – cho biết, BV nói rằng trên film chụp phổi thấy một số tắc nghẽn, nhưng “không có gì nghiêm trọng”.
Ngày 25.3, Julie xuất hiện khó thở và kêu đau ngực, xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Từ đó, bệnh diễn biến xấu rất nhanh, phải đặt nội khí quản và chăm sóc đặt biệt. Ngày 26.3, Julie tử vong – người ít tuổi nhất CH Pháp.
Ngày 4.4, bé 5 tuổi – bệnh nhi nhỏ tuổi nhất ở Anh và trước mấy ngày, cậu bé I. M.Abdulwahab (13 tuổi, ở London) không có bệnh lý nền đã qua đời vì virus SARS-CoV-2. Tháng 3, có 3 tử vong vì virus SARS-CoV-2: Chloe Middleton (21 tuổi) không có bệnh nền và một nam cũng là người Anh, 18 tuổi, ở Conventry và Cơ quan Y tế Anh cho biết anh có bệnh lý nền trầm trọng tuy không nói rõ bệnh gì; bé gái 12 tuổi, ít tuổi nhất Bỉ.
Trước đó, một nữ 27 tuổi, người Ba Lan, không có bệnh lý nền, lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ mẹ mình về từ Italia, tử vong sau khi sinh con được vài ngày. Francisco Garcia – huấn luyện viên bóng đá, người trẻ nhất ở Tây Ban Nha – tử vong vì virus SARS-CoV-2 ở tuổi 21. Khi thấy khó thở, anh đến BV xét nghiệm và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng.
Đến nay, tỉ lệ tử vong do virus SARS-CoV-2 chung được WHO ước tính 5,38% (ngày 6.4), tuy nhiên con số này ở mỗi nước rất khác nhau. Theo Đại học (ĐH) Johns Hopkins, Mỹ, căn cứ dân số năm 2018, tỉ lệ tử vong do virus SARS-CoV-2 trung bình/1 triệu dân thấp dần hiện là (28,3) Italia, Tây Ban Nha, Iran, Hà Lan, Pháp, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Đức với thứ tự là: 124,16; 78,05; 25,39; 20,72; 19,90; 7,02; 3,21; 2,54; 2,48… cho thấy có 1 hay 2 trẻ em hay người trẻ tuổi tử vong ở một nước là tỉ lệ rất thấp.
Nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng ít biểu hiện bệnh nặng
Video đang HOT
Trung Quốc thống kê khi có 44.000 ca bệnh COVID-19, thấy chỉ có 416 (chưa đến 1%) trẻ em từ 9 tuổi trở xuống. Theo BS Frank Esper (BV Cleveland Clinic Children, Mỹ), đến ngày 11.3, với trên 120.000 ca bệnh, hơn 4.300 tử vong, có 2,4% ca dương tính là trẻ em và chỉ 2,5% trong số này biểu hiện nặng, 0,2% nguy kịch.
Theo nhiều báo cáo của Trung Quốc, trẻ em phát bệnh do virus SARS-CoV-2 thường có triệu chứng nhẹ như ho, nghẹt và chảy nước mũi, khò khè; khoảng nửa số trẻ không sốt, nếu sốt không quá 38,90C; không buồn nôn, đau đầu, đau nhức cơ, khó thở.
Trẻ nhỏ và sơ sinh với hệ miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh đường hô hấp nặng, cũng biểu hiện bệnh tương đối nhẹ (dù chính virus SARS-CoV-2 gây tổn thương phổi), thường có triệu chứng không điển hình như nôn, tiêu chảy.
Tạp chí Pediatrics nghiên cứu 731 trẻ dương tính ở Trung Quốc cũng cho thấy, khoảng 13% không biểu hiện triệu chứng. Tỉ lệ lớn trẻ biểu hiện nhiễm trùng nhẹ và hồi phục trong vòng 1-2 tuần.
Trên film CT.Scanner của những trẻ này thấy phổi bình thường hoặc có đám mờ (tổn thương viêm) nhưng không trầm trọng như người lớn; khoảng 6% diễn biến suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng và gần 11% số này là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Một bệnh nhi được giới nghiên cứu rất quan tâm là bé 10 tuổi ở Trung Quốc.
Bé cùng gia đình đến Vũ Hán, khi trở về Thâm Quyến, Quảng Đông, cả nhà tuổi từ 36 – 66 đều sốt, đau họng, tiêu chảy và viêm phổi; trên film CT.Scanner có những đám mờ. Bé cũng có hình ảnh viêm phổi trên film, nhưng lạ là các triệu chứng lâm sàng hầu như không có. Các BS thấy lúng túng và cuối cùng nhận xét, đây có thể là trường hợp điển hình mắc virus SARS-CoV-2 ở trẻ em.
Ở Việt Nam, bé N.G.L (3 tháng tuổi, ở Vĩnh Phúc) nhiễm virus SARS-CoV-2 từ bà ngoại. Tháng 2.2020, 5 ngày trước khi vào BV Nhi, bé quấy khóc, chảy nước mũi, ho húng hắng, thở khò khè nhẹ, thân nhiệt 37,40C, vẫn bú tốt, không khó thở. Film CT.Scanner chỉ thấy tăng đậm các nhánh phế quản sau trái (hình ảnh viêm nhiễm nhẹ). Ngày 13.2, trẻ hết sốt, còn ho, có đờm, không khó thở, film phổi bình thường, mọi sinh hoạt bình thường.
Không hiếm những bệnh nhi hoặc các triệu chứng biểu hiện thoáng qua hoặc không có triệu chứng và đều nhanh qua khỏi cùng xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính: Ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, bệnh nhi mới 1 tháng tuổi, ít tuổi nhất nước dương tính với virus SARS-CoV-2 và một trẻ (không rõ tuổi) ở Đức nhiễm virus từ bố đều qua khỏi nhanh.
Bé gái 9 tháng tuổi, ở Vũ Hán, phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2 cùng cả nhà tại Bắc Kinh, bé nhanh chóng ổn định ở BV Ditan, Bắc Kinh. Bé trai 11 tuổi, ở Hải Dương, cùng gia đình từ London, Anh, về Việt Nam trên chuyến bay VN0054 ngày 9.3, dương tính với virus SARS-CoV-2 (bệnh nhân 73), thậm chí không có triệu chứng gì cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính lần 3 vào ngày 24.3.
Ở Mỹ, 4 trẻ từ 3 tuổi và học sinh tiểu, trung học ở Washington, Georgia, California và Texas; bé nam 11 tuổi ở bắc Đài Loan và 1 trẻ ở Australia, nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng được ghi nhận triệu chứng như cúm nhẹ, đã khỏi rất nhanh. Ngày 27.3, Việt Nam có thêm bệnh nhi 10 tuổi dương tính với virus SARS-CoV-2, từ Praha, CH Czech về TPHCM, chỉ hắt hơi, không sốt.
Không ro vi sao họ hàng nhà Corona “né” trẻ em
Dịch SARS 2002 ở Trung Quốc và MERS 2012 ở Saudi Arabia, Hàn Quốc 2015, cũng có hiện tượng tương tự. Với SARS, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ xác định 8.422 ca bệnh, chỉ có 135 bệnh nhi được xác nhận bằng xét nghiệm. Trẻ dưới 12 tuổi ít nguy cơ phải nhập viện, thở oxy hoặc cần trợ giúp.
Không có trẻ em hoặc vị thành niên nào chết vì virus này trong 916 ca tử vong. Tỉ lệ tử vong trong dịch SARS là: Dưới 25 tuổi là dưới 1%; 25 – 44 tuổi: 6%; 45 – 64: 15%; 65 tuổi trở lên: 50% hoặc hơn. Trong số 1.218 ca nhiễm MERS-CoV với 450 tử vong không có trẻ em; trẻ nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
Chỉ 3 – 4% ca mắc MERS ở Saudi Arabia là trẻ em và dưới 19 tuổi khoảng 15%. Đến nay, y học chưa thể giải thích tại sao họ hàng nhà Corona “né” trẻ em. Họ cho rằng, đường hô hấp của trẻ trong sạch nên khỏe mạnh?
Phỏng đoán tuyến ức – sản sinh tế bào bạch cầu T, có vai trò trọng yếu trong hệ miễn dịch – hoạt động mạnh mẽ nhất ở trẻ, tiêu biến ở người trưởng thành, vì thế hệ miễn dịch của trẻ mạnh hơn người lớn, lại ngược với khoảng trống miễn dịch ở trẻ: 6 tháng đầu trẻ phải nhờ vào kháng thể từ sữa mẹ và phải 3, 4 tuổi hệ miễn dịch mới hoàn thiện?
Mặt khác, tuyến ức to nhất, hoạt động mạnh nhất ở tuổi sơ sinh và trước vị thành niên, đến tuổi thiếu niên, đã bắt đầu giảm kích thước, hoạt động? Đổ lỗi cho stress ở người lớn càng không có căn cứ… Tương tự, bệnh thủy đậu, sởi, cúm mùa (do những virus khác họ Corona) thường nhẹ ở trẻ nhỏ (trừ biến chứng ít) nhưng lại nặng ở người lớn.
Ví dụ, virus cúm mùa cũng gây tử vong trẻ em ít hơn nhiều so với người lớn. Vụ cúm 2018 – 2019, khoảng 7,6 triệu trẻ 5 – 17 tuổi mắc bệnh, chỉ có 211 tử vong (khoảng 0,0027%), trong khi khoảng 11,9 triệu người 18 – 49 tuổi bị cúm, có tới 2.450 tử vong (khoảng 0,02%). BS Mark Denison – chuyên gia truyền nhiễm nhi, ĐH Y Vanderbilt, Mỹ – cho rằng, các tế bào trẻ em tỏ ra ít “thân thiện” với virus, có thể hiểu là virus không có thụ thể thích hợp để xâm nhập tế bào người, vì thế không nhân lên được?
Nếu trẻ “ít nhiễm” virus SARS-CoV-2 là may mắn bởi đặc điểm hoạt động, giao tiếp làm phát tán virus mạnh nhất. Nhưng nếu trẻ nhiễm virus nhưng không biểu hiện triệu chứng hoặc xét nghiệm âm tính do lượng virus thấp lại là nguồn lây nhiễm nguy hiểm.
Theo ĐH Johns Hopkins, nghiên cứu 391 bệnh nhân và 1.286 người tiếp xúc gần ở Thâm Quyến, Trung Quốcnhận thấy 7,4% trẻ dưới 10 tuổi dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi các nhóm tuổi khác có 7,9% dương tính – nghĩa là số trẻ dương tính không biểu hiện bệnh rất cao.
BS BÌNH NGUYÊN
Trẻ đại tiện khó cẩn thận bệnh phình đại tràng nguy hiểm
Phình đại tràng là bệnh thường gặp không chỉ ở trẻ sơ sinh mà cả trẻ lớn với biểu hiện đại tiện khó ngày càng ngay cả khi phân mềm. Bệnh khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, nhiều trường hợp gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột nặng, tắc ruột...
Thiếu tế bào thần kinh gây tắc nghẽn ruột già
1 ngày sau sinh mà cậu con trai thứ 2 của vợ chồng chị H.T. T .T. (Cẩm Khê, Phú Thọ) không đi ngoài được. Bụng bé trướng căng và nôn ra nhiều dịch xanh nên anh chị vội đưa con đi cấp cứu.
Phim chụp đoạn phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ
Tại Trung tâm Sản nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, bệnh nhi được chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh. Tuy nhiên, vì bệnh nhi quá nhỏ, cân nặng thấp, thể trạng yếu nên được chỉ định nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khoa. Khi được 37 ngày tuổi, sức khỏe của trẻ đã ổn định hơn, với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Bệnh viện Nhi T.Ư, các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cho bé.
Ca phẫu thuật đã cắt bỏ toàn bộ đoạn bị hẹp vô hạch, đoạn chuyển tiếp (thưa thớt hạch) và một phần đoạn phình giãn (có chức năng nhưng kém), tái lập sự lưu thông ruột bằng cách làm miệng nối nối lại ống hậu môn với phần đại tràng bình thường. Sau chăm sóc hậu phẫu khoảng 1 tuần, bệnh nhi hồi phục tốt và đã tự đi đại tiện được nên được cho xuất viện.
ThS.BS Nguyễn Đức Lân,Trưởng khoa Ngoại nhi - người trực tiếp phẫu thuật cho biết, bệnh phình đại tràng bẩm sinh (còn gọi là bệnh giãn đại tràng bẩm sinh hay bệnh Hirschsprung) là hiện tượng đại tràng bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già ở trẻ, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ruột già, do đó bệnh còn có tên là bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Phần ruột phía sau chỗ tắc nghẽn phình lên, gây căng trướng bụng và khiến việc đại tiện của trẻ trở nên bất thường.
Cắt bỏ đoạn đại tràng phình ở trẻ
Phát hiện, phẫu thuật sớm tránh các biến chứng nguy hiểm
Theo ThS.BS Nguyễn Đức Lân, bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào, nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ /5000 trẻ sinh ra. Đây là bệnh có liên quan đến di truyền.
Ở mỗi lứa tuổi, bệnh có thể có những biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nặng, nhẹ. Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ chậm đại tiện phân su (sau sinh trên 24 giờ mới đại tiện phân su) kèm theo trướng bụng, nôn ra sữa hoặc dịch mật, dịch ruột,...Với một số trẻ khác các triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu từ tuần thứ 2 hoặc 3 sau sinh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm ruột nhiễm độc, nhiễm trùng máu, tắc hoặc bán tắc ruột (biến chứng này chiếm tới 60%), thủng ruột gây viêm phúc mạc nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể biểu hiện muộn hơn ở trẻ lớn. Ở thời điểm vẫn còn bú mẹ, trẻ có thể đại tiện bình thường, phân hơi lỏng. Tuy nhiên, khi bắt đầu ăn sữa hộp hoặc thức ăn thô, triệu chứng bệnh xuất hiện, trẻ có thể bị táo bón kéo dài, trướng bụng, ăn uống kém, chậm lên cân, da xanh, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể bị viêm đại tràng do ứ đọng phân nhiều.
Khi mắc bệnh phình đại tràng, các chức năng của cơ thể sẽ bị rối loạn. Thần kinh bị nhiễm độc, máu không được tạo ra, cơ thể suy dinh dưỡng, chất độc tích tụ ngày một nhiều. Lâu ngày, cơ thể của trẻ không thể phát triển (chậm lớn, suy dinh dưỡng...). Trong những trường hợp táo bón kéo dài, phân tích tụ lâu ngày có thể gây tắc ruột. Nếu không được điều trị, sẽ có thể gây viêm phúc mạc và tử vong.
Vì vậy, ThS.BS Lân khuyên, khi nhận thấy con có dấu hiệu táo bón và táo bón kéo dài kèm tiêu chảy bất thường, thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được phát hiện bệnh kịp thời. Phẫu thuật là biện pháp duy nhất điều trị khỏi bệnh.
Thúy Nga
Ăn nhầm nấm độc, em tử vong, anh đang nguy kịch: Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được ăn nấm rừng Đi chăn trâu trên nương rồi lấy nhầm nấm độc nướng ăn, hai thiếu niên tại huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã bị ngộ độc nặng, trong đó 1 ca đã tử vong, ca còn lại cũng khó qua khỏi. Theo baotintuc.vn đưa tin, ngày 6/4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết, tại huyện Nậm Pồ...