Vì sao BĐS khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có sức hút ngày càng lớn?
Thị trường BĐS TP.HCM đang bước vào thời kỳ cao điểm cuối năm, dù nguồn cung đa dạng, song chỉ có những dự án có vị trí tốt, tính thanh khoản cao sẽ tiếp tục thu hút khách hàng chọn mua.
Khu vực nằm trong bán kính đắt giá
Với vị thế là trung tâm kinh tế và là cửa ngõ đến các khu vực, trong những năm gần đây TP.HCM chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhà ở. Trong khi đó tại các khu vực trung tâm quỹ đất gần như không còn, nhiều người đang sinh sống và làm việc tại đây có xu hướng dịch chuyển về các quận nội đô lân cận để tìm cơ hội.
Với lợi thế nằm kề trung tâm lại giáp ranh với hầu hết các quận khác của thành phố, lại là nơi sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tọa lạc, Tân Bình chỉ cách khu trung tâm vài km, vị trí đủ để BĐS không ngừng gia tăng giá trị vì tính hữu hạn.
Thêm vào đó, sự đầu tư vào hạ tầng giao thông mới gần khu vực sân bay, cùng với thông tin mở rộng, nâng cấp cụm cảng hàng không Tân Sơn Nhất, thêm hàng trăm ha đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt. Theo đó tổng diện tích đất được quy hoạch điều chỉnh là 791ha, xây mới nhà ga T3, công suất 20 triệu khách/năm. Phương án này được coi là một giải pháp hợp lý và sau khi hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần đưa công suất sân bay Tân Sơn Nhất đạt 50 triệu khách mỗi năm. Đó là một trong những nguyên nhân giúp tăng lượng khách du lịch tới Việt Nam, kéo theo nhu cầu lưu trú ngắn ngày gia tăng.
Bên cạnh hệ thống cầu vượt quanh khu vực sân bay thuộc các quận Tân Bình, Gò Vấp đã và đang được triển khai, hạ tầng giao thông khu vực được kỳ vọng sẽ cảu thiện đáng kể khi hai dự án mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hòa đến Âu Cơ) và mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa) đi vào hoạt động.
Nhìn xa hơn khi tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đi ngang sân bay có tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD đi vào hoạt động, diện mạo khu vực sẽ thay đổi hoàn toàn. Tất cả sự chuyển biến của hạ tầng nói trên làm cho BĐS khu vực này vốn đã nóng sốt, nay lại càng nóng hơn vì giá trị đất liên tục tăng lũy tiến cùng tiến độ hạ tầng.
Môi trường sống tốt, dễ khai thác cho thuê
Quan sát thị trường, ngoài chuỗi các dự án của các “ông lớn” địa ốc như Novaland hay Hưng Thịnh trải dọc theo tuyến đường Hoàng Minh Giám, Phổ Quang thì trong khoảng một năm trở lại đây, Tân Bình dường như vắng bóng các dự án mới. Dự án gần đây nhất ra mắt ở khu vực này là giai đoạn 2 của dự án Cộng Hòa Garden do Công ty Thiên Phúc Điền làm chủ đầu tư. Dự án đang thu hút đông đảo khách hàng, nhờ vào vị trí tốt và mật độ không gian cây xanh, mặt nước lớn. Lễ giới thiệu giai đoạn 1 dự án trước đó hơn 85% sản phẩm được giao dịch thành công trong chưa đầy hai giờ.
Video đang HOT
Lý giải về sức hút này đại diện đơn vị phát triển kinh doanh dự án – Cenland cho biết “Nhu cầu về căn hộ tăng cao nhưng khu vực này gần như ít xuất hiện dự án mới so với các khu vực khác bởi quỹ đất trống khan hiếm và các dự án bị hạn chế số tầng. Vì vậy, mỗi khi dự án mới ra mắt tại khu vực này đều được thị trường hấp thụ nhanh chóng”.
Đông đảo khách hàng tham dự sự kiện ra mắt một dự án căn hộ tại quận Tân Bình.
Không chỉ khu vực Tân Bình mà nguồn cung trên thị trường căn hộ thành phố cũng đang có dấu hiệu sụt giảm. Theo thống kê của Hiệp hội BĐS TP.HCM, biểu hiện sụt giảm nguồn cung những tháng qua diễn ra khá rõ nét. Theo đó, tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở của các dự án tính đến thời điểm hiện tại giảm đến 44,5%. Trong đó, phân khúc cao cấp giảm 25,9%, trung cấp giảm 32,6%, bình dân sụt giảm mạnh đến 69,7%. Trong khi nhu cầu nhà ở cuối năm vẫn ở mức cao và tăng mạnh khiến hầu hết các dự án rao bán trên thị trường thứ cấp đều có mức giá tăng.
Một nguyên nhân nữa khiến BĐS khu vực Tân Bình chưa bao giờ hạ nhiệt đó là tỷ suất sinh lời từ việc cho thuê căn hộ ngắn hạn tương đối tốt. Đại diện một doanh nghiệp tham gia thị trường này cho biết, tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ ngắn ngày cao hơn từ 20 đến 30% so với cho thuê dài hạn. Ngoài lượng khách thuê dồi dào, loại hình cho thuê này có những điểm mạnh như kiểm soát lượng khách ở, giảm việc quá tải, xuống cấp căn hộ. Đây cũng là xu hướng phù hợp với những nhà đầu tư vừa muốn tích lũy vừa muốn sinh lợi từ BĐS.
“Khách thuê mục tiêu là khách du lịch, doanh nhân, chuyên gia nước ngoài, tiếp viên hàng không, phi công tại khu vực quận Tân Bình ngày càng tăng cao. Khu vực này cũng tiếp giáp với với khu công nghiệp Tân Bình, nơi có đông đảo chuyên gia nhiều nơi về làm việc, được công ty cấp ngân sách thuê nhà nên nhu cầu thuê nhà ở chất lượng là luôn có”, anh Trần Hoàng, một nhà đầu tư cho thuê có nhiều năm kinh nghiệm ở khu Tây chia sẻ.
Bên cạnh đó, giá trị BĐS khu vực này còn gia tăng lâu dài nhờ sở hữu những mảng xanh quý hiếm bậc nhất thành phố là công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ. Nơi đây vốn tập trung một cộng đồng dân trí cao, nên môi trường sống hiền hòa, an toàn và an ninh. Cùng với hệ thống giao thông hạ tầng hoàn thiện, mọi nhu cầu của người dân về giáo dục, y tế, mua sắm, vui chơi giải trí… đều được đáp ứng một cách dễ dàng trong tầm tay.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Bình Dương: Hạ tầng thênh thang nhưng giao dịch nhà đất vẫn lặng lẽ, nhiều dự án không một bóng người
So với 3 địa phương thuộc Vùng đô thị mở rộng TP.HCM, Bình Dương là tỉnh có "đường biên giới" khá dài với TP.HCM, gần các khu vực trung tâm nhất và đặc biệt mạng lưới giao thông quy mô lớn đã được đầu tư khá tốt, nhưng thị trường BĐS nơi đây đang có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, Bình Dương hơn 10 năm qua được quy hoạch rất tốt, từ chính sách quản lý, hệ thống giao thông đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do các loại hình bất động sản phần lớn không phải đáp ứng nhu cầu ở thực, dẫn đến nhiều khu vực "nhà thì có, người ở thì không", đô thị để hoang.
Từ trung tâm Bình Dương hiện nay di chuyển về TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu hay lên Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên đều rất dễ dàng qua các tuyến quốc lộ 13, quốc lộ 14, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch, các tuyến đường Vành dai 3, vành đai 4...
Đồng thời các tiện ích dịch vụ như khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị - triển lãm, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học quốc tế... cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Trong tương lai, hệ thống metro của TP.HCM được kết nối đến nhiều khu vực của Bình Dương sẽ giúp cho việc di chuyển thuận tiện hơn nữa.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, mặc dù tỉnh này hơn 10 năm qua đã chi khá nhiều tiền để đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông giúp kết nối từ TP.HCM đến Thành phố mới Bình Dương, nhằm kéo dân cư về các dự án đã hoàn thiện tại đây. Những nhiều dự án, biệt thự khang trang lại vắng bóng người ở. Nhà đầu tư thì vẫn còn sợ hãi, ám ảnh với "cơn sốt" đất trước đây. Các tiện ích và hạ tầng xã hội phát triển chưa đồng đều.
Hạ tầng giao thông giữa các khu dân cư được xây dựng khá thông thoáng, đồng bộ...
Nhưng bên cạnh đó là nhiều dự án căn hộ không người ở, bỏ hoang nhiều năm đang xuống cấp trầm trọng.
Được biết, tất cả giao dịch mua bán, học hành, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí... đều tập trung ở TP Thủ Dầu Một. Theo các môi giới, hầu hết sản phẩm BĐS trong TP mới Bình Dương đã được bán nhưng chủ yếu cho khách hàng đầu tư, còn người có nhu cầu mua ở thực rất ít. Điều này cũng khiến hoạt động mua bán, giao dịch BĐS tại các thị xã Thuận An, Tân Uyên, TP Thủ Dầu Một... kém sôi động trong những năm gần đây.
Một số sàn giao dịch nhà đất tại Bình Dương cho biết trong thời gian gần đây, giao dịch đất nền tại Bình Dương có xu hướng chậm lại. Trong 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương, các giao dịch hầu như chỉ tập trung tại TP Thủ Dầu Một và các thị xã Thuận An, Dĩ An. Nhưng tại 3 địa phương này, thời gian gần đây sức mua có dấu hiệu giảm sút do giá chào bán tăng cao.
Cụ thể, cùng kỳ năm trước, giá đất nền tại thị xã Thuận An dao động ở mức 13-14 triệu đồng/m2, hiện đã tăng lên 18-24 triệu đồng/m2 (tùy khu vực). Nếu so với thời điểm 2015, sau 3 năm đất khu vực này tăng gấp 3 lần.
Tại thị xã Dĩ An, ghi nhận mức tăng vọt từ 14-15 triệu đồng/m2 đầu năm 2017 lên 25-30 triệu đồng/m2 ở thời điểm đầu tháng 10 này, mặc dù sức mua tại các khu vực này đã chững so với trước. Trong khi đó, tại TP Thủ Dầu Một, giá đất cũng dao động tăng 14-15 triệu đồng/m2 lên 20-22 triệu đồng/m2 trong khoảng 1 năm qua. Còn tại TP mới Bình Dương, mặc dù vắng bóng người sinh sống nhưng giá đất đều ở mức 35-50 triệu đồng/m2.
Thời gian 10 tháng trở lại đây, thị trường địa ốc Bình Dương ghi nhận chỉ có đúng 3 dự án căn hộ được xây dựng và chào bán ra thị trường. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, nhiều khách hàng khi đến tham quan dự án đều còn lưỡng lự xuống tiền, vì các khu vực xung quanh vẫn thưa thớt người sinh sống.
Chẳng hạn, tại KĐT Mỹ Phước 3, dự án Eco Lakes được xây dựng năm 2007 trên diện tích 226ha. Dự án được đầu tư và phát triển bởi CTCP Setia Becamex, là liên doanh giữa 3 tập đoàn SP Setia Berhad (55%), Becamex IDC (45%) và Treasure Link (5%). Hàng loạt dãy nhà 4 tầng tại đây đã được xây dựng sẵn nhưng không có người ở.
Hay tại KĐT Mỹ Phước 2 xây dựng năm 2005 bởi Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Becamex IDC, đang lâm vào tình trạng tương tự, cả một KĐT mênh mông vắng hoe người ở.
Nhiều chuyên gia khẳng định những yếu tố nói trên sẽ giúp thị trường bất động sản Bình Dương tăng thêm hấp lực. Nhưng, trên thực tế, trong nhiều năm liền thị trường nhà ở, đất nền ở đây vẫn đìu hiu. Vậy đâu là nguyên nhân chính?
Mặc dù thời gian qua các tập đoàn bất động sản lớn của nước ngoài như Tập đoàn Tokyu, Aeon (Nhật Bản); SembCorp., Mapletree, Guoco Land (Singapore); Lotte (Hàn Quốc)... đều cam kết sẽ tiếp tục rót vốn xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp hoặc các cơ sở thương mại mới tại Bình Dương, nhưng lượng giao dịch vẫn không tăng như kỳ vọng.
"Theo tôi quan sát thời gian dài qua, rất khó có một cơn sốt đất nào ở Bình Dương lúc này và thời gian ngắn tới. Theo đó, tại đây hiện có rất it dự án mới được tung ra thị trường, trong khi đó nguồn hàng từ dự án cũ còn rất nhiều. Giao thông liên vùng chưa đồng bộ, dự án không người vào ở nhiều, trong khi giá bán lại được nâng lên cao so với nhiều khu vực khác. Có chăng thanh khoản đang tốt chỉ với một số dự án nằm tại vị trí giáp ranh với TP.HCM, rất gần bến xe miền Đông mới, đại lộ Phạm Văn Đồng, hay nhà ga metro số 1" ông Phúc cho biết thêm.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Pérolas Villas Resort Hướng đi khác biệt bằng "Chiến lược xanh" Những tín hiệu tích cực từ hạ tầng giao thông cùng với sự xuất hiện của loạt dự án đô thị nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch mới đang tạo lực hút mạnh vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Bình Thuận. Chọn hướng đi hoàn toàn khác biệt và độc đáo, Pérolas Villas Resort nhanh chóng thu hút sự chú ý...