Vì sao bạn nên cân bằng pH âm đạo?
Độ pH âm đạo đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, mãn kinh… Nếu biết cách cân bằng pH âm đạo, bạn sẽ chăm sóc vùng kín khỏe mạnh hơn.
Độ pH là phép đo mức độ axit hoặc kiềm của một chất, thang đo chạy từ 0 đến 14. Độ pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axit và độ pH lớn hơn 7 có tính kiềm. Độ pH của âm đạo đóng một phần quan trọng trong việc giúp xác định âm đạo có đang khỏe mạnh hay không.
Độ pH âm đạo bình thường từ 3,8 – 4,5, có độ axit vừa phải. Vi khuẩn lactobacilli sống trong âm đạo tiết ra axit lactic và hydro peroxide, điều này làm cho âm đạo có độ pH axit. Môi trường âm đạo có tính axit nhằm mục đích bảo vệ, tạo ra một rào cản ngăn vi khuẩn và nấm men không nhân lên quá nhanh gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, mức pH âm đạo bình thường có thể thay đổi đôi chút dựa trên độ tuổi của phụ nữ.
Trong những năm sinh sản ở độ tuổi từ 15 – 49, pH âm đạo thường phải thấp hơn hoặc bằng 4,5. Nhưng trước khi có kinh nguyệt và sau mãn kinh, độ pH âm đạo có xu hướng cao hơn 4,5.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về mức độ pH âm đạo lành mạnh và cách khắc phục khi pH mất cân bằng nhé!
Yếu tố làm thay đổi pH âm đạo
Nguyên nhân của sự thay đổi pH âm đạo bao gồm yếu tố sau:
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một tình trạng xảy ra khi số lượng vi khuẩn có trong âm đạo tăng quá mức. Điều này có thể gây ra sự gia tăng nồng độ pH âm đạo. Tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ngứa, rát hoặc đau ở âm đạo, nóng rát khi đi tiểu và dịch tiết có màu trắng hoặc xám.
2. Thói quen thụt rửa âm đạo
Nhiều người thường thụt rửa hoặc làm sạch âm đạo bằng dung dịch chứa giấm hoặc baking soda để giảm mùi âm đạo. Tuy nhiên trên thực tế, điều này có thể làm nặng mùi hơn do thụt rửa làm mất đi các vi khuẩn tốt, ảnh hưởng đến cân bằng pH âm đạo và có thể gây nhiễm trùng.
3. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh
Video đang HOT
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường có độ pH cao hơn trong thời kỳ mãn kinh với pH âm đạo trung bình là 5,3. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng pH âm đạo này là do nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh.
4. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Máu có độ pH cao hơn môi trường âm đạo. Vì thế, khi phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu trong âm đạo có thể làm tăng nồng độ pH.
5. Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được dùng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt. Vì thế, thuốc kháng sinh này có thể dẫn đến mất cân bằng âm đạo.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không gây tăng pH âm đạo, tuy nhiên độ pH cao có thể làm nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển UTI. Bên cạnh đó, sự giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể là nguy cơ mắc phải UTI, vì estrogen thấp làm tăng pH âm đạo.
Âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm. Độ pH âm đạo tối ưu để tinh trùng di chuyển là từ 7,0 đến 8,5.
Khi quan hệ tình dục, độ pH âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit thông thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng có thể di chuyển đến trứng.
Cách cân bằng pH âm đạo tại nhà
Bạn có thể mua bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà để đo độ pH của âm đạo. Xét nghiệm có thể được thực hiện bằng cách đặt một dải giấy đo pH vào thành âm đạo trong một khoảng thời gian được chỉ định. Sau khi hoàn thành, bạn hãy so sánh màu kết quả với màu trên biểu đồ trong bộ dụng cụ xét nghiệm. Mỗi màu tương ứng với một giá trị pH.
Trước khi tự đo pH âm đạo, bạn nên lưu ý không thực hiện xét nghiệm trong khi hành kinh hoặc sau khi quan hệ, do thời điểm này kết quả sẽ không chính xác.
Nếu bạn có các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc một tình trạng khác liên quan đến pH âm đạo cao, bạn hãy đi khám bác sĩ. Bạn nên tránh tự thụt rửa hay vệ sinh tại nhà có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Để điều trị tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa một trong những loại kháng sinh dạng thuốc uống hoặc kem bôi như:
Tinidazole, Clindamycin, Metronidazole
Nếu nồng độ pH âm đạo thường xuyên cao mà không có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào, bạn có thể áp dụng một số bí quyết cân bằng độ pH tại nhà:
Uống bổ sung men vi sinh hoặc sử dụng thuốc đặt âm đạo: Men vi sinh (probiotic) giúp phục hồi mức độ vi khuẩn tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể ăn một số thực phẩm cũng chứa men vi sinh như sữa chua, súp miso, món ngâm chua…
Thay băng vệ sinh thường xuyên: Thói quen đeo băng vệ sinh quá lâu có thể làm tăng pH âm đạo vì độ pH máu cao hơn pH âm đạo. Bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn, bao gồm hội chứng sốc độc tố (TSS).
Sử dụng biện pháp bảo vệ trước khi quan hệ: Bao cao su không chỉ giúp hạn chế mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà còn có thể ngăn ngừa tinh dịch và các chất lỏng khác ảnh hưởng đến mức độ pH trong âm đạo.
Tránh thụt rửa âm đạo: Việc thụt rửa có thể làm thay đổi mức độ pH trong âm đạo. Âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên. Bạn nên lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp để làm sạch âm đạo.
Bạn nên thăm khám bác sĩ sớm nếu gặp các vấn đề như âm đạo ngứa, rát, có mùi hôi hay dịch tiết bất thường.
Việc giữ cân bằng độ pH âm đạo có thể giúp bạn giảm nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng. Bác sĩ thông thường hiếm khi chỉ dựa vào kết quả đo pH âm đạo để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý hoặc để xác định độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, xét nghiệm pH âm đạo có thể giúp cảnh báo các yếu tố bất thường về sức khỏe vùng kín. Bạn hãy bổ sung men vi sinh và lưu ý cách vệ sinh vùng kín để giúp cân bằng độ pH âm đạo nhé!
Theo Hellobacsi
Có những điều bạn chưa biết về màng trinh
Màng trinh là một màng mỏng nằm trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 2 cm. Màng trinh là màng che cửa âm đạo. Màng trinh có nhiều cấu tạo khác nhau: màng trinh hình tròn, hình bán nguyệt, hình lá, hình cầu, ....
Có những điều bạn chưa biết về màng trinh - Ảnh minh họa
Màng trinh là gì?
Màng trinh là một màng mỏng nằm trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 2 cm. Màng trinh là màng che cửa âm đạo
Cấu tạo màng trinh
Màng trinh có nhiều hình dạng khác nhau:
- Màng trinh hình lưỡi liềm: Là loại màng trinh thường thấy nhất ở người phụ nữ. Thường chỉ cần để hai ngón tay hai bên mép âm đạo, vạch chúng sang một bên là có thể thấy rõ màng trinh nếu màng còn nguyên vẹn. Khi màng trinh dạng này rách, thường rách thường theo một đường thẳng ở giữa.
- Màng trinh hình tròn: Màng trinh này có hình dáng bao bọc hoàn toàn âm đạo theo hình bầu dục. Khi bị xâm phạm, màng sẽ rách theo nhiều đường ly tâm và trong trường hợp này máu có thể sẽ chảy nhiều hơn những loại màng trinh khác.
- Màng trinh hình lưỡi: Màng này có hình dạng giống cái lưỡi, nhưng có phần cuối dính vào phía trên của âm hộ ngay dưới đường tiết niệu. Màng này có phần đặc biệt là có thể không rách ngay đêm tân hôn hay trong những lần đầu tiên quan hệ. Khi dương vật xâm nhập âm đạo, màng có thể bị đẩy qua một bên và máu sẽ không chảy ngay khi đó. Chỉ khi sau này, sự cọ xát xảy ra khá nhiều lần, màng trinh hình lưỡi mới bị đứt.
- Màng trinh hình lá: Loại màng trinh này rất co dãn và khi dương vật xâm nhập âm đạo, màng tự ép mình theo hướng dương vật để rồi lại toả ra thường sau khi dương vật được rút ra ngoài. Những phụ nữ có loại màng trinh này có thể không bao giờ chảy máu.
- Màng trinh hình cầu: Loại màng trinh này giống như một cái cầu bắc ngang con sông. Loại này có thể rách mà cũng có thể không rách. Trường hợp nếu dương vật to lớn, màng sẽ rách dễ dàng, nếu dương vật hơi nhỏ bé, màng có thể bị đẩy qua một bên mà không rách.
- Màng trinh Frangé và màng trinh Labié: Hai lọai này có hình thù giống như màng trinh lá nhưng to hơn, che kín âm hộ hơn, hai loại này đều rất dễ rách.
- Màng trinh hình cánh hoa và màng trinh lỗ: Hai loại màng trinh này rất hiếm và thường là rất cứng, dương vật khó lòng xâm nhập nổi và ít khi vào được hoàn toàn trong âm đạo. Một vài trường hợp phải dùng tới khoa giải phẩu mới chữa trị được.
Cũng có một vài trường hợp người phụ nữ sinh ra đã không có màng trinh, trường hợp này rất hiếm nhưng cũng có thể chiếm đến 1%.
Màng trinh có nhiều cấu tạo khác nhau. Màng trinh thật ra là một phần dư sót lại trong thời kì thai nhi phát triển. Do đó, có một số bé gái khi sinh ra đã không có màng trinh, trong khi ở một số phụ nữ màng trinh dày và che kín âm đạo gây trở ngại khi giao hợp và có triệu chứng không có kinh, hoặc nó đàn hồi đến mức tiếp tục tồn tại cho đến lần sinh con đầu tiên.
Theo Cửa sổ tình yêu
9 nguyên nhân gây đau rát vùng kín bạn cần biết Triệu chứng đau rát vùng kín nếu không nhận biết sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai. 1. Kích ứng da gây đau rát vùng kín Một số yếu tố có thể gây kích ứng da âm đạo khi bạn tiếp xúc trực tiếp, đây còn...