Vì sao ban giám hiệu ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM chỉ có 1 người?
Hiện, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM chỉ có một quyền hiệu trưởng, không có phó hiệu trưởng.
Theo thông báo của Hội đồng trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, hai phó hiệu trưởng của trường là ông Nguyễn Bá Hoàng và Nguyễn Xuân Phương sẽ kết thúc nhiệm kỳ và thôi làm nhiệm vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 1/4.
Trong cùng ngày, Hội đồng trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã ra nghị quyết giao ông Nguyễn Xuân Phương giữ chức quyền hiệu trưởng kể từ ngày 1/4.
Như vậy, hiện tại ban giám hiệu ĐH Giao thông vận tải TP.HCM chỉ có quyền hiệu trưởng mà không có phó hiệu trưởng nào.
ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM. Ảnh: Tạp chí Giao Thông.
Theo giải thích của một cán bộ quản lý của ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, sở dĩ xảy ra tình trạng như hiện nay là bởi quy trình bổ nhiệm lãnh đạo nhà trường trái ngược giữa yêu cầu của Bộ GD&ĐT và Bộ Giao thông Vận tải (cơ quan chủ quản của trường).
Trước đó, ông Phương đã được hội đồng trường giao làm phó hiệu trưởng theo chỉ định của Bộ Giao thông Vận tải để sau đó giao nhiệm vụ phụ trách và cuối cùng là hiệu trưởng. Nhưng Bộ GD&ĐT cho đây là cách làm ngược và không đồng ý chức danh phó hiệu trưởng phụ trách mà yêu cầu phải là là chức danh quyền hiệu trưởng. Nên hội đồng trường phải thôi nhiệm vụ phó hiệu trưởng đối với ông Phương và bổ nhiệm ông làm quyền hiệu trưởng.
Từ đầu năm 2019, PGS.TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng nhà trường nghỉ hưu theo chế độ, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM rơi vào tình trạng không có hiệu trưởng.
Tháng 2/2019, PGS Đồng Văn Hướng, phó hiệu trưởng nhà trường, được giao phụ trách trường. Đến ngày 1/4/2020, TS Nguyễn Bá Hoàng – Phó hiệu trưởng – được giao phụ trách trường do PGS Hướng nghỉ hưu theo chế độ. PGS Nguyễn Xuân Phương được bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường này vào tháng 3/2019.
Khi giáo viên chống tiêu cực, hiệu trưởng thường có đấu pháp gì?
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng muốn trù dập ai cũng chẳng khó khăn gì. Do, Ban giám hiệu có khá nhiều quyền trong tay còn giáo viên luôn luôn là người bị động.
Câu chuyện về cô giáo Nguyễn Thị Tuất trường Tiểu học Sài Sơn B vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận giáo giới cả nước, đúng sai thế nào cần chờ kết luận thanh tra.
Ở đây người viết muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp làm sao tránh rơi vào tình trạng như vậy khi muốn chống tiêu cực trong giáo dục và tại chính ngôi trường mình dạy.
Video đang HOT
Một thực tế là, trước khi đấu tranh chống tiêu cực, cô giáo Tuất là một giáo viên giỏi, là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 6 năm liền. Sau khi chống tiêu cực, trong cách đánh giá của lãnh đạo, cô bỗng chốc biến thành một giáo viên yếu chuyên môn, kém kỹ năng, tư cách phẩm chất có vấn đề.
Muốn bắt lỗi giáo viên đứng lớp thì nhà trường sẽ có muôn vàn cách (Ảnh minh hoạ: AN)
Hiện nay, nội dung tố cáo của cô giáo Tuất vẫn đang được thanh tra cùng với cả phản ánh về cô Tuất. Tuy nhiên theo người viết, dù có đưa ra những nguyên nhân như có bàn tay sắp xếp từ người lớn nên những đứa trẻ có hành vi chống đối, không chịu học thì việc cấp trên đã đánh giá kết quả giảng dạy của cô (giấy trắng mực đen) nên cô cũng không thể phủ nhận.
Bất lợi cho cô là những phát biểu của một số phụ huynh, của một số học sinh nói về việc dạy của cô trên lớp.
Dù người trong ngành, nhất là đồng nghiệp dạy tiểu học ai cũng hiểu để dẫn đến tình trạng chất lượng giảng dạy của cô chưa đạt là do việc phân công chuyên môn chưa hợp lý. Nhưng ban giám hiệu nhà trường lại có quyền phân công chuyên môn ở trường học, chẳng ai có thể chối cãi được.
Tình ngay lý gian là ở chỗ đấy.
Người viết tin chắc có không ít đồng nghiệp xót xa cho hình ảnh một giáo viên giỏi bỗng chốc trở nên yếu kém. Bởi thế, nhiều người đặt câu hỏi công đoàn, đồng nghiệp của cô ở đâu mà để sự việc này kéo dài dai dẳng đến thế?
Công đoàn thì cũng là giáo viên
Khi bất kỳ sự việc tiêu cực nào ở trường xảy ra, người ta đều đặt câu hỏi: Công đoàn cơ sở ở đâu?
Thành viên công đoàn cơ sở cũng chỉ là giáo viên có chức danh kiêm nhiệm tuần vài tiết giảm trừ. Nhiệm vụ chính của công đoàn viên vẫn là giảng dạy. Vì vậy, công đoàn viên khó mà dám đấu tranh bảo vệ giáo viên vì vẫn lo cho bản thân mình bị trù dập, nếu không muốn nói là không thể.
Đã có giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn cũng bị hiệu trưởng gây áp lực do đứng ra đấu tranh, do đứng ra bảo vệ công đoàn viên. Bởi thế, giáo viên nào dũng cảm tố cáo tiêu cũng cũng đã tính trước mình bị cô lập giữa một tập thể.
Giáo viên chống tiêu cực ở trường luôn bị cô độc
Dù rất buồn nhưng vẫn phải thừa nhận rằng trong môi trường giáo dục mọi người có thể giúp đỡ nhau lúc khó khăn, cưu mang nhau khi gặp hoạn nạn, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống.
Dù thế, khi bạn đã bị nhà trường chiếu tướng, để ý thậm chí trù dập một cách lộ liễu thì cũng chỉ mỗi mình bạn chịu đựng, đương đầu chứ rất ít người dám công khai đứng về phía bạn.
Cô giáo H. (đề nghị giấu tên) cho biết: "Bình thường thì có rất nhiều thầy cô giáo ủng hộ việc làm của mình (tố cáo tiêu cực) nhưng khi cần họ lên tiếng sẽ chẳng có ai dám phát biểu, chẳng ai đứng ra bảo vệ mình nên thấy vô cùng đơn độc".
Thầy giáo D. (đề nghị giấu tên) cũng đồng quan điểm. Thầy D. nói rằng , nếu ở bên lề sẽ có rất nhiều thầy cô lên tiếng. Tuy nhiên khi vào cuộc họp gần như chẳng có một ai có ý kiến gì.
Chúng tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện cùng đồng nghiệp, chính họ cũng thừa nhận mình hèn, mình ích kỷ khi không bảo vệ đồng nghiệp trong cuộc đấu tranh mà bản thân họ thấy đồng nghiệp mình đúng.
Có người nói thẳng, vì gia đình, vì cuộc sống nên phải hành động vậy thôi vì tấm gương bao đồng nghiệp đi trước cũng vì đấu tranh nên rước bao phaieenf toái vào thân.
Những giáo viên chống tiêu cực, họ là ai?
Phải thừa nhận một điều, những giáo viên chống tiêu cực trong các trường học, họ thường là giáo viên có tay nghề chuyên môn vững vàng, gương mẫu trong mọi hoạt động và là người thẳng tính, ghét sự nịnh bợ.
Do có chuyên môn nên chính họ cũng có suy nghĩ mình cứ làm thật tốt nhiệm vụ của bản thân thì sợ gì bị trù dập?.
Tuy thế thực tế xung quanh người viết nhận thấy cấp trên đã muốn bắt lỗi ai, muốn giáo viên nào không hoàn thành nhiệm vụ cũng chẳng khó khăn gì.
Cùng với đó, giáo viên chống tiêu cực do đấu tranh lẻ loi, đơn độc những giáo viên này cũng gặp bao rắc rối, phiền toái.
Trong môi trường giáo dục, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng muốn trù dập ai cũng chẳng khó khăn gì. Do ban giám hiệu có khá nhiều quyền trong tay còn giáo viên luôn là người bị động và cô độc.
Chỉ cần bị họ khép vào tội vi phạm quy chế chuyên môn thì xem như những thầy cô giáo ấy sẽ bị xếp loại hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
Đột giờ xuất dự giờ, bất thình lình kiểm tra hồ sơ
Đã có hiệu trưởng liên tục vào dự giờ đột xuất mà dù giáo viên có dạy tốt đến đâu nhưng họ đã muốn soi thì cũng chẳng thể thoát.
Xếp loại tiết dạy thì có muôn vàn lý do để bắt như dạy quá thời gian (còn gọi là cháy giáo án), chưa bao quát lớp, đặt câu hỏi khó hiểu, chưa có câu hỏi nâng mức, sử dụng đồ dùng chưa hiệu quả...
Hay như việc kiểm tra hồ sơ sổ sách bất ngờ. Theo quy định, giáo viên lên lớp phải có giáo án. Tuy nhiên, có mấy ai nhìn giáo án để dạy? Vì thế giáo án thường để ở nhà chờ lúc kiểm tra mang nộp. Vì thế, nhà trường kiểm tra bất ngờ sẽ có nhiều thầy cô giáo dính "chưởng" cũng là điều dễ hiểu.
Và thế là, những thầy cô giáo đang trong "tầm ngắm" của Ban giám hiệu sẽ bị ghi biên bản không có giáo án lên lớp. Nói nhẹ cũng rất nhẹ nhưng đã bị soi thì lỗi này sẽ rất nặng.
Không bố trí chủ nhiệm lớp hoặc phân công dạy nhiều khối lớp
Với học sinh tiểu học, giáo viên nào cũng muốn là giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu là giáo viên không chủ nhiệm phải dạy nhiều lớp, soạn giáo án nhiều môn lại không thể dạy thêm (nếu muốn). Vì thế, nhiều thầy cô giáo luôn mong muốn mình được làm công tác chủ nhiệm.
Luân chuyển đi xa
Đáng sợ nhất với nhiều thầy cô giáo là việc bị luân chuyển đi xa. Thường thì khi trong nhà trường xảy ra chuyện giáo viên tố cáo hiệu trưởng phần lớn người phải chuyển trường lại là giáo viên. Có người bị luân chuyển đi khá xa nhà.
Đã thế, nơi chuyển về cũng chẳng thuận lợi gì vì hiệu trưởng mới đã kịp nghe hiệu trưởng trường cũ phản ánh bằng những điều bất lợi. Nếu những giáo viên này thật sự giỏi, nếu hiệu trưởng mới là người có năng lực quản lý, là người có phẩm chất đạo đức thì những thầy cô giáo ấy vẫn có cơ hội được trọng dụng (tuy phải có thời gian).
Bằng không, họ mãi mãi sẽ bị liệt vào nhóm cần đề phòng của nhiều hiệu trưởng trong vùng.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bổ nhiệm cùng lúc 3 phó hiệu trưởng Từ chỗ ban giám hiệu có duy nhất hiệu trưởng, đến nay Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã có thêm 3 phó hiệu trưởng mới. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - ẢNH: HCMUE.EDU.VN Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa có quyết định bổ nhiệm đồng thời 3 phó hiệu trưởng mới nhiệm kỳ 2020-2025 gồm: Tiến sĩ Cao Anh Tuấn, tiến sĩ Bùi...