Vì sao bạn bị đau bụng & chuột rút trong “ngày ấy”?
Trường Cao đẳng Sản Khoa (ACOG) Mỹ cho rằng cứ khoảng 10 XX thì có 1 XX bị đau bụng và chuột rút nghiêm trọng trong thời kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này bình thường sẽ kéo dài từ 1-3 ngày mỗi/tháng.
Thế nào là hiện tượng đau bụng khi có kinh?
Những cơn đau nhiều lần trong kỳ nguyệt san là những cơn đau âm ỉ hoặc cảm thấy một áp lực ở phía bụng dưới. Trong khi những cơn đau này có thể thay đổi cường độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi XX. Thậm chí có những XX bị đau bụng nghiêm trọng đủ để gây ra buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau nhức toàn thân.
Có 2 loại đau bụng kinh phổ biến:
* Tiểu đau bụng kinh: Tiểu đau bụng kinh là do việc sản xuất bình thường của prostaglandin. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những XX mới bị kinh nguyệt hoặc mới có một vài chu kỳ kinh. Nó sẽ biến mất sau khi bạn đã có một chu kỳ kinh ổn định hơn.
* Chuột rút nguyệt kèm đau bụng kinh: Những cơn đau bụng này bạn có thể cảm nhận gần giống như những cơn tiểu đau bụng kinh. Tuy nhiên nó được gây ra bởi một căn bệnh nào đó trong tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng chứ không phải là do việc sản xuất bình thường của prostaglandin.
Video đang HOT
Đây là những cơn đau bụng thường kéo dài khá lâu. Và trong nhiều trường hợp, một số XX còn bị đau bụng trầm trọng.
Nguyên nhân gây ra chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt?
Hiện tượng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt được gây ra bởi các cơn co bình thường của tử cung. Hầu hết các XX không biết thời gian của các cơn co thắt vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong thời gian có nguyệt san, các cơn co thắt tử cung thường mạnh mẽ hơn và điều này khiến bạn bị đau đớn.
Những cơn co thắt tử cung là do prostaglandin. Prostaglandin là một chất tự nhiên của cơ thể, gây co thắt tử cung tử cung. Tử cung co bóp mạnh khiến nguồn cung cấp máu cho tử cung tạm thời chậm chễ, lấy đi khí oxy từ các cơ tử cung và gây nên đau thắt.
Khi nào bạn nên đến bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu:
* Bạn không thể làm giảm những cơn đau điển hình trên trong thời kỳ kinh nguyệt với các thuốc không kê toa chẳng hạn như ibuprofen.
* Bạn thường bị đau vùng chậu ngay cả khi không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
* Bạn bị sốt, buồn nôn, hoặc nôn mửa khi bị đau bụng, chuột rút trong kỳ kinh.
* Bạn bị đau vùng chậu bất thường và nghiêm trọng hoặc đau ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể mà không có cách nào giảm đau được.
Hãy nhớ rằng, bác sỹ chuyên khoa hoặc nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe luôn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu chưa thực sự cần kíp phải thực hiện thăm khám khẩn cấp, bạn có thể gọi điện và trả lời câu hỏi của các bác sỹ đặt ra qua điện thoại để biết về tình trạng sức khỏe của mình.
Theo kênh 14
Bạn đã biết tính ngày rụng trứng?
Cách tính ngày rụng trứng
Một chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường từ 26 - 30 ngày. Và thời điểm trứng rụng thông thường bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 16 của vòng kinh, trung bình là ngày thứ 14 (tức là ngày giữa của chu kỳ kinh).
Một ví dụ đơn giản như: Nếu vòng kinh của bạn gái bắt đầu từ ngày 1, thì có nghĩa là từ ngày 12 đến ngày 16, bạn sẽ có hiện tượng rụng trứng. Tuy nhiên, có thể tháng này trứng rụng vào ngày 12, nhưng tháng sau có thể sẽ là ngày 14 hoặc ngày 16.
Những ngày trong giai đoạn rụng trứng, nếu teen có quyết định XXX thì trứng sẽ có nhiều cơ hội gặp được gặp tinh trùng và thụ thai. Đây cũng được coi là những ngày tuyệt đối không an toàn.
Những cách nhận biết khác
Nhiệt độ cơ thể tăng
Để nhận biết sớm việc rụng trứng, bạn gái có thể kiểm tra bằng cách đo nhiệt độ gốc hàng ngày vào mỗi sáng sớm thức giấc khi chưa đặt chân xuống giường đi lại. Những ngày trước khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống thấp hơn bình thường khoảng 0,3 - 0,5 độ C. Nhưng sau khi rụng trứng thì nhiệt độ lại tăng và giữ ở mức cao hơn trung bình. Chỉ trước kỳ kinh sau một ngày hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh thì nhiệt độ cơ thể mới hạ xuống.
Dịch âm đạo "chuyển biến"
Vào những ngày này, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn và từ thể lỏng trong suốt trước đó giờ bắt đầu chuyển sang trạng thái dính dính, có thể chảy dài thành sợi và có màu trắng đục như lòng trắng trứng gà.
Chú ý:
Cách tính ngày trứng rụng trong mỗi chu kỳ nguyệt san của bạn gái cũng khá đơn giản phải không nào? Đặc biệt, nếu tính được ngày trứng rụng cộng với chu kỳ nguyệt san đều đặn nữa còn giúp bạn gái có thể tự tính những ngày an toàn để tránh thai nữa đấy.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, tính ngày trứng rụng nhất quyết cũng chưa là biện pháp tránh thai tuyệt đối an toàn bởi nếu ở những bạn gái có nguyệt san thất thường và quá dài sẽ làm cho phương pháp này có nguy cơ bị phá sản cao.
Theo kênh 14
Xoa dịu kỳ "nguyệt san" bằng... thực phẩm Nếu biết cách, bạn có thể làm giảm cảm giác mau đói, đầy bụng, tâm trạng dễ cáu giận, lo lắng của triệu chứng tiền kinh nguyệt chỉ bằng... thực phẩm. Rượu vang Có thể bạn không tin trong suốt một tuần trước khi diễn ra thời kỳ "đèn đỏ', uống một cốc rượu vang vào mỗi bữa tối sẽ giúp hạn chế...