Vì sao bà Thảo muốn tài trợ 4.800 tỉ VND cho trường ở Anh, mà không phải ĐH trong nước?
“Đôi khi lo cho nước ngoài, thương hiệu của nước mình nổi lên thì ngược lại người ta cũng sẽ giúp đỡ Việt Nam, không chỗ này thì là chỗ khác thôi”, PGS Trần Xuân Nhĩ nhận định.
” Nếu mình giúp đỡ họ thì người ta cũng sẽ giúp đỡ lại mình, không chỗ này thì chỗ khác. Chưa kể, nước Anh trong đại dịch khó khăn chồng chất như vậy nhưng vẫn dành tặng hàng triệu liều vắc xin giúp đỡ cho Việt Nam. Đây là lúc Việt Nam đang có sự giúp đỡ trở lại. Tuy bà Thảo là một cá nhân, nhưng tôi nghĩ hỗ trợ này của Sovico cũng là sự hợp tác qua lại giữa hai quốc gia“, ông Trần Xuân Nhĩ (Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp Hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) chia sẻ.
Mới đây, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã ký vào bản ghi nhớ sẽ tài trợ cho trường Linacre College (thuộc ĐH Oxford) 155 triệu bảng Anh, tương đương 4.800 tỷ VNĐ. Linacre là trường nhận được ít tài trợ nhất trong hệ thống Đại học Oxford. Trước khoản tài trợ lớn này, lãnh đạo nhà trường tỏ ra rất vui mừng và tuyên bố sẽ xin đổi tên trường thành “ Thao College” sau khi nhận 50 triệu bảng đầu tiên.
Việc bà Thảo có thể sẽ là người Châu Á đầu tiên được một trường học ở châu Âu đặt tên khi còn sống đang trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm.
Trao đổi về vấn đề này, PGS Trần Xuân Nhĩ tỏ ra đồng tình với cách làm của nữ tỷ phú. Ông cho rằng: Hiện tại, hai bên mới ký biên bản ghi nhớ, chưa chính thức tài trợ. ” Tuy nhiên, nếu biên bản ghi nhớ hợp tác này trở thành sự thực thì cũng là điều rất tốt”.
Video đang HOT
Cũng giống như nhiều nước khác đã tài trợ vào Việt Nam, xây dựng nên các trường ĐH, THPT theo mô hình hợp tác Việt – Nhật, Việt – Đức… nếu bà Thảo muốn phát huy sức ảnh hưởng của mình và thấy có đủ khả năng thì hoàn toàn cũng có thể làm như vậy. Chuyện tài trợ này là một việc làm tùy khả năng.
Hơn nữa, trong khoản tài trợ lớn này vẫn có một khoản (7,5 triệu USD) là dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực. Như vậy, nó cũng góp một phần giúp người Việt dễ tiếp cận một môi trường học tập tốt hơn và những người này có thể sẽ gắn bó với đơn vị tài trợ là Sovico. Đây cũng là một chuyện tốt. Vì nếu bà Thảo chỉ đem tiền đi tài trợ chung chung, không có mục đích gì thì cũng được thôi. Nhưng mà bà vẫn có một phần cụ thể dành cho người Việt”.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ. Ảnh: Website Tỉnh ủy Huế.
Lan tỏa ảnh hưởng của Việt Nam là điều nên làm
Trước thắc mắc của nhiều người về việc vì sao bà Thảo không dùng số tiền rất lớn đó tài trợ cho các trường ĐH, CĐ ở trong nước, ông Nhĩ nói: ” Có thể là vì theo đánh giá của bà Thảo, các trường Đại học Cao đẳng trong nước chưa có nơi nào tiếp nhận hiệu quả khoản tài trợ lớn”.
Vị chuyên gia này cho rằng, giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày các phát triển, việc chú trọng lan tỏa sức ảnh hưởng của một đất nước ra toàn cầu là điều rất đáng làm. ” Nếu có một người Việt đứng ra tài trợ như vậy thì nó cũng góp vào sự lan tỏa tốt cho hình ảnh quốc gia. Đầu tiên chuyện này có lợi cho cá nhân bà Thảo, sau đó là Việt Nam, giúp hình ảnh nước ta được đậm nét hơn, đích cuối cùng chính là ảnh hưởng và hợp tác qua lại giữa hai nước Việt – Anh.
Cũng không nên lúc nào cũng chỉ bo bo nghĩ chuyện trong nước, cho rằng giáo dục nước mình còn kém hơn, kinh tế nghèo hơn thì việc gì phải giúp nước họ. Nhưng vì sao ngay như Campuchia, trong lúc dịch bệnh khó khăn như thế họ vẫn giúp Việt Nam 250.000 liều vắc-xin, mặc dù đấy cũng đâu phải nước giàu có?
Hoặc ngay như Việt Nam đang bị Covid-19 khó khăn như vậy, nhưng chúng ta vẫn viện trợ cho các nước khác, kể cả Mỹ. Đó là chuyện đương nhiên cần làm. Cho nên việc này cũng không có vấn đề gì. Đôi khi lo cho nước ngoài, thương hiệu của nước mình nổi lên thì ngược lại người ta cũng sẽ giúp đỡ Việt Nam, không chỗ này thì là chỗ khác thôi.
Chưa kể nước Anh trong đại dịch khó khăn như vậy cũng đã dành hàng triệu liều vắc xin giúp đỡ cho Việt Nam. Lúc này Việt Nam đang có sự giúp đỡ trở lại. Tuy bà Thảo là một cá nhân, nhưng tôi nghĩ đây cũng là sự hợp tác qua lại giữa hai quốc gia“.
Trước ý kiến của một số người cho rằng, thủ tục để các trường ĐH, CĐ trong nước nhận hỗ trợ còn khá phức tạp, mất nhiều thời gian, ông Nhĩ nói: ” Chuyện đó tôi không thể khẳng định. Nhưng cũng có thể định kiến như vậy đã khiến một số người e ngại“.
Trường Linacre College thuộc ĐH Oxford muốn đổi tên thành Thao College theo tên CEO Vietjet
Thông báo mới nhất của Trường Linacre College, một trường thành viên của ĐH Oxford, cho biết trường sẽ xin phép để đổi tên trường thành Thao College, theo tên của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc hãng hàng không Vietjet.
Tối ngày 1.11, Trường Linacre College, một trường thành viên của ĐH Oxford (Anh quốc), đã có thông báo chính thức trên webiste sự việc đang được dư luận chú ý: Trường này sẽ đổi tên thành Thao College theo tên của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc hãng hàng không Vietjet. Việc này diễn ra sau khoản quyên góp đến 155 triệu bảng Anh (hơn 4.800 tỉ đồng) của bà cho trường này.
Trường Linacre College muốn đổi tên thành Thao College LINACRE VÀ VIETJET
Cụ thể, thông báo của Linacre College cho biết trường này rất vui mừng được thông báo rằng trường đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Tập đoàn SOVICO, do bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm chủ tịch, để nhận được một khoản tài trợ từ thiện với tổng trị giá 155 triệu bảng Anh. Món quà này sẽ có tác động thay đổi đối với trường và trường vô cùng biết ơn sự hào phóng này.
Thông báo cũng cho biết biên bản ghi nhớ đã được ký kết tại Edinburgh (Anh) vào Chủ nhật ngày 31.10 với ý định thành lập một trung tâm sau đại học mới cho sinh viên của Linacre College và cấp học bổng sau đại học cho sinh viên. Từ lâu nay, trường này là một trong những trường ít nhận được tài trợ nhất trong số các trường thành viên của ĐH Oxford, vì vậy trường rất vui mừng khi một phần đáng kể của khoản quyên góp sẽ được dành cho quỹ tài trợ chung để giúp hỗ trợ hoạt động của nhà trường.
Đáng chú ý, thông báo của Linacre College, cho biết: "Sau khi nhận được khoản quyên góp đầu tiên trị giá 50 triệu bảng Anh, chúng tôi sẽ tiếp cận Hội đồng Cơ mật để xin phép đổi tên từ Linacre College thành Thao College để ghi nhận món quà mang tính bước ngoặt này".
Thông báo chính thức của Linacre College tối ngày 1.11 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Việc ký kết này diễn ra trong chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Theo Thông tin Chính phủ, chiều 31.10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Vương quốc Anh, nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp giữa Việt Nam và Anh có giá trị hàng tỉ USD. Bản ký kết giữa Tập đoàn SOVICO và ĐH Oxford diễn ra trong buổi này.
Tập đoàn SOVICO, tập đoàn gia đình của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, hiện là cổ đông lớn nhất của hãng hàng không Vietjet Air. Bà Thảo hiện cũng là Tổng Giám đốc của hãng hàng không này.
Linacre College là một trường thành viên của ĐH Oxford, là trường đa ngành với khoảng 50 nghiên cứu sinh và 550 sinh viên sau đại học đa số đến từ nước ngoài (133 quốc gia). Đặc biệt, trường này có quan điểm về môi trường hết sức mạnh mẽ, là "đại học xanh" trong số các trường thành viên của ĐH Oxford thông qua một số sáng kiến về môi trường trong những năm qua, nhất là giảm lượng khí thải carbon ra môi trường. Vì vậy, trong thông báo của mình, Linacre College có đề cập rằng Tập đoàn SOVICO cũng đã cam kết tất cả các công ty con của họ đạt đến mức không carbon (net carbon zero) vào cuối năm 2050.
Số tiền tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tài trợ cho trường thuộc ĐH Oxford "khủng" cỡ nào? Số tiền nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tài trợ tính ra gấp 5 lần tài sản tích lũy của Linacre College? Theo thông báo trên trang web của Linacre College (thuộc ĐH Oxford) ngày 1/11, trường có ý xin phép để đổi tên hành "Thao College" - theo tên chủ tịch Sovico Nguyễn Thị Phương Thảo, sau khi nhận 50 triệu...