Vì sao bà lão trôi sông 5 ngày lại thoát chết hy hữu?
Người dân tỉnh Vĩnh Long tới giờ vẫn chưa ngớt bàn tán xôn xao về trường hợp sống sót hy hữu của bà Phạm Thị Mai (63 tuổi, ngụ tại khóm 1, phường 3, TP.Vĩnh Long) sau khi bị trôi sông 5 ngày.
Để tìm hiểu rõ hơn về trường hợp hy hữu trên, phóng viên Dòng Đời đã tìm gặp người thân gia đình bà Mai để tìm hiểu về câu chuyện sống sót khá đặc biệt của bà.
Trôi sông 5 ngày vẫn còn hơi thở
Thông tin từ người nhà bà Mai cho biết, khoảng 10 giờ tối ngày 6.11, bà Mai ra mé sông phía sau nhà để rửa chân, tay như mọi ngày. Thế nhưng mãi không thấy bà về nhà. Từ lúc đó và tới sáng hôm sau, con cháu bà tìm hết các nơi bà thường đến nhưng không thấy. “Khi mẹ tôi mất tích, tôi đã cùng với chồng, con huy động hàng xóm tìm khắp nơi trên bờ cũng như lặn tìm dưới sông ở khu vực gần nhà nhưng không gặp. Chúng tôi nghĩ mẹ đã bị té xuống sông và bị nước cuối trôi đi cách xa nhà” – chị Phạm Thị Thanh Thủy, con gái út sống chung nhà với bà Mai nói.
Chị Thủy và Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long thăm bà Mai. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Sau 1 ngày tìm kiếm không gặp và nghĩ bà Mai đã tử vong, bị trôi sông nên con cháu bà đã chia nhau “đóng chốt” ở các cây cầu nơi bà Mai có thể trôi qua như cầu Vòng, cầu Đường Chừa để tìm và ngóng tin nhưng vẫn không tìm ra tung tích. Con cháu bà cũng đi mướn thợ lặn nhưng vì không xác định được bà trôi theo hướng nào, đoạn sông nào nên các thợ lặn đều từ chối mặc dù phía gia đình bà Mai đã không ngớt lời năn nỉ, nhờ vả.
Khoảng 16 giờ ngày 11/11, tức khoảng 5 ngày sau khi bà Mai mất tích, một thanh niên trẻ tuổi ở ấp Phước Hanh B (xã Phước Hậu, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đi câu cá tình cờ phát hiện một người đàn bà lớn tuổi mặc áo xanh nằm bất động ở mé sông nên mới tri hô và báo cho chính quyền địa phương. Khi mọi người chạy đến thì phát hiện người đàn bà lớn tuổi vẫn còn thở nên cùng nhau khiêng lên bờ, thay quần áo và sưởi ấm cho bà. Nhận được tin báo, chính quyền xã Phước Hậu và huyện Long Hồ đã nhanh chóng xác định bà chính là bà Phạm Thị Mai nên nhanh chóng thông báo cho người thân bà biết.
Video đang HOT
Mặt bị đen sạm, kiến cắn, còn lưng… thì bị cá ăn
“Nhận được thông tin người dân phát hiện mẹ tôi còn sống tôi vừa mừng vừa ngỡ ngàng. Tôi nhanh chóng đến để đưa mẹ đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Khi nhìn thấy mẹ, tôi không cầm được nước mắt vì thấy thân thể bà thay đổi rất nhiều, mặt bà đã bị đen sạm, bị kiến cắn còn lưng thì bị cá cắn, bị cành cây khô làm xướt xát. Do tình trạng của bà quá nguy kịch nên tôi không biết các bác sĩ có cứu được bà không nữa. Tôi luôn khấn vái trời phật phù hộ cho mẹ tai qua nạn khỏi để sống với con cháu” – chị Thủy kể lại mà vẫn chưa hết buồn đau.
Thấy tình trạng sức khỏe bà Mai quá yếu nên các bác sĩ của bệnh viện đã nhanh chóng làm thủ tục cần thiết và dùng mọi biện pháp tích cực cứu chữa bệnh nhân. Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long cũng cho biết, bà Mai nhập viện trong tình trạng lơ mơ, thân mình có nhiều vết cắn, cơ thể suy kiệt và mất nước nặng.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực và chống độc cho biết, đến sáng 12.11, sau 24 giờ được cấp cứu, hồi sức tích cực, bệnh nhân Mai đã qua cơn hôn mê, tỉnh lại, huyết áp ổn. Đồng thời bà Mai có thể trả lời được câu hỏi của người thân và vận động nhẹ theo yêu cầu của bác sĩ. Nhiều bác sĩ cho rằng, đây là trường hợp hy hữu, hiếm thấy khi sự sống vẫn duy trì với một người già khi lâm vào tình huống này. Chị Thủy kể, tôi hỏi mẹ sao đi ra ngoài sau nhà rửa chân mà không cho con cháu hay, không sợ con cháu lo lắng thì mẹ bảo: “Ừ, mẹ tưởng không sao, con đừng lo lắng, đừng giận mẹ nữa nhé”.
Nghị lực phi thường
Theo chúng tôi tìm hiểu, trước khi xảy ra vụ tai nạn trôi sông, bà Mai đã từng mang nhiều bệnh trong người. Cụ thể, cách đây 4 năm, bà đã bị tai biến mạch máu não. Ngoài ra bà còn có bệnh suy thận, nhiễm trùng huyết, rối loạn tuần hoàn não…Vì vậy, bà thường xuyên uống thuốc và luôn được con cháu lưu ý mỗi khi đi đâu.
“Hôm đó, tôi rất bất cẩn, không đi theo mẹ nên mới xảy ra cơ sự như vậy, tôi lo lắm. Nhưng giờ đây, tôi đã ít lo hơn vì mẹ đã sống lại với con cháu. Lần sống sót lần này được nhiều người nói là thần kỳ, trước giờ chưa có trường hợp như vậy xảy ra” – chị Thủy chia sẻ.
Nhiều bác sĩ và người nhà bà Mai giả định rằng, có thể lúc bà Mai đi rửa chân, tay thì bất ngờ cơ thể bị choáng và ngất đi do các bệnh trước đây tái phát. Sau đó, theo lời bà Mai kể lại lúc được lúc chăng, đúng vào thời gian này, nước đang dâng lên nên đám lục bình trôi tới cạnh phía sau nhà bà, khi bà ngã thì nằm trên đám lục bình rồi trôi đi khi nước rút dần. Do mặt úp xuống nước nên bà không thở được, sau đó, bà phải tự xoay mình trở lại, nằm ngửa mặt lên trời để thở (có thể có thêm thân cây nổi được trên mặt nước trong đám lục bình như chuối, dừa nước… để nâng đầu và một phần thân phía trước của bà), còn thân mình phía sau của bà vẫn nằm trong nước. Đây cũng là lý do khiến mặt bà bị đen sạm, có vết cắn của côn trùng, phần lưng bị cá rỉa.
“Bà Mai mặc áo xanh, đám lục bình cũng màu xanh nên người dân rất khó phát hiện. Rất may mắn cho bà là khi trôi vào khúc đầu con rạch nhỏ, đám lục bình bị kẹt vì một đám cây ở gần đó không trôi ra được nên mới được người dân phát hiện, nếu không thì nguy lắm” – bác sĩ Nhôm nói. Bác sĩ Nhôm cũng cho biết thêm, vài ngày qua, bệnh viện đã tận tình hết lòng cứu chữa cho bà Mai.
Được biết, gia đình bà Mai cũng thuộc diện khó khăn trong xã, vợ chồng chị Thủy con bà đều là những người lao động phổ thông, con cái còn trong tuổi đi học. “Chồng tôi chở thuê đồ cho người khác hàng ngày bằng xe đạp bởi không có tiền mua xe gắn máy, nếu có cũng không có đủ tiền mua xăng. Còn tôi thì may thuê áo quần cho người dân ở nhà” – chị Thủy nói về gia cảnh của mình cho PV.
Khi PV đề cập tới gia cảnh khó khăn của gia đình bà Mai, bác sĩ Nhôm khẳng định: Gia đình đóng góp được bao nhiêu thì đóng góp, nếu quá khó khăn thì bệnh viện sẵn sàng lo hết toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. “Người nhà cứ yên tâm lo cho bà Mai, nên thường xuyên trò chuyện, động viên, có như vậy sức khỏe bà mau hồi phục”, BS Nhôm động viên.
Khi chúng tôi hỏi trước đây có gặp hay nghe nói về trường hợp sống sót như bà Mai hay không thì bác sĩ Nhôm nói: “Về mặt y học, trường hợp nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày có thể sống sót là có. Nhưng đối với trường hợp bà Mai thì tôi chưa nghe bao giờ, kể cả trong thực tế khám chữa bệnh và trong y khoa vì tiền sử bà đã có nhiều bệnh trong người, hơn nữa đã lớn tuổi, lại bị ngâm trong nước đến 5 ngày, trôi đi khoảng 8km. Còn về mặt tâm linh thì có thể nói bà sống sót được chính là nhờ ông bà phù hộ”.
Theo Huỳnh Xây (Dòng đời)
Bà cụ trôi sông hơn 5 ngày đã xuất viện
Chiều 18/11, bác sĩ Nguyễn Thành Nhôm - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long - cho biết bà Phạm Thị Mai, bà cụ 63 tuổi trôi sông trên đám lục bình từ tối 6/11 đến chiều 11/11 vẫn sống sót, đã xuất viện.
Chuyện trôi sông hơn 100 tiếng, bà nói bà không nhớ rõ và cũng không muốn nhớ lại vì thấy buồn.
Chị Thuỷ, con gái út bà Mai, cho biết cả nhà sẽ chăm sóc bà kỹ hơn
"Sức khoẻ bà Mai phục hồi nhanh, da thịt hồng hào và các vết cá rỉa, côn trùng cắn đã lành. Dẫu xuất viện, bà vẫn cần tái khám sau hai ngày nữa và tiếp tục tái khám thường xuyên" - bác sĩ Nhôm nói.
Được con đưa về đến nhà ở phường 3, TP Vĩnh Long, cụ Mai - người sống sót hy hữu sau 5 ngày trôi sông - rất vui. Bà bảo những ngày qua nằm viện rất nhớ nhà. "Tôi không còn nhớ rõ những chuyện xảy ra từ khi rớt xuống sông cho đến lúc được vớt lên, đưa vào bệnh viện. Mà thật sự tôi cũng không muốn nhớ kỷ niệm buồn đó. Cái tôi nhớ là sự chăm sóc chu đáo của các bác sĩ và mấy đứa con tôi. Nghe nói mấy đứa con tôi lặn sông, kéo lưới tìm tôi ròng rã nhiều ngày mà xót dạ..."- bà Mai tâm sự.
Về những ngày tiếp theo của mẹ, chị Phạm Thị Thanh Thủy, con gái út bà Mai, cho biết chị vẫn để mẹ sống chung với vợ chồng và mấy đứa con của chị như trước. "Tuy nhiên, cả nhà sẽ ý đến mẹ kỹ hơn, không để mẹ đi ra sàn nước nữa"- chị Thủy bộc bạch.
Được biết, vợ chồng chị Thuỷ có mua bảo hiểm y tế cho mẹ. Tiền viện phí trừ phần bảo hiểm y tế lo, còn lại hai vợ chồng phải đóng hơn 1 triệu đồng. Cả hai đều là lao động phổ thông. Chị Thuỷ là thợ may tại nhà còn anh Trần Văn Tới, chồng chị, khi thì phụ hồ, lúc rảnh bơi xuồng dọc sông kiếm cá bán.
Theo Nhật Thanh
Người lao động
Bà lão trôi sông suốt 5 ngày vẫn sống sót kỳ diệu Ngày 12/11, bác sĩ Hồ Bích Thủy, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long cho biết, bà lão 63 tuổi trôi tự do trên sông suốt 5 ngày đã hồi phục sức khỏe và qua cơn nguy kịch. Trước đó khoảng 16h ngày 11/11, người dân ấp Phước Hanh B (Phước Hậu,...