Vì sao bà chủ quán “bún chửi” nức tiếng Hà thành hay chửi khách?
Với câu hỏi: “Tại sao bà ấy hay quát mắng thế”, cô con dâu của bà Thảo, chủ quán “bún mắng” nức tiếng Hà Thành chỉ giải thích ngắn gọn: Từ khi sinh ra tính bà đã như thế!.
Chúng tôi tìm đến quán bún chửi của bà Thảo (trong chợ Ngô Sĩ Liên, Hà Nội) có lẽ do tò mò về tin đồn một bà chủ hay chửi khách nhiều hơn là vì nghe danh tiếng về món bún dọc mùng ngon nức tiếng của bà. Chúng tôi muốn biết thực sự lý do vì sao mà một người phụ nữ làm ăn tay chân, dân lao động như bà lại có thể “xổ” ra những lời khiếm nhã đối với những khách hàng, “thượng đế” đang bỏ tiền ra mua dịch vụ của mình.
Trước khi đi, chị bạn tôi đã dặn đi dặn lại: “Bà này nổi tiếng chua ngoa. Mắng té tát vào mặt, nhiều khi nói nhục lắm đấy” – tôi chỉ ậm ừ, bởi lẽ tôi nghĩ chắc bà cũng được xếp vào tốp những người “hơi khó tính” chút thôi, chứ “mình có làm gì đâu mà bà ấy chửi”.
Chỉ là quán bún dọc mùng với chân giò, lưỡi lợn nhưng theo phản ánh của nhiều thực khách, nếu ai đó cao hứng hỏi han hay thắc mắc gì lập tức sẽ bị “ăn chửi” của bà chủ quán.
Qua đoạn đường rẽ vào Trần Quý Cáp, tới đầu chợ Ngô Sĩ Liên, tôi dừng xe, hỏi thăm đường ở mấy cô hàng hoa quả đứng bên lề. Vừa nhắc tới tên bà Thảo, một người phụ nữ đứng bên cạnh đã lớn tiếng hỏi: “Lại ăn bún chửi à?” – Xem ra bà Thảo cũng khá nổi tiếng về ngoa ngoắt trong cái khu chợ nhỏ, ngóc ngách này.
Tôi và đứa bạn vào quán lúc hơn 11h, khi ấy quán vẫn còn vắng, mới chỉ có 2-3 bàn ngồi ăn. Bà Thảo ngồi khuất sau ngổn ngang những chồng bát đĩa, chỉ để lộ ra nửa người. Khuôn mặt bà lúc nào cũng cau có, dường như chỉ chực để lên tiếng gắt gỏng.
Video đang HOT
Vì là lần đầu tiên vào quán, tôi không biết quán có những món bún gì. Nhìn thấy khách vào, chị giúp việc trong quán nhanh nhảu hỏi: “Chị ăn bún gì?” Nhưng chưa dứt câu, bà Thảo đã quay ra lớn tiếng quát: Không thấy họ lần đầu tới đây, vừa hỏi thăm nhà đấy à?
Chị người làm rón rén một tiếng “dạ” rồi khẽ khàng giới thiệu các loại bún. Tôi cứ tưởng bà chỉ “khó tính” với khách ăn, ai dè bà cũng không ngần ngại quát, mắng cả nhân viên phục vụ.
Tới gần giờ trưa lần lượt khách kéo tới ngày một đông. Chị phụ nữ mang bầu ngồi cạnh bàn tôi thủ thỉ: “Hôm nay chưa thấy bà quát”, anh chàng ngồi bên đáp lại một cách hóm hỉnh: “Chắc hôm nay mát trời”. Hỏi chị tại sao biết bà chủ quán hay chửi mà vẫn cứ tới, chị nói: Bà ấy chửi nhưng mình có nghe đâu. Đôi khi bà ấy chửi bâng quơ, quát mắng ở đâu đâu ấy mà!
Không ít khách tới đây như một thói quen, thậm chí ngày nào cũng ra ăn, sẵn sàng bỏ thêm 5.000 đồng tiền gửi xe, đội thêm chi phí cho một bát bún lên tới 40.000 đồng/bát.
Cô chủ quán nước đối diện quán “bún chửi” của bà Thảo kiêm luôn khâu trông giữ xe tại đây cho biết: Mùa này còn vắng, mỗi ngày chỉ khoảng 20 cái xe, tới mùa đông đông lắm, lên tới 50 – 60 cái xe. Tuy vậy, khi nói về “phong cách” phục vụ của bà Thảo, cô chủ quán nước cũng thừa nhận lối tiếp khách “kỳ quặc” của bà này.
“Dần dần rồi khách cũng bỏ đi hết, bán mà cong cớn như muốn đuổi khách đi, ai mà muốn vào chứ!” – cô nói.
Tới gần trưa, lượng khách tới quán bún của bà Thảo khá đông, mặc dù, theo ghi nhận của những người dân xung quanh đây, số người tới ăn đã thưa thớt hơn trước do lối “vung miệng” quá đà của bà chủ quán.
Khi chúng tôi quay ra để trả tiền thanh toán, định bụng hỏi han bà mấy câu nhưng giọng chanh chua, bà gằn giọng: “Phỏng vấn gì? Ra phường”. Quay sang hỏi cô con dâu đang ngồi ngay cạnh bà. “Tại sao bà hay quát mắng thế?”, câu trả lời của cô con dâu khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên: “Từ khi sinh ra tính bà đã thế!”.
Có lần, người đàn bà nổi tiếng này cũng đã từng chia sẻ: Bà không muốn chửi khách đâu nhưng chẳng hiểu sao bà không kiềm được miệng.
Xem ra ý định lắng nghe những tâm sự của những người bún mắng, cháo chửi của chúng tôi coi như thất bại! Đến giờ ngay cả người con dâu của bà cũng “đổ tội” bởi bản tính, trời sinh thì chúng tôi thực sự cũng không thể lý giải nổi: tại sao bà lại như thế!
Theo GDVN
"Nét đẹp văn hóa của người Hà Nội giờ chỉ còn trong phim ảnh?"
"Hà Nội hiện tại cái đẹp không thiếu, như nhà đẹp, xe đẹp, con gái đẹp... nhưng có lẽ nét đẹp người Hà Thành thì giờ chỉ còn trong phim ảnh, "viện bảo tàng" và trong ký ức mà thôi...", độc giả Nguyễn Danh Lâm chia sẻ.
Xung quanh câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng của nhân viên, chủ nhiều nhà hàng, cửa hàng đối với khách hàng trong thời gian nói riêng và sự xuống cấp của văn hóa ứng xử nơi cộng cộng nói chung, tòa soạn báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của độc giả.
Một trong số ý kiến đó là của độc giả Nguyễn Danh Lâm. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ nội dung bài viết này. Mời độc giả cùng theo dõi:
Tôi đã theo dõi rất kỹ những ý kiến khác nhau của dư luận xã hội xung quanh câu chuyện về văn hóa ứng xử, phục vụ của người Hà Nội với khách hàng được lưu thành danh xấu "bún mắng, cháo chửi, đốt vía..."
Bản thân tôi cũng đã không ít lần phải chứng kiến những cảnh chủ hàng, nhân viên bán hàng có thái độ, cư xử bất lịch sự, chửi bới, thậm chí là có hành vi côn đồ đối với chính khách hàng đã bỏ tiền ra để mua hàng, mua dịch vụ của mình...
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Quả thực, đây là một thực tế rất đáng buồn, cho thấy sự xuống cấp đã đến mức báo động về văn hóa ứng xử của một bộ phận người Hà Nội mới hiện nay.
Cũng từ thực tế nhiều năm sinh sống ở mảnh đất thủ đô này, cá nhân tôi cũng phải thẳng thắn nói lên một ý kiến rằng, Hà Nội đã thay đổi quá nhiều, sự xuất hiện của nhiều cái mới, hiện đại nhưng đi kèm với đó, trong cái ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống nơi tập trung nhiều mối giao lưu, sự xâm nhập của cái xấu đã làm cho những nét đẹp trong con người Hà thành bị phôi phai dần đi.
Bản thân tôi cũng cho rằng, với một vài người Hà Nội nào đó còn đang mơ hồ, ôm trong lòng những kỷ niệm về nét đẹp văn hóa của người Hà thành rồi đổ lỗi lung tung cho sự xuống cấp về văn hóa ứng xử theo kiểu "bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm..." thì nên xem lại.
Tại sao vậy ư? Bởi lẽ, chúng ta nhắc nhiều đến người Hà Nội gốc nhưng thực tế số lượng này có nhiều không thì chắc chắn ai cũng nói được ngay là không nhiều. Trong khi Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước. Muốn phát triển, phát huy vai trò này được mà chỉ người Hà Nội gốc liệu có làm được?
Xin được nói thêm rằng, tôi không dám khẳng định nhưng nếu các bạn để ý sẽ thấy, không ít người thành đạt hiện đang sống ở Hà Nội đâu phải tất cả đều là người Hà Nội gốc.
Một câu hỏi mà tôi cũng như không ít người chưa thực sự rõ ràng là người như thế nào thì được coi là người Hà Nội gốc hay nói cách khác, phải định cư ở đây bao nhiêu năm thì mới được coi là người Hà Nội gốc?
Không ít ý kiến cho rằng, văn hóa ứng xử ở Hà Nội hiện nay đang xuống cấp như vậy là do những người ngoại tỉnh trong quá trình di cư, mang đến, làm ảnh hưởng... Nhưng thực tế, thời tôi còn đi học, tôi thấy rất nhiều người ngoại tỉnh ở Hà Nội nhưng họ vẫn có những nét thanh lịch, ứng xử văn hóa, thân thiện chẳng khác gì những người Hà Nội vẫn tự cho là gốc cả.
Người nhập cư tất cả đều là nông dân, dân quê nhưng nếu nói dân quê chỉ đặc những nét xấu thì hoàn toàn sai. Họ vẫn có những nét chất phác, thật thà... mà chưa chắc những người tự cho là gốc đã có.
Chúng ta cũng hãy thử nhìn xem, những sinh viên lên Hà Nội học hầu hết là con của "nông dân, dân quê", họ có xấu không? Tôi thấy chỉ một bộ phận sinh viên đến nhà hàng, ăn chơi đua đòi thì mới hư hỏng còn sinh viên ở nhà thì họ vẫn là những con ngoan, trò giỏi...
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Tôi cũng đã được đi nhiều nơi, ngay trong nước ta như ở Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh... là những địa phương cũng có tình trạng dân từ các nơi khác kéo về làm ăn, sinh sống rất đông đúc, thậm chí còn hơn cả Hà Nội và không ít trong đó là những người nông dân từ miền Bắc vào.
Nhưng thực tế là họ lại không có những kiểu văn hóa ứng xử tục tĩu, thô lỗ "bún mắng, cháo chửi" như ở Hà Nội. Họ dù nói tiếng miền Trung, miền Nam, miền Bắc thì đều có thái độ cư xử rất văn hóa, thân thiện, lịch sự.
Người nhập cư tại sao lại phá hỏng văn hóa Hà Nội mà không phá hỏng văn hóa của Đà Nẵng, Sài Gòn... đó là điều cần phải đặt ra.
Cũng có một thực tế cũng cần phải nói đến, đó là, không ít người Hà Nội gốc có nhà, có đất rộng, họ cho thuê lại với giá cao, rồi được đến bù giải tỏa với giá rất cao...
Ỷ thế gia đình có tiền nhiều, một bộ phận con cái của họ không làm gì, học hành kém, suốt ngày chỉ ngồi các quán nước vỉa hè hay ăn chơi, đua đòi, giao du với những đối tượng xấu nên chính đây cũng là nguồn cội sinh ra văn hóa chém, chửi thô lỗ, vô văn hóa...
Hà Nội giờ đây như chúng ta đã thay đổi rất nhiều, sự xuất hiện của rất nhiều thứ đẹp, nào là nhà đẹp, xe đẹp, con gái đẹp... nhưng nét văn hóa đẹp của người Hà thành thì từ thực tế, bản thân tôi dám nói rằng nó đang phai dần đi.
Nói cách khác, giờ đây giữa sự xô bồ, bon chen, theo đuổi vật chất quá nhiều của cuộc sống, sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình và thiếu đi sự tự ý thức trong chính bản thân... đã đẩy những nét đẹp văn hóa của con người Hà thành giờ đây chỉ còn trong những bộ phim được trình chiếu trên tivi, màn ảnh rộng; trong ký ức của một số người và những viện bảo tàng mà thôi...
Theo GDVN
"Một lần ra Hà Nội, chị gái tôi đã bị một 'cú sốc văn hóa' quá nặng" "Từ Đà Nẵng trở ra thủ đô hoa lệ với bao mơ mộng và tưởng tượng, nhưng có lần chị gái tôi đã phát khóc lên vì những lời chửi bới, mạt sát của một chủ cửa hàng ở chợ Hôm chỉ vì cái tội hỏi và mặc cả nhưng không mua một chiếc túi hàng nhái bị hét giá trên trời...", độc...