Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?
Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền.
Tờ The Guardian ngày 8.11 dẫn lời giới chức Ukraine cho rằng mối quan hệ giữa nước này với Anh xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên nắm quyền vào tháng 7, đồng thời bày tỏ bức xúc về việc Anh chưa đồng ý gửi thêm tên lửa tầm xa.
Thủ tướng Anh Keir Starmer chưa thăm Ukraine 4 tháng sau khi nhậm chức và Kyiv cho rằng một chuyến thăm cũng không đáng, trừ khi ông Starmer cam kết gửi thêm tên lửa tầm xa Storm Shadow.
Nga, Ukraine nói gì về tương lai cuộc xung đột?
“Việc ông ấy đến đây với tư cách là một du khách là vô nghĩa”, một nhân vật cấp cao trong chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu, vào thời điểm Ukraine đang vô cùng lo ngại về tác động mà chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ gây ra cho nỗ lực của nước này trong việc đối phó Nga.
Ukraine ngày càng không hài lòng với Anh, khi quân đội Nga tiến vào miền đông với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2022. Các chỉ huy Ukraine cho biết họ bị áp đảo về hỏa lực.
Ukraine đang mong Anh gửi tên lửa Storm Shadow giữa lúc Nga liên tiếp tiến triển trên chiến trường. ẢNH: REUTERS
“Điều đó không xảy ra. Ông Starmer đã không cung cấp cho chúng ta vũ khí tầm xa. Tình hình không giống như khi ông Rishi Sunak làm thủ tướng. Mối quan hệ đã trở nên tồi tệ hơn”, vị quan chức trên nhận định.
Ông Sunak đã đến thăm Kyiv vào tháng 11.2022, trong vòng một tháng sau khi trở thành thủ tướng Anh. Ông Boris Johnson, người tiề.n nhiệm của ông, đã có mối quan hệ thân thiết với ông Zelensky và được Ukraine coi là bên hỗ trợ quan trọng ngay sau khi Nga đưa quân sang.
Tên lửa hành trình Storm Shadow được phát triển thông qua sự hợp tác giữa Anh và Pháp. Tên lửa này được phóng từ trên không với tầm bắ.n khoảng 250km và được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất của Ukraine trong cuộc chiến.
Thủ tướng Starmer đã gặp Tổng thống Zelensky hôm 7.11 bên lề một hội nghị chính trị ở Hungary, đồng thời khẳng định sự ủng hộ “không lay chuyển” của London đối với Kyiv.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine sau đó kêu gọi trên mạng xã hội khi đăng ảnh 2 người kèm dòng chữ “một yếu tố quan trọng của kế hoạch chiến thắng là cung cấp cho Ukraine vũ khí tầm xa và cấp phép sử dụng chúng chống lại các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga”.
Các nguồn tin ở Kyiv cho hay cuộc họp ở Hungary “không có tiến triển nào” về vấn đề tên lửa.
Sau biển Đen, UAV Ukraine bay sang biển Caspi đán.h tàu chiến Nga
Chính phủ Anh khẳng định sự ủng hộ “sắt đá” đối với Ukaine và Thủ tướng Starmer đã nói rõ rằng chính phủ của ông sẽ đứng về phía Ukraine cho đến khi nào cần thiết.
“Một trong những quyết định đầu tiên của thủ tướng khi nhậm chức là cam kết chi 3 tỉ bảng Anh để hỗ trợ cho Ukraine hằng năm. Kể từ đó, thủ tướng đã gặp Tổng thống Zelensky 6 lần, bao gồm cả việc tiếp đón ông tại Số 10 phố Downing 2 lần và gặp ông tại cuộc họp cộng đồng chính trị châu Âu ở Hungary”, theo một phát ngôn viên chính phủ Anh.
Anh là nhà tài trợ thiết bị quân sự lớn thứ 3 sau Mỹ và Đức. Tổng số tiề.n mà Anh cam kết từ năm 2022 là 12,8 tỉ bảng Anh, trong đó có 5 tỉ bảng hỗ trợ tài chính, nhân đạo và 7,8 tỉ bảng viện trợ quân sự.
Tác động với Nga khi phương Tây nới lỏng hạn chế tấ.n côn.g tầm xa cho Ukraine
Việc các đồng minh phương Tây dỡ bỏ hạn chế về việc sử dụng tên lửa tầm xa để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga không chỉ giúp Ukraine tấ.n côn.g các căn cứ quân sự quan trọng của Moskva mà còn có thể buộc Moskva phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ và kéo dài các tuyến tiếp tế.
Tên lửa được phóng thử từ Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Kiev Independent (Ukraine) ngày 15/9, trong những tuần gần đây, Ukraine ngày càng hy vọng rằng các đồng minh phương Tây cuối cùng sẽ cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa được họ viện trợ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga. Việc này không chỉ giúp Ukraine tấ.n côn.g các căn cứ quân sự của Nga mà còn có thể buộc Moskva phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ và kéo dài các tuyến tiếp tế.
Từ khi xung đột nổ ra, Nga đã có lợi thế về vị trí địa lý khi thực hiện các cuộc tấ.n côn.g từ bên trong lãnh thổ nước mình mà không bị đáp trả tương xứng. Trong khi đó, Ukraine bị giới hạn về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấ.n côn.g vào sâu trong lãnh thổ Nga, chủ yếu vì lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng giữa các cường quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đang diễn ra. Vương quốc Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấ.n côn.g Nga. Tờ Politico của Mỹ cũng đưa tin rằng Nhà Trắng đang thảo luận về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấ.n côn.g các mục tiêu cụ thể. Dù quyết định chính thức vẫn chưa được công bố, cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vài ngày tới có thể sẽ đán.h dấu bước ngoặt quan trọng.
Vũ khí tầm xa mà Ukraine mong muốn bao gồm tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, có tầm bắ.n lên đến 300 km. Với loại vũ khí này, Ukraine có thể tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, đặt các căn cứ quân sự, sân bay, kho đạn dược và nơi tập trung quân của Nga vào nguy cơ bị tấ.n côn.g. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ đã chỉ ra rằng có ít nhất 245 địa điểm quân sự và bán quân sự của Nga nằm trong tầm bắ.n của ATACMS.
Các mục tiêu quan trọng đó bao gồm các căn cứ không quân lớn như Lipetsk, Shatalovo, Millerovo và Yeysk, nơi từng bị Ukraine tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái (UAV) trước đây.
Các trung tâm chỉ huy và hậu cần tại Rostov-on-Don, nơi đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tấ.n côn.g của Nga, cũng có thể trở thành mục tiêu tiềm năng.
Ngoài các mục tiêu quân sự, việc tấ.n côn.g vào các trung tâm dân số lớn của Nga như Rostov-on-Don, Voronezh và Krasnodar cũng có thể gây ra sự hỗn loạn và gián đoạn, buộc Nga phải điều chỉnh chiến lược và di dời các mục tiêu quan trọng xa hơn khỏi tầm bắ.n của Ukraine. Đây sẽ là bước đi chiến lược nhằm kéo dài các tuyến tiếp tế của Nga và giảm khả năng tiến hành các cuộc tấ.n côn.g quy mô lớn.
Mặc dù việc dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa sẽ có những điều kiện nhất định, như chỉ tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự nhằm đảm bảo mục đích phòng thủ, việc này vẫn mang lại một lợi thế lớn cho Ukraine. Từ mùa Hè năm 2022, Ukraine đã tận dụng hiệu quả hệ thống tên lửa HIMARS, giúp tăng cường khả năng tấ.n côn.g chính xác vào các lực lượng Nga gần biên giới.
Việc bổ sung tên lửa ATACMS và Storm Shadow vào kho vũ khí của Ukraine không chỉ mở rộng tầm bắ.n mà còn tăng khả năng tấ.n côn.g các mục tiêu chiến lược sâu trong lãnh thổ đối phương. Đặc biệt, những vũ khí này sẽ giúp Ukraine có cơ hội nhắm vào các sân bay và căn cứ quân sự, từ đó làm gián đoạn các cuộc tấ.n côn.g tên lửa của Nga vào các thành phố của Ukraine.
Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức mà Ukraine phải đối mặt. Nga đã dự đoán trước khả năng này và đã di chuyển phần lớn các máy bay quân sự ra khỏi tầm bắ.n của ATACMS. Điều này khiến việc tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự trở nên khó khăn hơn, nhưng ít nhất cũng làm giảm hiệu quả hoạt động không quân của Nga.
Việc sử dụng các vũ khí tầm xa cũng cần phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả tối đa. Theo Matthew Savill, Giám đốc khoa học quân sự tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (RUSI) có trụ sở tại Anh, những vũ khí như Storm Shadow có thể rất hiệu quả khi nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng, như các boongke hoặc kho đạn dược được bảo vệ chặt chẽ. Nhưng việc tấ.n côn.g sân bay hoặc máy bay trên đường băng có thể không đạt được kết quả cao như mong đợi.
Dù có một số hạn chế, việc dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa vẫn được coi là một bước tiến lớn đối với Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Điều này không chỉ giúp bảo vệ các thành phố của Ukraine khỏi các cuộc tấ.n côn.g tên lửa liên tục mà còn tạo ra áp lực lớn đối với Nga trong việc duy trì các tuyến tiếp tế và bảo vệ các căn cứ quân sự quan trọng.
Tổng thư ký NATO: Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấ.n côn.g lãnh thổ Nga Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố Anh chưa từng áp đặt hạn chế đối quân đội Ukraine về việc sử dụng tên lửa Storm Shadow, điều này có nghĩa Kiev có thể tự do sử dụng vũ khí này để tấ.n côn.g các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Tổng Thư ký...