Vì sao ăn dê bổ… “chuyện ấy”?
Phủ tạng, “súng ống” của động vật có nhiều bổ dưỡng, tuy nhiên, không phải ai dùng cũng tốt.
Ảnh minh họa
“Ăn gì bổ nấy” có từ đâu?
Theo y học cổ truyền, thức ăn gồm tứ khí: ấm, nóng, mát, lạnh và ngũ vị (chua, cay, đắng, mặn, ngọt). Cũng giống như thuốc, thức ăn có tác dụng điều tiết chức năng tạng phủ, khí huyết, nhưng khác thuốc là chứa ít độc tính hơn. Từ lâu, món ăn có công dụng phòng và trị bệnh, nên người ta gọi là món ăn bài thuốc.
Vì sao có quan niệm “ăn gì bổ nấy”? Theo lương y Vũ Quốc Trung: “Sở dĩ có quan niệm “dĩ tạng bổ tạng” – ăn tạng bổ tạng là vì, người ta dựa trên nguyên lý “đồng tương cầu”. Con người là “tiểu vũ trụ”, do vậy khi ăn các tạng phủ hay bộ phận sinh dục của động vật thì ở một mức độ nào đó, cơ thể con người sẽ hấp thu chất dinh dưỡng từ các bộ phận tương ứng của con vật rồi chuyển hóa thành của mình.
Bên cạnh đó, dân gian cũng đúc kết những kinh nghiệm qua việc dùng một số món ăn trị bệnh, bổ dưỡng thấy có hiệu quả, và truyền lại cho nhau. Thực tế thì trong tinh hoàn động vật có chứa chất nội tiết liên quan đến chuyện ham muốn và khả năng tình dục…”.
Trong số những động vật, dê là loài được xem rất khỏe trong chuyện “chăn gối”, nên được chú ý rất nhiều. Do mỗi buổi sáng chú dê đực thường đứng ngay cửa chuồng, đợi “chị em” dê cái đi ngang thì… “yêu”, cứ thế, một chú dê đực “yêu” cả đàn dê cái mà vẫn khỏe ru, nên khiến người ta tò mò, theo dõi xem dê ăn gì mà “chuyện đó” dữ vậy?
Thế rồi từ xa xưa, người ta đã đặt tên cho một loại lá cây mà dê thường ăn là “dâm dương hoắc”, loại lá này được dùng làm vị thuốc trong các bài thuốc chữa “trục trặc” trong chuyện “tế nhị” từ xưa đến nay.
Video đang HOT
Những quan niệm sai
Tuy nhiên, các nhà chuyên môn lưu ý, không phải lúc nào dùng các tạng phủ, “súng ống” của động vật cũng đều tốt. Có người cho rằng, ăn óc bổ óc nên khi bị đau đầu thì ăn óc heo, hoặc cho trẻ ăn óc để thông minh.
Theo lương y Quốc Trung, như thế là không đúng, vì trong óc heo có hàm lượng cholesterol rất cao (ăn 100g óc heo lượng cholesterol cao gấp 8 lần nhu cầu hằng ngày, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 – 300 mg cholesterol/ngày), do vậy, với những người đau đầu do tăng huyết áp thì rất nguy hiểm.
Một số quan niệm ăn thận bổ thận cũng hoàn toàn không đúng trong trường hợp người bị suy thận – những người này cần giảm lượng đạm, đặc biệt người mắc thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hóa lipid, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận sẽ càng làm bệnh nặng thêm.
Quan niệm ăn tim bổ tim cũng vậy, với người có bệnh tim mạch (như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…) nếu ăn nhiều tim, cật sẽ khiến lượng cholesterol máu tăng cao, không tốt.
Lương y Huỳnh Văn Quang cũng cho rằng: “Với những món ăn bổ dưỡng cần biết chúng có tác dụng bổ dương hay bổ âm, từ đó mới ăn đúng món để có tác dụng cho từng người. Chẳng hạn với người thể hàn (lạnh) thì dùng món bổ dương. Còn ngược lại người thể nhiệt (nóng) thì ăn những món bổ âm.
Phủ tạng động vật đều chứa nhiều cholesterol, nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, người tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân, béo phì. Với người cao tuổi, nên ăn hạn chế, còn người mắc các bệnh kể trên không nên ăn các loại phủ tạng này”.
Theo Thanh Niên
6 loại thuốc làm giảm sức yêu của phái mạnh
Thuốc như con dao hai lưỡi, ngoài tác dụng điều trị bệnh, còn có tác dụng phụ. Một số thuốc còn làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, có một số thuốc gây nên tình trạng khó cương cứng của "cậu nhỏ".
Theo các nghiên cứu thì có hơn 100 loại thuốc có liên quan tới các rối loạn chức năng tình dục. 25% các trường hợp rối loạn chức năng cương ở nam giới có nguyên nhân do thuốc.
Thuốc chống trầm cảm
Mặc dù bản thân bệnh trầm cảm cũng có thể gây ra mất hứng thú và ham muốn tình dục, nhưng thuốc chống trầm cảm cũng được chứng minh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy giảm khả năng tình dục ở các bệnh nhân trầm cảm.
Bệnh nhân khi sử dụng nhóm thuốc này sẽ gây suy giảm khả năng tình dục, gây ra chứng cương dương vật kéo hoặc có thể gây bất lực trong một số trường hợp.
Thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị trầm cảm. Bệnh nhân trầm cảm cần uống thuốc liên tục trong thời gian dài (ít nhất là 1 năm). Có người phải uống thuốc suốt đời. Bệnh nhân nam gặp tình trạng khó cương dương vật, giảm ham muốn, khó xuất tinh. Các bệnh nhân nữ mất hết ham muốn, giảm khả năng bôi trơn âm đạo gây đau, rát và khó khăn trong quan hệ tình dục.
Thuốc an thần
25% bệnh nhân sử dụng thuốc an thần có tác dụng phụ phổ biến đó là giảm hưng phấn và ham muốn. Ngoài ra, một số loại thuốc an thần còn được ghi nhận có thể gây rối loạn khả năng cương và xuất tinh. Chứng cương dương vật kéo dài cũng được ghi nhận với hầu hết các thuốc an thần.
Thuốc hạ huyết áp
Hầu hết các nhóm thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp đều có thể gây bất lực ở các mức độ khác nhau do có tác dụng trực tiếp trên hệ thống mạch máu và làm giảm áp lực máu tại cơ quan sinh dục. Các biểu hiện có thể gặp là bất lực, rối loạn khả năng phóng tinh và giảm hưng phấn.
Các tác nhân hủy giao cảm trung tâm như a-methyldopa, clonidine và guanfacin gây suy giảm khả năng tình dục ở khoảng 20 - 80% số người sử dụng.Các biểu hiện thường gặp, nhất là giảm ham muốn tình dục và rối loạn chức năng phóng tinh, riêng propranolol còn gây ra chứng cương dương vào buổi sáng.
Thuốc tim mạch
1/3 số nam giới dùng thuốc tim mạch có thể bị rối loạn chức năng cương và hội chứng vú to. Một loại thuốc chống loạn nhịp tim cũng được ghi nhận có thể gây rối loạn chức năng cương.
Ngoài các thuốc trên, các nhóm thuốc hạ mỡ máu statin and fibrate đều được chứng minh có thể gây giảm khả năng cương cũng như ham muốn tình dục ở nam giới.
Thuốc tiêu hóa
Hầu hết các loại thuốc tiêu hóa đều được ghi nhận có thể gây ra bất lực và biểu hiện đau khi xuất tinh. Một vài loại thuốc chống nôn cũng có thể gây giảm hứng thú tình dục và rối loạn chức năng cương ở nam giới do làm tăng nồng độprolactin trong máu. Bên cạnh đó, hầu hết các thuốc chống co giật đều dẫn đến các rối loạn chức năng tình dục.
Thuốc chống ung thư
Các loại thuốc chống ung thư có chức năng duy nhất là loại bỏ và ngăn tế bào ung thư phát triển, tuy nhiên những loại thuốc này cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa, gan, thận và cả các cơ quan sinh dục.
Theo VnMedia
"Trung tâm khoái cảm" và điểm G Điểm G - có thật, nhưng bí ẩn như một huyền thoại. Nếu như cánh đàn ông ba hoa về biểu tượng giới tính của họ bằng những ngôn từ khá "manh động" thì chị em phụ nữ lại rất e thẹn khi nhắc đến "vùng kín" bí ẩn của mình. Và quả thực, nó "kín" tới mức mà ngay cả bản thân...