Vì sao Amazon không đóng thuế liên bang Mỹ dù lời hàng tỉ USD?
Amazon không đóng bất kỳ đồng thuế nào cho chính phủ Mỹ trong hai năm qua. Hãng còn nhận được hàng trăm triệu USD tín dụng thuế liên bang trong năm 2017, 2018.
Ảnh: Reuters
Theo CNN, hãng thương mại điện tử Amazon là doanh nghiệp giá trị thứ ba thế giới, đạt doanh thu kỷ lục 10 tỉ USD năm ngoái. Dù vậy, những người chỉ trích vấn đề không đóng thuế liên bang của Amazon không cáo buộc hãng này làm sai điều gì. “Đây là tránh thuế, không phải trốn thuế. Không có dấu hiệu của bất cứ hành vi sai phạm nào, ngoại trừ về phía Quốc hội”, Matthew Gardner, thành viên thuộc Viện Chính sách Thuế và Kinh tế Mỹ, cho hay.
Luật thuế Mỹ cho phép các doanh nghiệp thua lỗ giảm phần lợi nhuận phải chịu thuế trong tương lai. Amazon có “núi lỗ” tỉ USD trong lịch sử hai thập niên hoạt động. Hãng lỗ 3 tỉ USD trong tám năm đầu hậu chào sàn chứng khoán. Năm 2003, hãng dao động giữa lỗ và lời. Gần đây nhất, hãng lỗ 241 triệu USD năm 2014.
Tổng lợi nhuận của Amazon dễ dàng vượt mức lỗ, và vượt gấp nhiều lần. Dù vậy, một phần lợi nhuận này lại đến từ hoạt động buôn bán bên ngoài Mỹ, nơi mà Amazon hoặc đóng thuế ít hơn, hoặc không chịu thuế Mỹ. Các khoản lợi nhuận khác thì được kéo xuống vì Amazon đầu tư vào không ít thiết bị như máy tính, robot tại nhiều trung tâm xử lý đơn hàng.
Năm ngoái, Amazon hưởng lợi từ khoản tín dụng thuế dành cho việc mua thiết bị tăng lên. Đây là một phần của luật thuế doanh nghiệp được chính quyền Mỹ thông qua vào cuối năm 2017. Công ty cũng được hưởng tín dụng thuế nghiên cứu và phát triển. Hóa đơn thuế liên bang của Amazon đạt mức tín dụng ròng 129 triệu USD năm 2018, và 137 triệu USD năm 2017. Trong báo cáo tài chính gần đây nhất, Amazon cho hay hãng vẫn còn 1,4 tỉ USD tín dụng thuế liên bang sẵn sàng để bù đắp vào các hóa đơn thuế trong tương lai.
Video đang HOT
Ở Mỹ, nhiều doanh nghiệp nộp ít hoặc không nộp thuế liên bang. Đơn cử, General Motors trả rất ít tiền thuế liên bang từ khi đứng lên lại sau đợt phá sản năm 2009, bất chấp công bố lợi nhuận kỷ lục trong vài năm. General Motors dự kiến không phải trả bất kỳ khoản thuế liên bang đáng kể nào trong vài năm tới.
Ngược lại, Amazon đóng 1,1 tỉ USD tiền thuế liên bang năm 2016. Công ty cũng đóng cả thuế không liên bang. Hai năm qua, hãng đóng 533 triệu USD tiền thuế cho tiểu bang và 1,3 tỉ USD tiền thuế quốc tế. Một số người ủng hộ luật thuế liên bang cho rằng các khoản tín dụng thuế cung cấp cho các khoản lỗ trong quá khứ, cung cấp cho việc mua thiết bị, nghiên cứu và đầu tư phát triển cho phép giới doanh nghiệp tiếp tục đi lên.
“Amazon là doanh nghiệp đầy quyền lực và hãng đạt được điều này nhờ đầu tư rộng rãi. Hầu hết các chính sách ở Mỹ đều có phạm vi ngắn. Đây là chính sách thưởng cho tiềm năng dài hạn và việc chấp nhận rủi ro. Vì thế, Amazon cuối cùng sẽ đem lại lợi ích cho người đóng thuế”, Mark Zandi, nhà kinh tế tại Moody’s Analytics, nhận định. Một số chuyên gia khác cho rằng Amazon khó lòng tạo ra thêm việc làm nếu bị buộc phải đóng thuế như những thực thể khác.
Amazon từ chối bình luận về chuyện thuế liên bang. Mới đây, hãng tuyên bố bỏ kế hoạch tạo 25.000 việc làm ở New York vì phản ứng từ giới chính trị trước khoản ưu đãi thuế 1,5 tỉ USD mà chính quyền thành phố cùng tiểu bang cung cấp
Theo thanhnien.vn
Chứng khoán Mỹ khởi đầu tháng 2/2019 đầy lạc quan
Báo cáo mới công bố cho thấy thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2019, tâm lý thị trường tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thông tin lợi nhuận bi quan từ Amazon.
Ảnh: Reuters
Thị trường chứng khoán khởi động phiên giao dịch của tháng 2/2018 với quá ít biến động thế nhưng cuối cùng vẫn tăng điểm được sau khi báo cáo mới công bố cho thấy thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2019, tâm lý thị trường tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thông tin lợi nhuận bi quan từ Amazon.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones kéo dài chuỗi thời gian tăng điểm sang tuần thứ 6 - chuỗi thời gian tăng dài nhất tính từ tháng 11/2017, khi đó chỉ số Dow Jones tăng đến 8 tuần liên tiếp.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 64,22 điểm tương đương 0,3% lên 25.063,89 điểm, chỉ số tăng được 1,3% trong tuần.
Chỉ số S&P 500 tăng 2,43 điểm tương đương 0,09% lên 2.706,53 điểm. Chỉ số tăng 1,6% trong tuần.
Chỉ số Nasdaq giảm 17,87 điểm tương đương 0,3% xuống 7.263,87 điểm. Chỉ số tăng 1,4% trong tuần.
Trong tháng 1/2019, kinh tế Mỹ có thêm 304 nghìn việc làm mới, cao hơn dự báo 172 nghìn theo kỳ vọng của giới chuyên gia. Cùng lúc đó, tăng trưởng việc làm trong tháng 12/2018 được điều chỉnh giảm 90.000.
Các số liệu mới nhất cho thấy dường như kinh tế Mỹ không chịu ảnh hưởng tiêu cực quá nhiều bởi việc chính phủ Mỹ đóng cửa, dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4% từ mức 3,9% của tháng trước đó, một phần nguyên nhân bởi phần lớn người lao động trong các cơ quan thuộc liên bang không nhận được lương trong suốt tháng 1/2019.
Mức lương trung bình theo giờ tăng 0,1%, thấp hơn dự báo 0,2%. Số liệu này nhiều khả năng sẽ củng cố cho quan điểm mềm mỏng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.
Mức tăng lương trong 12 tháng qua giảm xuống 3,2% từ mức 3,3% của 3 tháng trước đó - mức cao trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế Mỹ.
Nhiều số liệu khác cho thấy nền kinh tế vẫn đang tồn tại trên một cái nền vững chắc.
Chỉ số ISM của ngành sản xuất Mỹ tháng 1/2019 ở mức 56,6%, cao hơn dự báo 54,3% theo dự báo của các chuyên gia kinh tế Mỹ.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Chính phủ Mỹ đóng cửa có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp lên trên 4% Việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước này với việc hàng trăm nghìn việc làm đứng trước khả năng bị cắt giảm và tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên trên mức 4%. Toàn cảnh phiên họp Hạ viện Mỹ ở Washington DC ngày 3/1/2019. Ảnh: THX/TTXVN Các chuyên gia kinh tế...