Vì sao Amazon chỉ đóng thuế thu nhập 0 đồng?
Dù Amazon đang bị chỉ trích vì trong hai năm liền mức thuế liên bang mà công ty này đóng là 0 USD, nhưng họ vẫn muốn mọi người tin rằng họ là một công ty kiểu mẫu. Amazon thậm chí còn chia sẻ bài viết về chính họ!
Không mấy ngạc nhiên mà câu chuyện do chính Amazon kể chỉ có một nửa sự thật, còn lại là những thông tin mập mờ. Bài viết khoe mẽ rằng “Amazon có mức lương tối thiểu là 15 USD (một giờ)”, nhưng hoàn toàn không nhắc đến mức tăng lương, mức tiền thưởng, cổ phiếu hay thậm chí là số giờ làm cơ bản đối với một số nhân viên. “Chúng tôi đã đóng góp hơn 130 triệu USD để hỗ trợ nạn đói và người vô gia cư tại Seattle”, dù trước đó, ngay chính tại Seattle, công ty này đã phải chật vật xin miễn thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình chính vì lý do trên.
Nhưng tất nhiên, vấn đề cốt lõi là Amazon lẽ ra sẽ phải phải đóng bao nhiêu thuế. Trong những tháng gần đây, một số nhà lập pháp như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng đã lên tiếng chỉ trích Amazon. Phản ứng trên xuất phát từ mức thuế thu nhập 0 đồng mà công ty có lượng nhân viên lớn thứ hai nước Mỹ đóng góp.
“Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ luật thuế của liên bang cũng như quốc gia và khoản thuế tại Mỹ của chúng tôi phản ánh những khoản đầu tư liên tục của công ty, khoản tiền bồi thường cho nhân viên và các quy tắc thuế hiện hành khác”.
Amazon tuyên bố họ đã đóng ba khoản thuế lớn gồm: “1 tỷ USD thuế thu nhập liên bang, hơn 2,4 tỷ USD các khoản thuế liên bang khác, bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế hải quan, hơn 1, 6 tỷ USD thuế liên bang và địa phương gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, thuế thu nhập liên bang và tổng mức thuế”; và Amazon cho rằng họ “đã thu và đóng gần 9 tỷ USD tiền thuế tiêu thụ cho các bang và nhiều địa phương trên gắp nước Mỹ”.
Video đang HOT
Theo ông Matthew Gardner, nhân viên cấp cao tại Viện Thuế và Chính sách kinh tế, cho biết những con số này rất dễ gây nhầm lẫn.
“Đọc vào người ta sẽ thấy họ đề cập đến ba khoản thuế khác nhau. Và chúng ta thấy họ dùng từ “thu thuế” thay vì “trả thuế” vì có lý do cả. Con số lớn nhất được đề cập là 9 tỷ USD thuế tiêu thụ, về lý đây không phải là khoản thuế mà Amazon đóng cho chính quyền. Công ty thu thuế từ người mua hàng, chính họ mới là người trả thuế”. Có thể bạn chưa biết, năm 2017, cũng chính Amazon là công ty kịch liệt phản đối chi trả loại thuế này và hậu quả là họ mất lợi thế cạnh tranh của mình.
Với thuế tiêu thụ, Gardner cho rằng Amazon đang tìm cách ghi điểm bằng một danh sách thuế dài mà họ đã đóng trong năm 2019. “Cả thế giới đều biết rằng thuế thu nhập cá nhân được tính cho người lao động dưới hình thức trích từ tiền lương. Đây không phải là thuế dành cho doanh nghiệp. Tự khen chính bản thân họ vì đã thu thuế thu nhập cá nhân của người lao động giống như việc bạn tự khen mình vì đã nhớ đến việc hít thở vậy. Nó là điều hiển nhiên phải làm”.
Nhưng có lẽ khoản gây nhầm lẫn lớn nhất chính là Amazon cho rằng họ đã đóng 1 tỷ USD thuế thu nhập liên bang. Con số này bao gồm 162 triệu USD khoản thuế thực tế trong năm 2019 và với 914 triệu USD còn lại, công ty này dự kiến sẽ trì hoãn vô thời hạn. Theo luật định, thuế suất đối với các doanh nghiệp tại Mỹ là 21%; với 3,2 tỷ USD thu nhập trong năm vừa qua, con số 162 triệu mà Amazon đóng thuế liên bang chỉ ở mức 1,2%.
Chưa hết, năm ngoái, Amazon đã đắm mình trong khoản trợ cấp hơn 950 triệu USD của liên bang và các địa phương.
Con số 162 triệu USD tiền thuế trên mới chỉ tính trên những hóa đơn bán hàng thực tế và dựa vào sự trung thực của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế vẫn chưa có gì đảm bảo con số này cả. Và thậm chí vẫn có khả năng Amazon sẽ không chi trả bất cứ một đồng tiền thuế nào. “Đó là nhờ vào thứ được gọi là lợi ích thuế không chắc chắn”, Gardner giải thích. “Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) yêu cầu các doanh nghiệp như Amazon phải được đánh giá tất cả các khoản giảm thuế mà doanh nghiệp yêu cầu và sẽ ra những khoản thuế không được giảm”.
Với chiến lược của công ty, Amazon rất tích cực ra tòa để tiết kiệm tiền nhiều nhất có thể và năm 2019 con số tiền này có thể lên đến 700 triệu USD. Chính vì vậy, những thủ tục của SEC cũng chỉ để những nhà nghiên cứu như Gardner đưa ra các con số phỏng đoán dựa trên số liệu mà thôi. Gardner còn nhấn mạnh rằng “chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số thu nhập thực tế trên hóa đơn” của Amazon hay bất kỳ công ty đại chúng nào khác.
Theo VN Review
Cách Jeff Bezos lắng nghe ý kiến của nhân viên
Thời kỳ đầu, các nhân viên Amazon phải quỳ trên nền xi măng cứng để đóng hàng bằng tay, cho tới khi Bezos làm theo lời của một nhân viên.
Năm 1994, Jeff Bezos bỏ việc tại một quỹ đầu tư ở New York và chuyển đến ngoại ô Seattle. Ở đây, ông thuê một căn nhà và sáng lập Amazon. Một năm sau, họ ra mắt website Amazon và chỉ trong một tháng đã bán sách tới tay người mua trên toàn nước Mỹ.
"Những ngày đó (năm 1995), chúng tôi vẫn là một công ty rất nhỏ, nhưng tăng trưởng nhanh. Mọi người đều rất hào hứng", Bezos cho biết trong một diễn đàn về lãnh đạo năm 2018. Dĩ nhiên, công ty vẫn có rất nhiều dư địa để cải thiện hoạt động.
"Thời kỳ đầu, việc vận hành và logistics của chúng tôi không hiệu quả vì chỉ có 10 người", ông nhớ lại. Một trong những điểm nghẽn là cách họ đóng gói hàng hóa. Trong các tháng đầu, Bezos và các nhân viên quỳ trên nền xi măng cứng và đóng hàng bằng tay.
Ông chủ Amazon Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới. Ảnh: Reuters
Đến một ngày, một trong 10 nhân viên của họ nảy ra sáng kiến cải thiện việc này. "Khi đang gói hàng, tôi nói với một trong các kỹ sư phần mềm đứng cạnh mình: 'Cậu biết bọn mình nên làm gì không? Tôi nghĩ là phải mua đệm đầu gối để quỳ'. Và rồi anh ấy nhìn tôi như thể tôi là kẻ ngớ ngẩn nhất anh ấy từng gặp. Anh ấy nói: 'Jeff, chúng ta cần một cái bàn để gói hàng'".
Bezos cho biết đó là "ý tưởng tuyệt vời nhất" ông từng nghe. Và ngày hôm sau, Bezos mua ngay vài chiếc bàn đóng gói. Việc này đã "tăng gấp đôi năng suất làm việc cho Amazon".
Năm 1997, Amazon làm IPO. Số nhân viên của họ cũng tăng lên 614 người. Ngày nay, Amazon có khoảng 750.000 nhân viên chính thức và vốn hóa thị trường gần 950 tỷ USD.
Trong suốt quá trình lãnh đạo Amazon, Bezos đã nhiều lần lắng nghe ý kiến của nhân viên, dù đôi khi chúng có vẻ "rất đáng sợ". Trước khi Amazon Prime ra đời, Bezos và các nhân viên luôn nghĩ về một chương trình khách hàng thân thiết. "Sau đó, một kỹ sư phần mềm đã nói với chúng tôi ý tưởng về chương trình cho phép người mua nhận hàng miễn phí, nhanh chóng", ông nhớ lại.
"Nhóm tài chính đã ngay lập tức nghiên cứu ý tưởng này và lên mô hình. Kết quả là chúng tôi quyết định sẽ áp dụng giao hàng không giới hạn cho người mua", ông nói. Sau khi ra mắt dịch vụ, chi phí của Amazon tăng vọt, nhưng kết quả cuối cùng vẫn khả quan. "Mọi tầng lớp khách hàng đã đăng ký sử dụng, và họ thích dịch vụ này", Bezos cho biết.
Theo vnexpress
Có 7.000 con chó ở trụ sở Amazon tại Mỹ và đây là cách mà chúng sống sung sướng như ở thiên đường Văn phòng Amazon ở thành phố Seattle cho phép nhân viên của mình mang chó tới chỗ làm, mỗi người 2 con và dành hẳn vô số phúc lợi dành cho những con vật 4 chân này trong khuôn viên của mình. Trụ sở Amazon tại Seattle, thành phố nằm phía tây tiểu bang Washington, Mỹ rất đẹp. Có một quả cầu thủy...