Vì sao 37 công nhân của Công ty POYUN dương tính khi xét nghiệm lần 2?
Theo CDC Hải Dương có thêm 37 công nhân của Công ty POYUN có kết quả dương tính lần 2, trước đó xét nghiệm lần 1 âm tính.
Theo CDC Hải Dương, có thêm 37 công nhân của Công ty POYUN có kết quả dương tính lần 2, trước đó xét nghiệm lần 1 âm tính.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương cho biết đến chiều ngày 3/2, tỉnh này ghi nhận thêm 53 ca mắc Covid-19 tại TP Chí Linh. Trong đó, 37 trường hợp là công nhân của Công ty POYUN dương tính khi lấy mẫu xét nghiệm lần 2 (lần 1 âm tính).
Các trường hợp còn lại trong khu phong tỏa và công ty thuộc khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh, Hải Dương.
Vì sao bệnh nhân xét nghiệm Covid-19 nhiều lần âm tính nhưng sau đó lại dương tính, BSCKII Vũ Thị Thu Hương – Khoa khám bệnh, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho rằng xét nghiệm Real-Time PCR là xét nghiệm khẳng định một người có nhiễm Covid-19 hay không, mẫu bệnh phẩm được lấy từ vùng dịch hầu họng để tìm virus, độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Kĩ thuật này phát hiện AND (ARN) của mầm bệnh hiện diện trong bệnh phẩm nhờ vào phản ứng chuỗi enzyme polymerase khuếch đại lên cả triệu lần trong thời gian ngắn. Nguyên lý hoạt động là dùng enzyme trùng hợp polymerase để nhanh chóng tạo ra một lượng lớn các bản sao từ một đoạn AND (ARN) chọn lọc.
Kết quả của xét nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là vào diễn biến bệnh, tức mẫu bệnh phẩm lấy vào giai đoạn nào của bệnh. Chẳng hạn, thời gian lấy mẫu là khi mới nhiễm virus, xét nghiệm PCR vẫn cho là âm tính. Hoặc lấy bệnh phẩm vào giai đoạn sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, xét nghiệm PCR cũng cho âm tính…
Ảnh lấy mẫu xét nghiệm tại Hải Dương.
Còn PGS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, với những trường hợp đã xét nghiệm âm tính nhưng thuộc đối tượng phải cách ly tập trung hay cách ly tại nhà vẫn phải cách ly đủ 14 ngày. Virus SARS-CoV-2 biến chủng mới từ Anh có tốc độ lây lan rất nhanh.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo hiện các cơ quan chức năng một số nơi xét nghiệm tới tận F3, F4 nhưng nếu có kết quả kết quả âm tính vẫn cần cách ly 14 ngày sau khi tiếp xúc gần với người bệnh, người nghi nhiễm.
Đối với các trường hợp ở Chí Linh, Hải Dương đã được cách ly trong khu cách ly tập trung việc dương tính cũng không đáng lo ngại vì chúng ta đã khoanh vùng được. Việc tăng số ca mắc trong khu cách ly không đáng lo ngại bằng 1 ca trong cộng đồng.
Với thời gian ủ bệnh khoảng 2, 3 đến 10 ngày nếu tiếp xúc với virus thì virus sẽ ủ bệnh và nhân lên trong hầu họng khi đó lượng virus đậm đặc sẽ thải ra môi trường qua giọt bắn, chất tiết. Vì vậy chúng ta mới phải tổ chức cách ly 14 ngày và lấy xét nghiệm từ 2 đến 3 lần.
Hiện nay, điều lo lắng nhất của các bác sĩ truyền nhiễm đó là ngoài cộng đồng vẫn còn những trường hợp tiếp xúc mà không khai báo, không tự cách ly thì nguy cơ nhiễm và lây lan cho người khác là hoàn toàn có thể xảy ra.
Video đang HOT
Để tránh lây nhiễm trong cộng đồng, người dân cần tuân thủ nghiêm những biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tránh lây nhiễm trong cộng đồng như: đeo khẩu trang khi ra đường, rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tránh đi đến nơi đông người, tránh đến vùng dịch…
Việc cần làm trong 4 ngày vàng để khống chế dịch Covid-19
Từ 28/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận 271 ca lây nhiễm SARS-CoV-2 trong nước, xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành. Zing đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, về tình hình dịch bệnh.
4 ngày vàng dập dịch
- Ông đánh giá tình hình dịch tại nước ta hiện nay ra sao?
- Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chúng ta đã ghi nhận thêm rất nhiều ca mắc Covid-19. Do đó, trước tiên, phải đánh giá rằng dịch đang khá phức tạp. Chúng ta xác định ổ dịch ở Chí Linh, Hải Dương nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 từ Anh, còn Quảng Ninh đang giải trình tự gene.
Trong thời gian ngắn, số ca tăng đột biến, số lượng mắc cao, đặc biệt tốc độ lây nhanh chóng. Chỉ trong vài ngày, từ ca bệnh đã lây sang người tiếp xúc gần, rồi người tiếp xúc với người tiếp xúc gần đó, mà ta hay gọi là F0 lây sang F1, rồi F1 lây sang F2, và lây sang các tỉnh khác rất nhanh.
- Số ca nhiễm cao nhất trong ngày 28/1 là 84 trường hợp, sau đó giảm dần, liệu Việt Nam đã có đỉnh dịch chưa ?
- Cái này chúng ta không gọi là đỉnh dịch được. Hiện tại, số mắc mới được dự đoán có thể giảm đi so với những ngày đầu bùng phát vì chúng ta đã khoanh vùng được ổ dịch. Còn số ca nhiễm cao nhất trong ngày chỉ là các xét nghiệm được tích lũy và thông báo vào một thời điểm.
Đỉnh dịch là lúc ghi nhận nhiều nhất số người mắc trên thực tế tại ổ dịch và các nhà dịch tễ còn đang phân tích số liệu để xác định thời điểm nào tại ổ dịch có số mắc (hoặc số nhiễm) cao nhất.
Hơn 2.000 công nhân tại công ty POYUN được lấy mẫu xét nghiệm trong đêm 28/1. Ảnh: Thạch Thảo.
- Theo ông , triển vọng của 2 địa phương này liệu có dập được dịch hay không?
- Trong thời gian qua, chúng ta đã thực hiện các biện pháp quyết liệt như xét nghiệm trên diện rộng, truy vết thần tốc, phong tỏa ổ dịch nguyên phát tại nhà máy POYUN và sân bay Vân Đồn, xét nghiệm lớn những người có liên quan. Những ổ dịch liên quan tại các địa phương khác đều được phong tỏa để tránh lây lan, kiểm soát được dịch bệnh.
Ngay sau khi dịch bùng phát tại Chí Linh, Hải Dương, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 05 tiến hành phong tỏa, giãn cách tại Chí Linh. Tôi cho rằng đó là quyết định rất kịp thời. Thậm chí, trong địa bàn Chí Linh, tổ công tác, truy vết của Bộ Y tế đã tham mưu phong tỏa chặt hơn 8 xã, theo tôi được biết thì còn chặt như ở Sơn Lôi. Trong đợt này, chúng ta cũng tập trung năng lực nhiều hơn như về xét nghiệm, điều trị, truy vết, đưa tất cả giải pháp từng áp dụng ở Sơn Lôi vào, Bộ Y tế hỗ trợ nhiều hơn.
Năng lực của các địa phương hiện khác trước. Hải Dương đã có kinh nghiệm, bài học từ ổ dịch lần trước. Còn Quảng Ninh phải nói rằng năng lực của họ rất tốt, không cần chi viện. Bộ Y tế đã chi viện mạnh cho Hải Dương, mạnh hơn cả đợt dịch ở Đà Nẵng trước đây trên tất cả lĩnh vực như dự phòng, điều trị, đặc biệt xét nghiệm trên diện rất rộng.
Có thể nói chúng ta đang cố gắng để khống chế dịch trong 10 ngày, đến nay là còn 4 ngày nữa. Dĩ nhiên, 2 ổ dịch và các địa phương khác có thể ghi nhận ca nhiễm rải rác nhưng tôi hy vọng và nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được.
- Để tận dụng được thời gian vàng này, phương án quan trọng nhất chúng ta cần thực hiện là gì?
Việc quan trọng nhất hiện nay của chúng ta là tăng cường xét nghiệm, phát hiện trên diện rộng tất cả trường hợp nghi ngờ, truy vết thần tốc khoanh vùng, phong tỏa và cách ly. Càng phát hiện sớm được các trường hợp mang mầm bệnh, chúng ta càng chiếm ưu thế kiểm soát hơn.
Nếu không phát hiện sớm, nguồn bệnh sẽ tiếp tục lây lan âm thầm trong cộng đồng tạo thành nhiều ổ dịch thứ phát khác.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Các ca bệnh tại Hà Nội đều liên quan Hải Dương
- Trong khi đó, nhiều tỉnh, thành khác đã ghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng. Điều này có đáng lo ngại?
- Ở Quảng Ninh, quy mô đang tập trung ở sân bay Vân Đồn, Hải Dương là ở nhà máy POYUN. Hiện các ca ghi nhận ở nhiều tỉnh, thành đều liên quan ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh. Chưa phát hiện ổ dịch mới. Đây có thể là thời gian các địa phương sẽ phát hiện thêm ca lây nhiễm mới do có sự truy vết người liên quan ổ dịch.
Do đó, trong thời gian tới, có thể các tỉnh, thành phố khác sẽ ghi nhận thêm những bệnh nhân Covid-19 rải rác, tuy nhiên, hầu như tất cả ca mắc này đều liên quan ổ dịch lớn nhất là Hải Dương và Quảng Ninh, chứ không tạo thành ổ dịch lớn và xảy ra ồ ạt.
- Hà Nội đang ghi nhận số ca mắc tăng cao. Liệu Hà Nội có trở thành ổ dịch nguy hiểm sau Hải Dương và Quảng Ninh?
- Ổ dịch tại Quảng Ninh, quy mô đang tập trung ở sân bay Vân Đồn, Hải Dương là ở nhà máy POYUN. Do đó, dù các tỉnh, thành phố ghi nhận ca dương tính mới, chung quy đều liên quan ổ dịch tại 2 địa phương này, chưa phát hiện ổ dịch mới.
Hà Nội đang có số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng cao. Chúng ta cũng chưa thể khẳng định rằng dịch tại Hà Nội nguy hiểm như ổ dịch tại Hải Dương được vì so sánh khá khập khiễng. Vì trong lần này, dịch lây nhanh và mạnh, chỉ trong vài ngày, từ F0 đã lây ra các F1, F2, trong khi tất cả ca nhiễm đều liên quan tại 2 ổ dịch nguyên phát. Tuy nhiên, với sự lây lan nguy hiểm này, Hà Nội cần biện pháp kiểm soát chặt, tăng cường mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
- Vì sao so với TP.HCM cũng là đầu mối giao thương lớn, Hà Nội lại có số ca nhiễm cao chỉ đứng sau ổ dịch nguyên phát?
- Thật ra tốc độ lây lan dịch tại một địa phương không phụ thuộc vào địa lý mà liên quan số người đi đến vùng dịch tễ. Chúng ta thấy rõ ràng là người dân ở Hà Nội lên Hải Dương và Quảng Ninh nhiều hơn so với người dân ở TP.HCM. Đó là lý do mà Hà Nội có nhiều F1.
Khi F1 từ Hải Dương trở về, lẽ ra khi biết người thân là F1 và có liên quan dịch tễ thì người trong gia đình phải chủ động phòng bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục lây lan do người mang mầm bệnh chưa được cách ly và từ đó có sự lây lan trong gia đình.
Về khả năng khống chế được dịch, Vân Đồn có thể kiểm soát nhanh hơn. Còn ở Hà Nội và kể cả Hải Dương có thể muộn hơn vì tiếp tục truy vết, xét nghiệm và còn ca nhiễm rải rác.
Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Đức Anh.
- Lo ngại chính trong việc khoanh vùng, dập dịch với 2 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh nói riêng và các ổ dịch ở các tỉnh, thành khác là gì?
- Dịch lây mạnh và rất nhanh, nếu không xác định, truy vết được các ca lây nhiễm, chúng ta không thể nào dập dịch được. Nguyên tắc là muốn đánh địch thì phải biết địch ở đâu. Nếu chúng ta không ngăn được, trong thời gian ngắn, từ F0 sẽ lây ra F1, F2 thậm chí, F3, F4 và chính các F này lại trở thành F0 và trở thành các ổ dịch mới. Từ đó, dịch sẽ lan rộng, chúng ta không kiểm soát được.
Vấn đề thứ 2, dịch ở Vân Đồn thì chúng tôi xác định chắc chắn lây theo con đường nhập cảnh. Còn ổ dịch ở Chí Linh, hiện nay chúng ta chưa biết nó từ đâu. Chúng tôi hy vọng và nhận định chúng có thể tại chỗ. Nếu như vậy thì chúng ta yên tâm hơn.
Đến nay, có thể nói chúng ta sẽ khống chế được các ổ dịch nhưng không thể chủ quan. Bởi hiện nay nguy cơ như ở Hải Dương, Quảng Ninh cũng hiện hữu với các tỉnh khác, chỉ có điều có để ra sai sót để bùng dịch hay không. Tiếp tục phải có điều tra, tìm kiếm thêm còn có trường hợp nào liên quan 2 ổ dịch kia hay không và còn xuất hiện ổ dịch khác không liên quan 2 ổ dịch này hay không.
Bài học phòng dịch cho Việt Nam
- Làn sóng dịch lần này tại nước ta cảnh báo bài học gì?
- Hiện nguy cơ dịch bệnh trên thế giới là rất trầm trọng, một số nước vừa rồi không có Giáng sinh, Tết Dương lịch. Những nước chống dịch tốt như chúng ta thì vừa qua cũng đã vỡ trận.
Trong nước, sự việc ở nhà máy Hải Dương và Vân Đồn biểu hiện nguy cơ trong nước cũng rất cao chứ không phải chỉ ngoài nước. Nên chúng tôi cho rằng kinh nghiệm là phải phát hiện được sớm. Càng phát hiện được ca đầu tiên càng tốt.
Khi phát hiện sớm, phong tỏa tốt dịch sẽ không lây lan. Phát hiện muộn thì chúng sẽ lây lan, không chỉ một ổ dịch đó mà còn đi đến các ổ dịch khác, tỉnh khác. Nhất là trong bối cảnh này, chủng mới nên lây lan rất nhanh, để muộn, dịch lây lan thì sẽ không khống chế kịp.
- Chúng ta có nên có các giải pháp như xét nghiệm ở một số khu vực có nguy cơ cao để sàng lọc?
- Bộ Y tế đã khuyến cáo những trường hợp có dấu hiệu thì phải đi khám và được phân luồng tại các cơ sở y tế. Vừa rồi, chúng ta có một số ca bệnh sốt, ho như ở Quảng Ninh hay đi khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, là bệnh viện phát hiện. Bộ Y tế luôn khuyến cáo như thế. Việc đó phải làm thường xuyên trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh những biện pháp đó, chúng ta cũng cần làm các biện pháp giám sát có tính chất ngẫu nhiên, chẳng hạn xét nghiệm ở cộng đồng có nguy cơ cao xem liệu có bị nhiễm hay không.
Mới đây, Bộ Y tế đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ cán bộ y tế, bệnh nhân ở Chí Linh và một số khu vực bệnh nhân nặng và khu vực nguy cơ cao xem liệu dịch có tiềm ẩn hay không. Bởi virus này có đặc điểm là bên cạnh ca bệnh có triệu chứng, nhiều ca không có triệu chứng, rất có thể lây lan thành ổ dịch mới nếu không được phát hiện.
TP HCM xét nghiệm 349 người đến từ vùng có Covid-19 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM đã lấy mẫu xét nghiệm 349 người đến từ Hải Dương, Quảng Ninh và các địa điểm do Bộ Y tế công bố, trong đó 57 người xét nghiệm âm tính. Cụ thể, đến tối 30/1: - Cách ly, lấy mẫu 8 trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhân tại Hải Dương và Quảng Ninh,...