Vi phạm an toàn thực phẩm, Dược Mỹ phẩm Pháp USA, Herbalife bị phạt nặng
Qua quá trình thanh kiểm tra, Cục An toàn thực phẩm phát hiện 25 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm xử phạt vi phạm hành chính gần 700 triệu đồng.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công khai 25 cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong đó có 15 Công ty vi phạm về quảng cáo, 3 công ty vi phạm về ghi nhãn, 3 Công ty vi phạm về kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, 1 Công ty vi phạm về sửa chữa, tẩy xóa phiếu kiểm nghiệm, 3 công ty vi phạm cả 2 hành vi (chất lượng sản phẩm, quảng cáo).
Trước vi phạm của doanh nghiệp, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt hành chính thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền 674.706.521 đồng.
Sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink -Hương Cam của Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam vi phạm quảng cáo thực phẩm – ảnh nguồn Herbalife Việt Nam
Doanh nghiệp bị xử phạt cao nhất là Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA (Tầng 6, số 47 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Doanh nghiệp này vi phạm không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với 7 thực phẩm chức năng Vitamin B1-B6-B12; Amkazym, Men TH Biotyl, Amfarital, Vitamin E4.00 UI, Theravit, Hotgel CoQ10 theo quy định.
Đồng thời, Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA cũng bán ra thị trường 2 lô sản ph ẩm thực phẩm chức năng: Men TH Biotyl (Số lô: 280714, NSX: 18/7/2014; HSD: 19/7/2017) và Amkazym (Số lô: 770615, NSX: 29/6/2015, HSD: 28/6/2018) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Trước những vi phạm liên tiếp và nghiêm trọng, Cục An toàn thực phẩm xử phạt Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA tổng số tiền hơn 184 triệu đồng.
Trong khi đó 24 doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử phạt mức trung bình từ 10 – 30 triệu đồng.
Đáng chú ý trong danh sách 25 doanh bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt lần này có doanh nghiệp thực phẩm lớn điển hình như Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam (số 26 Trần Cao Vân, phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh).
Herbalife Việt Nam vi phạm quảng cáo sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink – Hương Cam (Supplement Food: Beauty Powder Drink – Orange Flavor) có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Với vi phạm này Herbalife Việt Nam bị xử phạt 25 triệu đồng.
Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở nêu trên dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; khắc phục nội dung ghi nhãn vi phạm; thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm theo quy định; thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm chất lượng.
Danh sách 25 doanh nghiệp vi phạm gồm:
Video đang HOT
Công ty TNHH Kinh doanh thực phẩm An Minh (Số 21 Khu tập thể trường Cao đẳng xây dựng số 1, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội);
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuệ Minh (Thôn Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội);
Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam;
Công ty TNHH thực phẩm Ân Nam (số 322 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Phân phối Sành Điệu, địa chỉ (số 322 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH giải pháp sức khỏe cộng đồng Nevipharm (số 31, ngõ 206, phố Trương Định, phường Tương Mai, quận Hoàn Mai, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Danapha – Nanosome (số 253 đường Dũng Sỹ Thanh Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng);
Công ty TNHH Eco Siberia Việt Nam (số 4, ngõ 152 phố Hào Nam, Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội);
Văn phòng Đại diện AJ Research & Pharma SDN. BHD tại TP. Hồ Chí Minh (Tầng 9, HD Tower, số 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA; Công ty TNHH Dược phẩm HPC Pharma (382/19 Lầu 2, Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty Cổ phần Sữa Sức sống Việt Nam (B9, khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú, (số 10 Nguyễn Cửu Đàm, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Tuệ Linh, (Tầng 5, tòa nhà 29T1 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội);
Công ty Cổ phần kinh doanh và thương mại Vĩnh Phát (số nhà 136B, ngõ 8 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội);
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam CANOVES, Địa chỉ: (số 11 ngõ 104 phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Anphar Việt Nam (số 161/3 đường Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty Cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh (Cụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội);
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Anh Minh (Tầng 2, tòa nhà 8C, số 30 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Á Châu (số 91 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội);
Công ty TNHH Medi USA (số 154 Khánh Hội, phường 6, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Ứng dụng Công nghệ Sinh học Gama (số 27 tổ 2 ngõ Văn Quán, phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội);
Công ty Cổ phần Biolife (B12-TT10 Khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội)
Công ty TNHH Thực phẩm Royal Việt Nam (số 202 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh);
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại và Du lịch Quả Cầu Vàng (số 111 K1 tập thể cơ khí Trần Hưng Đạo, phố Thọ Lão, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Theo Giáo Dục
"Bùa" nước muối thành nước mắm ở Sài Gòn: Dùng hóa chất Trung Quốc sản xuất
Ngày 29/6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ độ đạm trong chai nước mắm Tân Phú loại 1 lít tại cơ sở nước nắm Thanh Tâm chỉ có 0,11%.
Hóa chất Trung Quốc bà Tâm dùng sản xuất nước mắm
Trong khi đó nhãn hiệu dán trên chai nước mắm Tân Phú ghi 16% độ đạm.
Cũng theo nhãn hiệu trên chai nước mắm Tân Phú ghi rõ thành phần: Nước, cá cơm, muối. Nhưng trên thực tế, vợ chồng bà Trần Thị Thanh Tâm (49 tuổi) sản xuất nước mắm bằng nước máy, muối và hóa chất Trung Quốc.
Theo PC49 đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm, lừa dối người tiêu dùng, công an đang hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Công an niêm phong bồn chứa dùng để sản xuất nước mắm
Trước đó, PV đã điều tra, thâm nhập cơ sở nước mắm Thanh Tâm (số 24, đường số 3, P.Hiệp Bình Phước, TP. HCM) qua bài viết : "Bùa" nước muối thành... nước mắm cá cơm.
Khai với công an bà Tâm thừa nhận: để sản xuất 500 lít nước mắm, bà dùng 1 bồn nhựa loại 1.000 lít, bơm nước máy và đổ 200 kg muối hột vào ngâm từ 7 - 10 ngày. Sau đó, rút nước muối này qua bồn chứa loại 500 lít rồi pha 200 gr bột chua, 100 gr màu thực phẩm, 200 gr bột chống mốc, 200 gr đường hóa học và 2 kg bột ngọt rồi dùng cây tre khuấy đều.
Hỗn hợp này được bơm vào một bình chứa khác để lọc cặn rồi sang chiết ra các chai nhựa loại 1 lít rồi dán nhãn, hạn sử dụng, đóng nắp chai... thành nước mắm "cá cơm". Những bao bì hóa chất thu giữ tại cơ sở này chi chít chữ Trung Quốc, bà Tâm khai nhận tất cả đều mua ở chợ Kim Biên (Q.5).
Ba bồn chứa loại 1.000 lít dùng để pha chế nước mắm
Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Văn Khuôn Trưởng Phòng y tế Q.Thủ Đức cho biết, cơ sở nước mắm của vợ chồng bà Tâm được UBND Q.Thủ Đức cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nước mắm số 41Q8013993, đăng ký lần đầu 17/22012.
Lợi dụng giấy phép kinh doanh này, vợ chồng bà Tâm đã sản xuất, chế biến nước mắm bằng hóa chất là sai với quy định. UBND P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức nhiều lần kiểm tra, xử phạt cơ sở này.
Theo ông Khuôn, vợ chồng bà Tâm sản xuất mắm cá cơm bằng hóa chất Trung Quốc và muối là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho người dùng, có dấu hiệu làm hàng gian, hàng giả cần phải xử lý nghiêm để răn đe.
Theo Thanh Niên
Hai tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên ôtô Một lượng lớn đầu cá hồi, tim heo, phụ phẩm trâu, thịt gà... không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra chợ tiêu thụ thì bị bắt giữ. Ngày 22/6, ông Nguyễn Minh Trung - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, cho biết đang hoàn tất hồ sơ, trình UBND tỉnh xin ý kiến xử lý hơn...