Vì lợi ích chiến lược, Philippines hoãn xóa bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ
Philippines hôm qua thông báo tạm hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA) vốn tồn tại 20 năm với Mỹ.
Giới quan sát nhận định, bước đi của Philippines đưa ra sau khi cân nhắc những” được – mất” mà thỏa thuận quân sự mang lại cho quốc gia Đông Nam Á này, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hành động phi pháp trên Biển Đông gần đây.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: TNS).
Thông báo về quyết định của mình, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cho biết: “Việc hủy bỏ VFA bị tạm hoãn theo chỉ đạo của Tổng thống”. Quyết định được đưa ra khi “xét tới diễn biến chính trị và các diễn biến khác trong khu vực”.
Đại sứ quán Mỹ tại Manila ngay lập tức hoan nghênh quyết định này. Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ khẳng định, quan hệ đồng minh lâu nay giữa Mỹ và Philippines mang lại lợi ích cho cả hai. Mỹ muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ về an ninh và quốc phòng với Philippines.
Quyết định của Philippines đưa ra sau gần 4 tháng “cân nhắc” kể từ khi quốc gia này thông báo sẽ xóa bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ. Có thể nói Philippines là một đồng minh quan trọng cho sự hiện diện chiến lược của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, nhưng riêng đối với Thỏa thuận này thì Philippines được đánh giá có lợi nhiều hơn.
Video đang HOT
Thỏa thuận bị xóa bỏ khiến gần 300 chiến dịch tập trận và hợp tác quân sự giữa Philippines với Mỹ chấm dứt. Thời gian qua, Mỹ cũng hỗ trợ hiệu quả cho Phillipines trong cuộc chiến chống các nhóm vũ trang cực đoan tại miền Nam, viện trợ kịp thời sau các trận bão và động đất … Số tiền viện trợ quân sự hàng năm cũng rất quan trọng trong bối cảnh năng lực quân sự của Philippines vẫn còn hạn chế.
Chính vì vậy, Tổng thống Mỹ Trump đã có thái độ rất ” bình thản” khi Philippines thông báo rút khỏi thỏa thuận. Ông cho biết: “Thực sự tôi không quan tâm lắm. Mỹ đã giúp Philippines rất nhiều, giúp họ đánh bại được tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên nếu họ muốn chấm dứt thỏa thuận, đó là quyền của họ. Quan điểm của tôi đó là xin cảm ơn các bạn vì đã giúp nước Mỹ tiết kiệm được nhiều tiền”.
Ngoài những lợi ích hợp tác an ninh do Thỏa thuận mang lại, giới chuyên gia nhận định, yếu tố quan trọng dẫn đến bước đi đảo ngược quyết định của Philippines là “các diễn biến khu vực gần đây”, đặc biệt là tình hình trên Biển Đông. Trung Quốc gần đây liên tiếp gia tăng các hành động phi lý khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp và làm leo thang căng thẳng với Philippines.
Điều này buộc Philippines phải gửi hai công hàm phản đối Trung Quốc, trong đó có cáo buộc chĩa radar ngắm bắn vào tàu Philippines và việc Trung Quốc thành lập 2 quận mới nhằm hiện thực hóa yêu sách phi pháp và mở rộng của mình ở Biển Đông.
Nếu quyết định rút khỏi thỏa thuận quân sự với Mỹ có hiệu lực vào tháng 8 tới, có thể làm suy yếu quan hệ giữa hai đồng minh, khiến Mỹ lơi lỏng cam kết phòng thủ với Philippines. Duy trì Thỏa thuận quân sự với Mỹ cũng là công cụ hiệu quả giúp kiềm chế các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Có thể nói Mỹ – Philippines đang trong giai đoạn “trầm” của mối quan hệ đồng minh, đặc biệt kể từ sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Tuy nhiên, với những lợi ích chiến lược và ràng buộc chặt chẽ trong mối quan hệ lâu năm giữa hai quốc gia này, xóa bỏ thỏa thuận quân sự quan trọng này sẽ là điều “nói dễ hơn làm”.
Tổng thống Philippines âm tính với virus corona
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới và không bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào.
Tổng thống Rodrigo Duterte (Ảnh: Bloomberg)
Thượng nghị sĩ Christopher Lawrence Go, trợ lý thân cận của Tổng thống Rodrigo Duterte, và nhà lãnh đạo Philippines đã xét nghiệm virus corona chủng mới (Covid-19) hôm 12/3 sau khi tiếp xúc với các quan chức trong nội các, những người gần đây tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Ông Go cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy cả ông và Tổng thống Duterte đều không mắc Covid-19.
"Chúng tôi vẫn khỏe mạnh để thực hiện các nghĩa vụ của mình", ông Go nói.
Theo ông Go, Tổng thống Duterte, 74 tuổi, không có bất kỳ triệu chứng nào nhiễm virus. Tuy nhiên, tổng thống vẫn tiến hành xét nghiệm theo lời khuyên của giới chức y tế để đảm bảo rằng ông vẫn khỏe mạnh và tiếp tục công việc.
Người phát ngôn của tổng thống Philippines cho biết, ông Duterte sẽ tiếp tục làm việc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe.
Hầu hết các quan chức trong nội các Philippines, những người từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đều tự cách ly để tránh nguy cơ lây lan virus.
Philippines tính đến nay đã ghi nhận 6 ca tử vong và 64 ca mắc Covid-19. Tổng thống Duterte ngày 12/3 đã phê chuẩn sắc lệnh nâng mức cảnh báo Covid-19 từ cảnh báo đỏ cấp 1 lên cảnh báo đỏ cấp 2.
Ngoài ra, lệnh "cách ly cộng đồng" tại thủ đô Manila sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3 và kéo dài đến ngày 14/4. Theo đó, Philippines sẽ ngừng mọi hoạt động di chuyển trên bộ, trên không, trên biển đến và ra khỏi Manila, cũng như triển khai các biện pháp cách ly cộng đồng trong vòng 30 ngày.
Sắc lệnh mới được thông qua cho phép triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch như cấm tụ tập đông người, tiếp tục đóng cửa trường học đến 12/4, tiến hành cách ly cộng đồng dân cư nơi phát hiện các ca mắc Covid-19.
Theo dantri.com.vn
Thủ đô Philippines áp lệnh giới nghiêm, hàng quán đóng cửa vì Covid-19 Thị trưởng của 16 thành phố ở thủ đô Manila và vùng lân cận ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm từ ngày 14/3 trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Động thái này được đưa ra sau khi Philippines có ca thứ 8 tử vong vì virus chết người. Bộ y tế Philippines ngày 14/3 đã ghi nhận...