Vi khuẩn phế cầu nguy hiểm thế nào
Phế cầu khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết ở trẻ, người lớn, có thể dẫn đến tử vong, phòng được bằng vaccine.
Cảnh giác sỏi đường mật trong gan
Sỏi trong gan thường dễ gây biến chứng hơn so với sỏi tại các vị trí khác trong đường mật như: nhiễm trùng đường mật, viêm gan, xơ gan, ung thư đường mật trong gan, nhiễm trùng huyết,...
Phát hiện đầy sỏi trong gan vì đau bụng
Bệnh nhân nữ 30 tuổi, Nghệ An đau bụng, sút cân, thi thoảng sốt, đi khám các bác sĩ phát hiện sỏi đúc khuôn toàn bộ đường mật trong gan hai bên. Viên sỏi có kích thước to nhất lên đến 5cm, trong khi các bệnh nhân khác bình thường chỉ 1-2cm.
Video đang HOT
Bệnh nhân có tiền sử mắc nang ống mật, một dị tật đường mật bẩm sinh khá hiếm, đã được mổ nối mật ruột từ năm 4 tuổi. Chị đã được mổ lại lấy sỏi vào năm 2008 tại một bệnh viện lớn của Hà Nội. Mặc dù đã kiêng cữ vì sợ bị tái phát sỏi nhưng bệnh vẫn tái phát.
Theo lời kể của bệnh nhân gần đây, chị thấy có biểu hiện đau bụng, gầy sút cân, thi thoảng sốt từng cơn kèm rét run, đi khám thì phát hiện rất nhiều sỏi đúc khuôn trong toàn bộ đường mật trong gan 2 bên, viên sỏi to nhất có kích thước 5cm. Không muốn một lần nữa phải mổ để lấy sỏi, chị tìm đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Sau khi thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện có rất nhiều sỏi trong gan, nhu mô gan có dấu hiệu xơ hóa nhẹ. Bình thường sỏi đường mật trong gan có kích thước 1-2cm, trong khi ở bệnh nhân này là 5cm, to hơn thân sốt sống, lấp đầy đường mật trong gan. Đây là trường hợp có sỏi đường mật trong gan lớn nhất các bác sĩ tại đây từng thấy. Bệnh nhân được hội chẩn liên khoa: ngoại khoa, nội khoa và can thiệp và được chỉ định tán sỏi qua da bằng laser.
ThS.BS. Phan Nhân Hiển, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - người trực tiếp làm can thiệp cho bệnh nhân cho biết: ưu điểm của phương pháp này là can thiệp xâm lấn tối thiểu cho bệnh nhân, tránh được mổ mở và điều trị được những trường hợp bị sỏi mật phức tạp như trường hợp trên. Với trường hợp này vẫn có thể chỉ định mổ nhưng có thể gặp nhiều khó khăn như phải bóc tách các cấu trúc dính trong ổ bụng vì bệnh nhân đã phẫu thuật nhiều lần. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật tiếp cận sỏi khá phức tạp so với tiếp cận qua da.
Hình ảnh sỏi gan trước khi can thiệp.
Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan
Theo các bác sĩ, sỏi đường mật trong gan thường là sỏi sắc tố, với thành phần chính là bilirubin. Nguyên nhân làm phát sinh bệnh chủ yếu là do ký sinh trùng đường ruột chui lên đường mật, mang theo vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin, kết hợp trứng và xác giun tạo thành nhân sỏi. Sự rối loạn chức năng gan như xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,... gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, hoặc giảm vận động đường mật thường gặp ở người béo phì, lười vận động..., cũng là nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan.
Dấu hiệu nhận biết của sỏi đường mật trong gan
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể nhận biết được một số biểu hiện như đầy chướng, chậm tiêu sau ăn. Khi sỏi gây biến chứng, người bệnh có thể gặp phải 1 trong 3 dấu hiệu điển hình, gọi là tam chứng Charcot:
Cơn đau quặn gan: thường xuất hiện sau bữa ăn no, đau dữ dội và đột ngột, có thể lan ra vai phải, làm người bệnh khó khăn khi di chuyển, kéo dài từ 15 phút đến vài giờ và có tính chất chu kỳ.
Sốt cao: người bệnh thấy sốt cao, có thể rét run kèm theo vã mồ hôi.
Vàng da: khi dịch mật bị ứ trệ tại gan, bilirubin (sắc tố mật có màu vàng) thấm vào máu làm da và củng mạc mắt có màu vàng.
Lời khuyên của bác sĩ
Sỏi đường mật là bệnh lý khá phổ biến, chỉ sau sỏi thận. Trung bình mỗi năm, các bác sĩ gặp hàng trăm ca sỏi đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ, đa số có thể áp dụng tán sỏi mật qua da bằng laser.
Sỏi đường mật nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể để lại hậu quả nặng nề như thành đường mật bị viêm mạn tính lâu ngày, sần sùi, mất độ trơn nhẵn, xơ hẹp. Khi đó, điều trị phục hồi khó, bệnh nhân hay bị tái phát sỏi, xơ gan mật, thậm chí có nguy cơ hình thành ung thư về sau.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, tập thể dục đều để dịch mật lưu thông tốt xuống ruột. Đồng thời khám định kỳ siêu âm gan mật cũng đóng vai trò quan trọng, giúp phát hiện sớm bệnh lý này.
Cách vệ sinh và chăm sóc khi trẻ bị viêm tai giữa Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé sau này. Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ Vệ sinh sạch sẽ bộ phận tai mũi họng cho trẻ (Ảnh minh họa) Tai - mũi - họng có liên quan mật thiết...