Vi khuẩn HP Mầm mống gây nên ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.
Tỷ lệ viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm lại khác nhau tùy từng trường hợp.
Chẳng hạn, trên 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn H.pylori; tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 75 – 85% trong bệnh loét dạ dày; 95 – 100% ở bệnh loét tá tràng; còn trong biến chứng thủng loét DD-TT thì sự hiện diện của loại vi khuẩn này chiếm từ 80 – 95% trường hợp. Ngoài ra HP còn làm tăng 2-6 lần nguy cơ và là yếu tố nguy cơ chính ở 65-80% ca ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong
Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn H.pylori sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên bệnh nhân rất dễ tái nhiễm do vi khuẩn HP tồn tại trong bựa răng, nước bọt, dễ lây nhiễm qua ăn uống. Hy vọng trong một tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra vắc-xin ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori.
Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, thậm chí làm ung thư dạ dày.
Vì vậy, khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét DD-TT, chúng ta cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Tuy nhiên, vấn đề kháng thuốc của H.P đang có khuynh hướng gia tăng và thật sự gây khó khăn cho việc điều trị. Nhiều bệnh nhân sau đợt điều trị kháng sinh dài ngày vẫn còn có kết quả H.P dương tính làm cho họ rất hoang mang. Những trường hợp kháng thuốc này, bác sĩ bắt buộc phải phối hợp thêm nhiều kháng sinh sẽ gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, và nếu dùng liều quá cao, lâu dài thậm chí còn gây viêm gan, suy thận mạn.
Chính vì vậy, giải pháp các chuyên gia y tế đưa ra để tránh tình trạng HP kháng thuốc là phải sử dụng phối hợp và đúng liều 2 kháng sinh hiệu quả và ít bị kháng thuốc trong cộng đồng tối thiểu trong 7 ngày. Ngoài ra phải kết hợp với các thuốc kháng tiết axít mạnh để tạo điều kiện tối ưu cho kháng sinh phát huy tác dụng.
Video đang HOT
Sau đợt điều trị nếu HP âm tính thì phải dùng các thảo dược có tính ức chế vi khuẩn HP để ngăn ngừa tái nhiễm vi khuẩn và tái phát viêm loét dạ dày. Và hiện nay Nano Curcumin đang được các chuyên gia y tế kỳ vọng là một kháng sinh thiên nhiên đặc trị vi khuẩn HP do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh.
Thực tế, nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, thực hiện năm 2009 đã chứng minh curcumin có khả năng chống lại cả 65 chủng lâm sàng của Helicobacter Pylori, đồng thời giúp phục hồi nhanh các tổn thương dạ dày do H.pylori gây ra. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của Curcumin trong việc điều trị viêm loét dạ dày và mở đường cho các nghiên cứu về việc xác định tính chất kháng sinh của curcumin
Cũng theo các nhà khoa học bệnh nhân viêm loét dạ dày nên sử dụng Nano Curcumin sẽ đem lại hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với Curcumin thông thường do cải thiện được sinh khả dụng đường uống và khả năng xâm nhập tốt vào tế bào. Tuy nhiên mặc dù năm 2005, bằng sáng chế đầu tiên của Nano Curcumin được cấp nhưng đến năm 2013 mới chỉ có 9 nước trên thế giới sản xuất thành công Nano Curcumin do việc chế tạo đòi hỏi trình độ nhân sự chuyên môn cao và kỹ thuật, máy móc hiện đại.
Tại Việt Nam, đến tháng 9/2013, sau 8 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN (Viện HLKHVCNVN) mới tuyên bố sản xuất thành công Nano Curcumin từ nguồn Curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng trồng trong nước, với chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ.
PGS.TS Phạm Hữu Lý, phó chủ tịch hội đồng khoa học, Viện HLKHVCNVN, chủ nhiệm đề tài cho biết “Nano Curcumin do viện sản xuất có kích thước 100nm, độ tan trong nước đạt 10%, sinh khả dụng khi dùng đường uống lên tới 95%, mang lại hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ thường”.
Theo TTVN
9 loại quả tốt cho sức khỏe được thế giới công nhận
Tạp chí "Reader Digest" của Mỹ đã giới thiệu 9 loại quả có lợi nhất cho sức khỏe.
Trong đó táo đứng đầu bảng, kế đến là quả hạnh, sau đó là chuối, mâm xôi, dưa vàng, anh đào, nam việt quất, bưởi và nho tím.
1. Táo: Táo giàu chất xơ, có thể bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhiều người Mỹ còn coi táo là thực phẩm giảm béo, một ngày trong tuần chỉ cần ăn mỗi táo là đủ.
2. Quả hạnh: Giàu beta carotene, có thể giúp cơ thể hấp thụ vitamin A nên quả hạnh đặc biệt tốt cho mắt.
Quả hạnh nhân giàu chất xơ, protein và cung cấp nhiều năng lượng. Lượng protein trong quả hạnh có thể giúp cơ thể khắc phục cảm giác đói và giúp con người kiểm soát được lượng thức ăn. Quả hạnh nhân cũng giúp phát triển xương ở trẻ em đang lớn.
3. Chuối: Hàm lượng nguyên tố kali rất cao, rất có lợi cho chức năng tim mạch và sức khỏe nói chung của con người.
Chuối chín chứa nhiều protein, glucid, các loại vitamin (nhất là vitamin C và B6), các chất khoáng, đặc biệt là kali. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, chuối chín có tác dụng giảm buồn nôn, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, chống xơ vữa động mạch.
4. Mâm xôi: Hàm lượng chất xơ trong quả mâm xôi cao gấp hơn 3 lần so với các loại hoa quả khác cùng trọng lượng, nên chắc chắn nó có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Quả mâm xôi rất giàu canxi, magiê, phốt pho, natri và vitamin C nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây cũng là nguồn phong phú axit folic, muối khoáng và carotene nên nó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Quả mâm xôi còn giúp điều trị các rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả tiêu chảy.
5. Dưa vàng: Hàm lượng vitamin A và C trong dưa vàng rất cao, là thực phẩm lý tưởng để bổ sung vitamin.
Phần cùi của dưa vàng có chứa đường, tinh bột, vitamin C, vitamin B, carotene. Bên cạnh đó, dưa vàng rất giàu sắt, canxi, kali, natri, ma giê. Vì thế, dưa vàng rất có lợi cho người bị kiệt sức, thiếu máu, xơ vữa động mạch và các bệnh về tim.
Ngoài ra, dưa vàng còn là một phương thuốc lợi tiểu.
6. Anh đào: Quả anh đào chứa lượng vitamin A cao hơn rất nhiều so với quả việt quất hoặc dâu tây. Ngoài ra, quả anh đào còn chứa beta carotene - vitamin đặc biệt này rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và làn da của bạn.
Ngoài ra, quả anh đào còn chứa melatonin - một chất giúp điều hòa giấc ngủ nên nó có thể giúp bạn ngủ ngon.
Chất chống oxy hóa anthocyanin trong quả anh đào được coi là tốt cho não bộ và còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
7. Nam việt quất: Chất proanthocyanidins (PACs) có trong nam việt quất có thể thúc đẩy qúa trình tiêu hóa và ức chế sự bám dính của vi khuẩn H. Pylori ở thành dạ dày, do đó nó có thể ngăn vi khuẩn H. Pylori gây viêm loét và ung thư dạ dày.
Nhiều bằng chứng cho thấy các chất polyphenols, anthocyanins và axit ellagic có trong quả nam việt quất có thể làm giảm viêm, đặc biệt là viêm đường tiết niệu.
8. Bưởi: Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bưởi còn giúp cơ thể chống lại được một số bệnh cảm cúm thông thường. Chất tiền vitamin A và nhiều chất khác giúp cơ thể chống lại hiện tượng oxy hoá.
Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp.
9. Nho tím: Trong nho tím còn có hàm lượng chất chống oxy hóa resveratrol cao nên có thể chống lại sự xâm lược của nấm, giảm nguy cơ lão hóa, phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Đặc biệt, vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Ung thư dạ dày: Khó phát hiện, tử vong cao. Mỗi năm, Việt Nam có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này. Đây là bệnh ung thư phổ biến xếp thứ 2 trong số 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp tại nước ta. Ung thư dạ dày: khó phát hiện, tử vong cao Có tới 3/4 số bệnh...