Vi khuẩn đường ruột có thể giúp chẩn đoán tiểu đường
Kết luận được rút ra sau nghiên cứu của ại học Kỹ thuật Munich (ức) trên hơn 4.000 người, trong đó cho thấy vi khuẩn đường ruột dao động suốt ngày, nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tần suất dao động thấp hơn.
Hệ vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ít dao động hơn người bình thường. Ảnh: Depositphotos
Công bố trên tạp chí Cell Host & Microbe, nhóm của Tiến sĩ Sandra Reitmeier cho biết đã phân tích quần thể vi khuẩn của gần 2.000 người trong 24 giờ và ghi nhận sự dao động thường xuyên của hệ vi sinh vật đường ruột. Các nhà khoa học sau đó tập trung vào nhóm đối tượng mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa gồm béo phì, tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2 và phát hiện vi khuẩn đường ruột ở người bị béo phì, tiểu đường tuýp 2 bị mất nhịp sinh học vốn có.
Tiếp tục phân tích những thay đổi cụ thể của quần thể vi khuẩn trên 2.039 người, các nhà khoa học cho biết số lượng và chức năng hệ vi sinh đường ruột không thay đổi cả ngày có thể xem như chỉ dấu sinh học giúp chẩn đoán tiểu đường tuýp 2. Xác định 13 loại vi khuẩn không biến động, nhóm nghiên cứu đã phát triển mô hình toán học và thử nghiệm trên nhóm mới gồm 699 tình nguyện viên. Kết quả, họ có thể dễ dàng chẩn đoán người bị tiểu đường tuýp 2 lẫn đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Mô hình này đạt hiệu quả nhất khi kết hợp với dữ liệu về chỉ số khối cơ thể (BMI).
Video đang HOT
Từ nghiên cứu trên, các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu sâu về hệ vi sinh vật đường ruột có thể giúp hiểu rõ rủi ro phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, cải thiện công tác chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh.
Chuyên gia cảnh báo: Đặc điểm này ở lưỡi là dấu hiệu nhận biết bệnh tim nguy hiểm
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng biểu hiện trên lưỡi của bạn có thể xác định liệu bạn có bị bệnh tim hay không.
Nếu lưỡi của bạn có màu đỏ với lớp màu vàng phủ bên trên, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, bởi các vi sinh vật ẩn trên lưỡi có thể giúp chẩn đoán tình trạng suy tim, các chuyên gia đã cảnh báo.
Nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Tianhui Yuan, đến từ Bệnh viện Đại học Y khoa Quảng Châu. Cô tuyên bố rằng những bệnh nhân bị suy tim mãn tính có dấu hiệu lạ hoàn toàn khác với những người không mắc bệnh này. Cụ thể, cô nói: "Lưỡi của người bình thường có màu đỏ nhạt với lớp phủ màu trắng nhạt, còn bệnh nhân suy tim có lưỡi đỏ hơn với lớp phủ màu vàng và ngoại hình thay đổi khi bệnh tiến triển hơn".
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thành phần, số lượng và vi khuẩn ở lưỡi khác nhau giữa bệnh nhân suy tim và người khỏe mạnh", cô cho biết.
Vi sinh vật hoặc vi trùng/vi khuẩn quá nhỏ đến mức chúng chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi và sự tích tụ của chúng có thể dẫn đến bệnh tật.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lưỡi của những người bị và không bị suy tim mãn tính. Trong số những người tham gia nghiên cứu có 42 bệnh nhân bị suy tim mãn tính và 28 người khỏe mạnh. Không ai trong số những bệnh nhân tham gia có vấn đề về răng miệng.
Lưỡi bên trái cho thấy một người khỏe mạnh, trong khi lưỡi bên phải cho thấy một người có thể bị bệnh tim. Ảnh: Getty Images - Getty
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không ai trong số những người tham gia đã sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch trong tuần qua, họ cũng không mang thai hoặc cho con bú.
Để lấy mẫu từ các lớp phủ trên lưỡi mỗi sáng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thìa inox. Những thứ này được lấy trước khi những người tham gia đánh răng hoặc ăn sáng. Các nhà nghiên cứu sau đó xác định vi khuẩn từ các mẫu đã thu thập thì phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị suy tim có cùng các vi sinh vật trong lớp phủ trên lưỡi của họ. Điều này sau đó làm cho lưỡi của họ có màu sẫm hơn.
Bác sĩ Yuan nói thêm: "Cần nhiều nghiên cứu hơn cho vấn đề này nhưng kết quả của chúng tôi cũng cho thấy các vi khuẩn lưỡi (dễ thu thập được) có thể hỗ trợ sàng lọc trên diện rộng, chẩn đoán và theo dõi bệnh suy tim về lâu dài. Mối liên hệ cơ bản giữa các vi sinh vật trong lớp phủ trên lưỡi với chức năng tim rất cần được nghiên cứu thêm".
Một số vi khuẩn tạo ra khả năng miễn dịch nhưng sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có thể gây viêm và dẫn đến bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết viêm và phản ứng miễn dịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong suy tim.
Nghiên cứu mới này được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch châu Âu.
Ăn trái cây có gây ra bệnh tiểu đường loại 2? Một người khỏe mạnh bình thường sẽ KHÔNG bị tiểu đường tuýp 2 chỉ vì họ ăn trái cây hàng ngày. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều loại thực phẩm cũng không có lợi cho sức khỏe. Đái tháo đường hoặc tiểu đường là một tình trạng mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Insulin giúp điều chỉnh...